Tư vấn chế độ bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Luật bảo hiểm y tế khuyến khích hộ gia đình mua bảo hiểm y tế để tiến tới việc bảo hiểm y tế toàn dân. Đây là một chính sách lớn của nhà nước, luật DV Xingiaypheptư vấn và giải đáp chính sách pháp lý liên quan đến hoạt động này:

Xin chào, gia đình tôi có 4 người. Hiện tại tôi đã tham gia bảo hiểm y tế tại công ty, em gái đã tham gia bảo hiểm y tế tại trường đại học. Tôi muốn mua bảo hiểm y tế cho bố mẹ tôi theo hộ gia đình. Vậy bố mẹ tôi có được tính là người thứ 3, thứ 4 tham gia bảo hiểm và được giảm số tiền đóng ứng với 50%, 40% theo mức đóng bảo hiểm của tôi ? Khi ra phường mua bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình, họ giải thích là phải mua cùng 1 lúc và chỉ chấp nhận bán theo hình thứ bố tôi là người tham gia thứ 1, mẹ tôi là thứ 2. Mức đóng lúc này là : bố tôi đóng 621.000 và mẹ tôi là 621.000*70% =434.700

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 thì:

“3. Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này phải tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:
a) Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
b) Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
c) Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
4. Chính phủ quy định cụ thể mức đóng, mức hỗ trợ quy định tại Điều này”.

Như vậy, nếu bạn và em gái bạn không thuộc đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình, vì vậy, khi bạn tham gia BHYT cho bố mẹ mình thì bố mẹ bạn chỉ được tính là người thứ nhất, người thứ hai để được tính giảm chi phí đóng BHYT.

Xin hỏi từ năm 2016 có bắt buộc mọi người trong gia đình phải mua BHYT nữa không ạ? Regards,

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014, hiện đang có hiệu lực thì vẫn áp dụng hình thức tham gia BHYT theo hộ gia đình, theo đó, nếu gia đình bạn muốn tham gia BHYT thì tất cả những thành viên có trong sổ hộ khẩu phải tham gia (trừ những người thuộc đối tượng khác được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 12 Luật này).

Thưa luật sư, xin hỏi: Em thuộc xã bãi ngang, thời gian sử dụng bảo hiểm từ ngày 1.7.2016 đến ngày …. vậy đến ngày 1.7.2016 em đã được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế chưa? Hay phải sau 30 ngày mới được sử dụng? Tức là ngày 1.8.2016 mới được sử dụng thẻ ? Cảm ơn!

Khoản 3 Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế quy định:

“3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:
a) Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
b) Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;
c) Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
d) Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.”

Như vậy, đối với trường hợp của bạn, nếu bạn không tham gia liên tục BHYT 3 tháng trở lên trong 1 năm thì thẻ của bạn có giá trị sử dụng sau 30 ngày. Còn nếu bạn thuộc đối tượng do người sử dụng lao động đóng, do tổ chức BHXH đóng, nhóm do ngân sách nhà nước đóng thì thẻ BHYT của bạn có giá trị kể từ khi bạn được đóng BHYT.

Thưa luật sư gia đình tôi mua bhyt tự nguyện năm 2015 tại tỉnh thanh hóa đến bây giờ vẫn còn thời hạn , trong năm này tôi có sinh thêm 2 bé sinh đôi và 2 bé cũng được cấp bảo hiểm cho đến năm 2021 , tất cả bảo hiểm của các thành viên trong gia đình tôi đều được đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế xã. Vì lý do khách quan gia đình tôi phải chuyển nơi sống về tỉnh phú yên và có đăng ký tạm trú tạm vắng tại địa phương. Khi con tôi bị bệnh tôi có đưa con đến trạm y tế xã tại địa phương để thăm khám và có xuất trình thẻ bhyt nhưng tại đây các nhân viên y tế và các y bác sĩ nói rằng thẻ bhyt khác tỉnh nên không chấp nhận . Chỉ khám và kê toa thuốc ra ngoài mua. Vậy xin hỏi luật sư có phải là bhyt khác tỉnh thì không được hưởng quyền lợi. Và xin hỏi thêm có phải bhyt của tất cả các thành viên trong gia đình tôi đem vào tỉnh phú yên đều không sử dụng được. Mong sớm được nhận phản hồi từ luật sư .

Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế thì:

“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.”

Như vậy, trong trường hợp này, gia đình bạn nếu đi khám bệnh, chữa bệnh thì được thanh toán 80% chi phí.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn Pháp luật Lao động –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *