Tư vấn đòi lại xe máy khi bạn đã mang xe đi thế chấp?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư Tôi tên là Dũng hiện tại tôi có sự việc như sau xin luật sư tư vấn giúp ạ. Tôi có 1 chiếc xe máy và cho 1 người bạn mượn để đi lại trong thời gian 1 tháng nhưng trong thời gian 1 tháng đó bạn tôi đã dùng chiếc xe đó đi đến cửa hàng thuê xe ô tô và đã để lại chiếc xe máy ở đó, sau khi thuê được xe oto bạn tôi đã đi bán chiếc xe oto đó,

Mục lục bài viết

Sau 1 tháng tôi có hỏi lại để lấy lại chiếc xe máy của tôi thì bạn tôi có nói là chiếc xe máy đó bạn tôi gửi ở cửa hàng cho thuê xe oto, sau đó tôi đến cửa hàng xe oto để hỏi về chiếc xe thì chủ cửa hàng nói là chiếc xe đó họ đã bán vì người bạn tôi thế chấp ở đó, khi tôi hỏi giấy tờ thế chấp thì không có chỉ nói bằng lời. tôi xin hỏi luật sư trường hợp của tôi có lấy được xe không và chủ cửa hàng cho thuê xe có phải chịu trách nhiệm về chiếc xe của tôi không?

Tôi xin cảm ơn luật sư

Câu hỏi được biên tập từ công ty Luật Xingiayphep.

Tư vấn đòi lại xe máy khi bạn đã mang xe đi thế chấp?

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung phân tích

Theo như bạn đưa ra thì rõ ràng người bạn của bạn đã phạm tội lạm dụng tín nhiệm được quy định trong bộ luật hình sự.Bạn cho bạn bạn mượn xe máy và ban bạn lại mang chiếc xe máy đó đi thế chấp lấy chiếc ô tô của cửa hàng cho thuê ô tô đem đi bán.

2.1 Hợp đồng tài sản là gì?

Theo thì Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Tài sản thế chấp là trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.

VÌ thế, có nghĩa là bên bạn của bạn không được thế chấp tài sản mà không thuộc quyền sở hữu của ngừoi đó.

2.2 Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là như thế nào?

Khi tài sản thế chấp mà bạn của bạn đem ra thế chấp không phải là tài sản của ngừoi đó thì hợp đồng này đã bị vô hiệu. Hay nói cách khác theo thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2.3 Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cấu thành như thế nào?

Theo điều 175 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được cấu thành như sau:

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau: Về hành vi. Có một trong các hành vi sau đây: có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái phép tài sản của người khác thành tài sản của mình (xem giải thích tương tự ở Tội , ) sau khi vay, mượn, thuê hoặc nhận được tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Mặt khách quan: Người phạm tội thực hiện đến tội phạm này với lỗi cố ý.

Tuy nhiên mục đích chiếm đoạt tài sản chỉ phát sinh sau khi đã nhận được tài sản thông qua các giao dịch hợp pháp. Đây là điểm khác biệt cơ bản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong quá trình thực hiện tội phạm người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt.Trường hợp này, ngừoi phạm tội vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, có một số trường hợp lại cấu thành tội danh đọc lập khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng ấy.

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

=> Do đó, tóm lại, đối với trường hợp này, để bảo vệq uyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn nên làm điều tra cấp quận/huyện nơi bạn đang cư trú kèm theo các căn cứ chứng minh để công an tiến hành giải quyết.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *