Tư vấn giải quyết tình huống tranh chấp đất đai?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Quyền sở hữu đất đai thường gắn với yếu tố nhân thân hoặc quan hệ huyết thống (bố, mẹ, anh, em) nên việc giải quyết các tranh chấp đất đai cần dựa trên nguyên tắc, quy định của pháp luật đất đai và dựa trên “chữ tình” trong quan hệ Á Đông.

Mục lục bài viết

1. Tư vấn giải quyết tình huống tranh chấp đất đai?

Thưa luật sư, tôi có một thắc mắc, kính mong tư vấn và giải đáp giúp tôi tính huống sau: Cô G và cô H là con gái của Ông T với người vợ trước đã ly hôn. Ông T lấy bà M làm vợ hai và có 1 con trai. Hiện nay, cô G, cô H đã đi lấy chồng. Hộ khẩu của họ ở nhà chồng tại Hà Nội. Ông T, bà M và con trai đang ở và có hộ khẩu đăng ký tại: Tập thể Cơ khí Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Ông T đã làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đất và tài sản gắn liền với đất ở Tập thể Cơ khí Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội cho cô G và cô H vì đây là tài sản được thừa kế riêng, được tặng riêng của ông T – đã được pháp luật công nhận. Hiện tại, cô G và cô H là đồng chủ sở hữu giấy chứng nhận đất và tài sản gắn liền với đất tại địa điểm trên.

Bây giờ, cô G và cô H muốn về sinh sống tại địa điểm trên, họ yêu cầu ông T, bà M và con trai phải ra khỏi nhà và đất có hợp lý không? Vấn đề hộ khẩu của các bên có liên quan gì không? Đặc biệt là trường hợp bà M. Cô G và cô H có quyền để yêu cầu bà M chuyển ra ngoài hay không? Vì có thông tin, nếu người có hộ khẩu ở địa chỉ đó thì người ta sẽ không phải chuyển ra ngoài (mặc dù họ không phải là chủ sở hữu của đất và nhà.)

Kính mong Công ty luật tư vấn và giải đáp thắc mắc trên của tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn giải quyết tình huống tranh chấp đất đai?

Trả lời:

Chào bạn, vấn đề bạn quan tâm, Công ty Luật TNHH Minh Khuê xin được trao đổi như sau:

Theo quy định của , Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, họ có toàn quyền sử dụng đối với nhà đất của mình.

Theo , việc đăng ký hộ khẩu nhằm xác định nơi thường trú của công dân, thuộc quản lí của cơ quan hành chính. Khi đăng ký hộ khẩu thường trú, cần phải được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu hoặc sự đồng ý của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ trong trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ.

Ở đây, cô G và cô H là chủ sở hữu của mảnh đất đó và các tài sản gắn liền với đất, vì vậy họ có quyền sử dụng mảnh đất này và có cho phép người khác được sử dụng mảnh đất đó hay không. Việc họ yêu cầu ông T, bà M và con trai phải ra khỏi nhà và đất tuy không hợp tình nhưng không trái với quy định của pháp luật.

>> Tham khảo ngay:

2. Tư vấn tranh chấp đất đai và khởi kiện yêu cầu bồi thường?

Xin chào các anh chị, anh chị có thể tư vấn cho gia đình em một việc như sau được không: Chẳng là năm 1993 hội đồng UBND xã Nghĩa An đã cho gia đình em thầu một mảnh hồ, có diện tích là 3 sào 11. Nhưng từ đó tới nay nhà em chưa một năm nào được sử dụng mảnh đất mình đã thầu. Do có 2 hộ gia đình khác cứ chiếm lấy đất và sử dụng. Đến năm 2007 họ bơm cát vào hồ và trồng cây trên đó, coi như là đất của họ. Mặc dù nhiều lần nhà em có ý kiến nhưng họ coi như không. Vậy em xin hỏi rằng giờ em có thể kiện họ vì lý do lấy cướp đất và yêu cầu họ bồi thường được không ạ?Rất mong được sự giúp đỡ từ anh chị ạ. Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ Điều 3 :

“1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”

Như vậy, theo như bạn cung cấp thông tin thì năm 1993 hội đồng UBND xã Nghĩa An đã cho gia đình bạn thầu một mảnh hồ, có diện tích là 3 sào 11. Nhưng từ đó tới nay nhà bạn chưa một năm nào được sử dụng mảnh đất mình đã thầu. Do có hai hộ gia đình khác cứ chiếm lấy đất và sử dụng. Đến năm 2007 họ bơm cát vào hồ và trồng cây trên đó, coi như là đất của họ. Mặc dù nhiều lần nhà bạn có ý kiến nhưng họ coi như không.

Hành vi này của hai hộ gia đình kia được xem là hành vi chiếm đất và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 10 : Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất. Ngoài ra, hai hộ gia đình này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm;

– Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi vi phạm.

Như vậy, trong trường hợp này, gia đình bạn trước hết có quyền nộp đơn yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của hai hộ gia đình trên tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để xử phạt và buộc hai hộ này phải trả lại đất cho gia đình bạn theo khoản 1 Điều 31.

Trong trường hợp, bạn muốn yêu cầu hai hộ gia đình này bồi thường thiệt hại thì bạn cần đưa ra những bằng chứng để chứng minh mức thiệt hại mà bạn gánh chịu là như thế nào? Sau đó, bạn hoàn toàn có quyền nộp đơn Khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu hai gia đình bên kia bồi thường cho gia đình bạn theo thủ tục tố tụng dân sự.

>> Luật sư trả lời:

3. Khởi kiện liên quan đến tranh chấp đất đai nhiều lần?

Chào luật sư, Tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ tư vấn của luật sư để giúp cho gia đình tôi bớt đi nỗi lo lắng trong việc với gia đình hàng xóm. Bố mẹ tôi định cư tại khu đất đang ở từ năm 1984 đến nay không có bất cứ tranh chấp gì, đến năm 2013 theo chủ trương mở rộng đường của thành phố Yên Bái nên ngôi nhà trên đất của bố mẹ tôi trong diện phải giải phóng mặt bằng, sau khi nhận được tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng xong bố mẹ tôi có xây dựng nhà trên phần đất đối diện (cũng thuộc đất của bố mẹ tôi). Từ đó nảy sinh nhiều vấn đề về tranh chấp đất đai với hộ liền kề, hộ liền kề với phần đất của bố mẹ tôi rất nhiều lần Khởi kiện ra tóa án nhân dân thành phố Yên Bái nói bố mẹ tôi lấn chiếm đất phía trước và phía sau của nhà họ, mỗi lần lại Khởi kiện lại có số diện tích khác nhau. Hơn thế nữa, những lần Khởi kiện trước: có lần thì họ rút đơn kiện, lần thì Tòa án gọi 2 lần nhưng họ vắng mặt. Yên ổn được một thời gian gần 1 năm nay gia đình họ lại Khởi kiện tiếp và bố mẹ tôi mới nhận được giấy triệu tập và thông báo thụ lý vụ án vào ngày 15/5/2018, trong nội dung Tóa án nhân dân thành phố có mời bố mẹ tôi ra Tóa án vào ngày 21/5/2018 tới đây.

Thưa luật sư. Bố mẹ tôi tuổi đã cao, bố tôi năm nay 80 tuổi còn mẹ tôi 72 tuổi, trong vài năm gần đây bố mẹ tôi đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những vụ kiện như thế này, tuổi đã cao nhưng không biết làm cách nào để chấm dứt việc tương tự không lặp lại. Vào năm 2011 đoàn đo đạc của Bộ Quốc phòng đã vào đo đạc lại đất đai của các hộ gia đình trong khu bố mẹ tôi ở, đã có ký giáp ranh giữa 2 gia đình và không có tranh chấp gì, hiện tại vẫn còn lưu toàn bộ hồ sơ bản vẽ lúc đó tại địa chính thành phố Yên Bái. Kính mong luật sự tư vẫn giúp gia đình tôi được biết và hiểu rõ hơn hướng giải quyết để giúp bố mẹ tôi tuổi đã cao không còn phải suy nghĩ về những việc như thế này nữa ?

Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp, mảnh đất hiện nay bố mẹ bạn đang ở có tranh chấp với hộ gia đình liền kề. Hộ gia đình này đã rất nhiều lần làm đơn khởi kiện tới Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết nhưng dường như muốn cố tình kéo dài thời gian giải quyết hoặc không muốn giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai này sớm. Bố mẹ của bạn là người bị hàng xóm kiện về hành vi lấn chiếm đất của hàng xóm, nên bố mẹ bạn được xác định với tư cách bị đơn trong vụ án dân sự. Do đó, căn cứ theo khoản 4 Điều 72 quy định về quyền và nghĩa vụ của bị đơn:

“4. Đưa ra yêu cầu đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.”

Lúc này, để giải quyết nhanh nhất vụ việc này, gia đình bạn nên làm đơn yêu cầu phản tố nộp cho Tòa án, với mục đích là phản đối lại ý kiến của gia đình hàng xóm, đồng thời, yêu cầu Tòa án xác nhận mảnh đất bố mẹ bạn đang sử dụng là đất của bố mẹ bạn, căn cứ vào năm 2011 đoàn đo đạc của Bộ Quốc phòng đã vào đo đạc lại đất đai của các hộ gia đình trong khu bố mẹ tôi ở, đã có ký giáp ranh giữa 2 gia đình và không có tranh chấp gì, hiện tại vẫn còn lưu toàn bộ hồ sơ bản vẽ lúc đó tại địa chính thành phố Yên Bái, cũng như gia đình bạn cũng cần cung cấp thêm những bằng chứng để chứng minh mảnh đất đó là của bố mẹ bạn mà không phải bố mẹ bạn lấn, chiếm.

Sau khi có quyết định cuối cùng của Tòa án, nếu Bản án hoặc Quyết định của Tòa án tuyên mảnh đất này của gia đình bạn thì gia đình bạn có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tới văn phòng đăng ký đất đai hoặc Phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện nơi có đất để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bố mẹ bạn theo đúng quy định của pháp luật.

> Luật sư trả lời:

4. Thủ tục khi bị đơn đã qua đời?

Kính gửi Công ty Xin giấy phép! Tôi có câu hỏi xin được giải đáp: Mẹ tôi đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nay mẹ tôi vừa mất thì có người kiện ra Tòa tranh chấp phần đất này. Họ cho rằng đây là đất gia tộc nên đòi chia ra. Đất này do ông ngoại tôi đứng tên đến năm 1997 để lại cho mẹ tôi đứng tên (mẹ tôi có 3 người con, cha mẹ tôi ly dị trước khi ông ngoại cho đất, những người kiện không phải là anh chị em ruột của mẹ tôi).

Xin hỏi quý Luật sư:

1/ Họ kiện như vậy Tòa có thụ lý không?

2/ Ba anh em chúng tôi có trách nhiệm gì tại vụ kiện này không?

Xin chân thành cảm ơn!

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai khi bị đơn đã qua đời  ?

Trả lời:

Theo quy định của , tại thời điểm hiện nay thì theo Điều 26 Bộ luật này, những tranh chấp về thừa kế tài sản thì vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tuy nhiên, cũng theo Điều 186 quy định về quyền Khởi kiện như sau:

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”

Như vậy, mẹ bạn đang đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nay mẹ bạn vừa mất thì có người kiện ra Tòa tranh chấp phần đất này. Họ cho rằng đây là đất gia tộc nên đòi chia ra. Đất này do ông ngoại bạn đứng tên đến năm 1997 để lại cho mẹ bạn đứng tên. Mẹ bạn có 3 người con, cha mẹ bạn ly hôn trước khi ông ngoại cho đất, những người kiện không phải là anh chị em ruột của mẹ bạn. Khi đó, vì bạn không nói rõ những người khởi kiện ở đây là ai? Nên chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Trường hợp 1: Những người Khởi kiện chỉ là những người trong dòng họ muốn đòi lại mảnh đất này vì là đất của gia tộc, mà họ không có căn cứ và bằng chứng để chứng minh mảnh đất đang đứng tên của mẹ bạn là đất của dòng họ thì Tòa án sẽ không thụ lý vụ án này và sẽ trả lại đơn Khởi kiện theo điểm a khoản 1 Điều 192 , được hướng dẫn chi tiết tại Điều 2 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì những người này không có quyền nộp đơn Khởi kiện vì yêu cầu khởi kiện của họ không cần xác minh, thu thập chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận là không có việc quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm hoặc cần bảo vệ. Lúc này, ba anh em bạn cũng không cần phải chứng minh mảnh đất này là của mẹ bạn, mà ba anh em bạn có quyền nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định.

Trường hợp 2: Những người khởi kiện là những người có căn cứ chứng minh mảnh đất này là của dòng họ, cũng như họ có bằng chứng chứng minh về quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mẹ bạn là không đúng quy định của pháp luật. Khi đó, đương nhiên, những người này mặc dù không phải là anh chị em ruột của mẹ bạn cũng như không phải là con đẻ, con nuôi của mẹ bạn nhưng họ có quyền nộp đơn Khởi kiện tới Tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định tại khoản 9 Điều 26 .

Lúc này, khi Tòa án thụ lý đơn Khởi kiện của những người kia thì ba anh em bạn nếu muốn giữ lại mảnh đất này của mẹ bạn để theo quy định của thì anh em bạn phải cung cấp những bằng chứng để chứng minh mảnh đất này là của mẹ bạn, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

>> Tham khảo nội dung trả lời:

5. Giải quyết tranh chấp đất đai

Xin chào Luật Xingiayphep, tôi muốn nhờ các bạn hướng giải quyết việc tranh chấp đất đai, cụ thể như sau: Năm 1997 bố tôi có viết 1 tờ giấy đồng ý chuyển nhượng một phần đất cho hàng xóm làm lối đi lại và đã nhận một phần tiền, cụ thể là 01 triệu đồng và ghi rõ là sau này đo đạc cụ thể sẽ trả nốt khoản tiền còn lại.

Năm 1999, gia đình tôi có làm lại sổ đỏ (trước sổ đỏ của ông tôi, sau tách ra chia cho các con trai) thì phần đất trên vẫn nằm trên sổ đỏ nhà tôi (do bên kia chưa có tiền để thanh toán). Năm 2015 hai bên vẫn chưa giải quyết xong, lý do thì từ cả 2 phía (lúc gia đình tôi cần tiền họ không có, lúc họ đặt vấn đề giải quyết thì bố tôi đi làm xa không có nhà).

Giờ gia đình tôi muốn lấy lại số đất đó vậy có sai trái gì với quy định pháp luật không? Và tờ giấy bố tôi viết trước kia (chỉ có 01 bản một mình bố tôi ký và họ đang giữ) có giá trị pháp lý không vậy? Việc bố tôi viết giấy bán đất trước khi là chủ sổ đỏ (trước đó gia đình tôi đã được quyền sử dụng, nhưng chưa làm sổ đỏ) có trái với phát luật quy định không?

Mong sớm nhận được hồi âm từ các bạn, Cảm ơn các bạn nhiều!

>>

Trả lời:

Chào bạn, vấn đề mà bạn hỏi chúng tôi xin được trả lời như sau:

Xét về mặt hình thức của của nhà bạn: Hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 167 thì hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất giữa hai cá nhân với nhau phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, tại thời điểm chuyển nhượng là năm 1997, tại thời điểm này đang áp dụng quy định của Luật Đất đai năm 1993. Theo đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không bắt buộc công chứng, chứng thực vẫn có giá trị. Miễn sao tại thời điểm hiện nay, gia đình hàng xóm kia có căn cứ chứng minh việc hai bên đã chuyển nhượng đất cho nhau từ thời điểm năm 1997 và gia đình người này trực tiếp sử dụng đất này từ đó đến nay thì đương nhiên, giấy chuyển nhượng đất do bố bạn viết năm 1997 có giá trị. Việc bố bạn ký giấy bán đất cho hàng xóm tại thời điểm năm 1997 là không trái quy định của pháp luật vì thời điểm này , cũng như chưa có hiệu lực nên không có bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới được phép thực hiện việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

Căn cứ Điều 75 Luật Đất đai năm 1993 quy định:

“1- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng, được chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

a) Chuyển đi nơi khác;

b) Chuyển sang làm nghề khác;

c) Không còn khả năng trực tiếp lao động.

2- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở, do chuyển đi nơi khác hoặc không còn nhu cầu ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Việc chuyển nhượng phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Người nhận đất phải sử dụng đúng mục đích.”

Như vậy, tại thời điểm năm 1997, bố bạn có viết giấy chuyển nhượng đất cho hàng xóm, khi đó, việc viết giấy tay của bố bạn cho hàng xóm không trái quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Luật đất đai năm 1993 cũng quy định rõ việc chuyển nhượng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Người nhận đất phải sử dụng đúng mục đích. Do đó, nếu gia đình bạn muốn đòi lại mảnh đất này thì gia đình bạn phải đưa ra được những bằng chứng để chứng minh mảnh đất gia đình bạn đang ở là của gia đình bạn, được sử dụng ổn định, lâu dài, không có tranh chấp. Còn tại thời điểm năm 1997 có viết giấy chuyển nhượng nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Do đó, lúc này, gia đình bạn có thể nộp đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để yêu cầu hòa giải. Nếu không chấp nhận việc hòa giải của Ủy ban nhân dân xã thì gia đình bạn có thể lựa chọn một trong các cách sau để tiếp tục giải quyết tranh chấp đất đai:

Một là, khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, cụ thể là .

Hai là, nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, cụ thể là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

>> Tham khảo ngay:

6. khởi kiện tranh chấp đất đai?

Kính thưa Luật sư tôi muốn được tư vấn về vấn đề nhà đất cụ thể như sau: Vào cuối năm 1996 đầu năm 1997 tôi có được người chú ruột cho mảnh đất với diện tích 500 mét vuông. Vì khoảng thời gian đó chỉ có những người thuộc trường hợp như tôi (tôi là con liệt sĩ, không có nơi ở) mới có thể chuyển từ đất ruộng lên đất thổ cư. Tất cả hồ sơ giấy tờ đã hoàn thành chỉ còn đợi ngày nhận sổ đỏ nữa là xong.

Nhưng lúc đó, chú tôi tìm cách đuổi tôi đi, lấy bằng khoán đỏ dấu đi, sau thời gian tôi trở lại thì phát hiện mảnh đất do tôi đứng tên đã bị bán cho người khác mà tôi không hề hay biết, lúc đó chú tôi có hứa vì lỡ bán rồi sẽ cho tôi mảnh đất khác, ngày qua ngày, năm qua năm đến bây giờ chú tôi vẫn chưa thực hiện lời hứa. Cho tôi hỏi rằng liệu tôi có thể tìm lại hồ sơ mảnh đất do tôi đứng tên không? Và tôi phải làm thế nào để hưởng được quyền lợi đáng có của mình.

Tôi rất mong được sự tư vấn hỗ trợ từ văn phòng luật sư, tôi xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn khởi kiện tranh chấp đất đai ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc về cho chúng tôi, với vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo tại khoản 16 Điều 3 có quy định như sau:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) đứng tên chính mình. Do vậy, bạn là chủ sở hữu của mảnh đất trên, được Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng đất của mình. Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 26 nêu rõ Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng đất của người sử dụng đất như sau:

“1. Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.
2. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.”

Tuy nhiên, tại khoản 5 của Điều này Nhà nước cũng quy định:

“Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Theo đó, nếu như diện tích đất này của bạn thuộc vào trường hợp đất được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì Nhà nước sẽ không thừa nhận việc đòi lại đất của bạn.

Ngược lại, nếu diện tích đất trên của bạn không thuộc vào trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 26 thì bạn có quyền đòi lại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp của bạn nếu có tranh chấp về quyền sử dụng đất Theo quy định tại Điều 202 như sau:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.”

Theo đó, thì trước tiên bạn nên tiến hành hòa giải với chú của mình, nếu không thể tự hòa giải được thì có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Trường hợp không thể hòa giải tại UBND cấp xã thì theo Điều 203 thì tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì nếu tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Chính vì vậy, theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tức sổ đỏ đứng tên mình, hoặc ít nhất hiện nay đang đứng tên chú của bạn. Bạn có thể nộp đơn kiện tại Tòa án nhân dân cấp huy giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác bạn có thể trực tiếp đến văn phòng của công ty chúng tôi ở địa chỉ trụ sở hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email hoặc gọi điện để được .

Trân trọng!

Bộ phận đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *