Tư vấn chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) đối với người hiến tạng (thân) cứu người ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: tôi vừa hiến thận cứu người tại bệnh viện trung ương huế. Và tôi được ra viên cách đây 2 tuần lể. Bệnh viện đả cấp giấy xác nhận hiến tạng hiến thận cho tôi và tôi muốn làm bảo hiễm y tế . Bệnh viện bảo rằng anh cầm giấy ra viện rồi lên xác nhận xã phường

Sau khi tôi lên gặp cán bộ xã thì họ nói với tôi là những giấy tờ này không đủ thuyết phục để làm bhyt cho tôi. Bảo tôi vào bệnh viện xin giấy yêu cầu xã phường cấp giấy xác nhận làm bhyt nhưng bệnh viện nhất quyết bảo là không có giấy đó thì tôi phải làm sao ạ. Cảm ơn.

Chuyên viên tư vấn trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1.Cơ sở pháp lý :

– Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014

– Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế .

– Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015, ban hành quyết định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, , quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

2. Nội dung phân tích:

Thứ nhất là về đối tượng được tham gia bảo hiểm y tế. Căn cứ theo điểm m, khoản 3, điều 12 Luật Bảo hiểm y tế có quy định cụ thể như sau:

Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:

….

m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật; “

Theo quy định của luật thì bạn thuộc 1 trong những đối tượng được ngân sách nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Thứ hai là về thủ tục xin cấp thẻ bao hiểm y tế. Vấn đề này được quy định tại khoản 2, điều 5 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24 tháng 11 năm 2014, cụ thể như sau:

2. Việc cấp thẻ BHYT đối với người đã hiến bộ phận cơ thể theo quy định của pháp luật thực hiện như sau:

a) Cơ sở y tế nơi lấy bộ phận cơ thể người có trách nhiệm ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể” trên giấy ra viện;

b) Tổ chức Bảo hiểm xã hội căn cứ giấy ra viện quy định tại Điểm a Khoản này cấp thẻ BHYT cho người đã hiến bộ phận cơ thể và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú;

c) Thời hạn sử dụng ghi trên thẻ BHYT từ ngày người đã hiến bộ phận cơ thể ra viện. “

Theo quy định như vậy thì các bước bạn cần làm là cầm giấy ra viện đến tổ chức bảo hiểm xã hội tại nơi mình cư trú để các cán bộ có thẩm quyền giúp bạn thực hiện đúng trình tự của việc cấp thẻ bảo hiểm y tế. Vì sau khi đưa cho bạn giấy ra viện, bệnh viện đã hoàn thành trách nhiệm của mình trong việc hỗ trợ bạn xin cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Để việc chuẩn bị giấy tờ được đầy đủ, bạn nên chuẩn bị đủ theo quy định tại điều 27 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015, cụ thể như sau :

Điều 27. Tham gia BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT

1. Thành phần hồ sơ:

1.1. Người tham gia:

a) Tờ khai cung cấp và thay đi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mu TK1-TS);

b) Đối với người đã hiến bộ phận cơ th người theo quy định của pháp luật: Giấy ra viện có ghi đã hiến bộ phận cơ thể người.

1.2. UBND xã: Danh sách tăng, giảm người tham gia BHYT (Mu DK05) đối với các đối tượng do UBND xã lập danh sách.

1.3. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (trường hợp người tham gia đăng ký tham gia trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách tham gia BHYT của đối tượng tự đóng (Mu DK04). “

Bên cạnh đó, Điểm b, Khoản 3, Điều 33 Quyết định 959/QĐ- BHXH cũng quy định:

“Điều 33. Người tham gia

3. Người tham gia BHYT

b) Người tham gia BHYT do ngân sách nhà nước đóng BHYT: nộp hồ sơ cho UBND xã.

Người đã hiến bộ phận cơ thể người: nộp Giấy ra viện cho cơ quan BHXH”.

Qua những căn cứ trên, nhận thấy, bạn nên chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ theo luật định để tránh việc mất thời gian đi lại nhiều lần. Đồng thời, bạn cần nộp giấy ra viện cho cơ quan bảo hiểm xã hội chứ không phải nộp cho UBND.

Thứ ba là về mức đóng bảo hiểm y tế quy định tại điểm g, khoản 1, điều 13 Luật bảo hiểm y tế như sau:

g) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng; “

Mà ở đây, bạn thuộc trường hợp tại điểm m, khoản 3 điều 12 nên bạn cũng sẽ nằm trong nhóm có mức đóng hàng tháng tối đa bằn 6% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng.

Ngoài ra, tại thời điểm hiện tại chưa có quy định nào hướng dẫn thẻ bảo hiểm y tế của người đã hiến bộ phận cơ thể người chỉ được cấp miễn phí trong một thời gian nhất định nên bạn cứ yên tâm thời gian tính thẻ sẽ là thời gian tính từ ngày bạn ra viện và được cấp thẻ miễn phí suốt đời.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *