Từ lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản sang phạm tội hối lộ.

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính gửi Văn Phòng Luật Sư! Xin Chào luật sư ạ. Em có câu hỏi mong nhận được sự tư vấn của luật sư.
Bố em đang bi khởi tố tội : lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Nay qua quá trình điều tra đã chuyển đổi : Nhận hối lộ 13,700,000 ( mười ba triệu bảy trăm).

Mục lục bài viết

Bố tôi làm công an viên của xã và được cử làm tổ trưởng an ninh thường trực, ở địa phương tôi có khu mại dâm là địa điểm A, do qua trình đi trực của công an viên và có bắt lần lượt 4 vụ mại dâm và đã tha. Nay bị phát hiện. Chi tiết 4 vụ này có đưa tiền cho Bố và 3 công an viên còn lại, số tiền là 13,7tr (mười ba triệu bảy trăm), số tiền này sẽ được giữ để lực lượng an ninh ăn uống, tiếp khách còn dư bao nhiêu mới chia. Bố em là người cầm cả vì Bố là thủ quỹ cho tổ an ninh từ lâu. Nay bắt quy tội Bố em nhận hối lộ 13.700.000vnđ. Vậy cho em hỏi trong việc buộc tội mình bố em như vậy có đúng không? Hiện nay Bố đang tại ngoại để chữa bệnh, vậy luật sư cho em hỏi Bố em sẽ phải ngồi tù bao lâu? . Bố có Huân chương, Kỉ Niệm chương 15 năm cống hiến bên công an và 3 người còn lại sẽ như thế nào ạ?

Xin tư vấn cho em ạ.Em cảm ơn luật sư nhiều ạ!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụccủa xin giấy phép.

Từ lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản sang phạm tội hối lộ.

>>

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

2.1 Hành vi nhận hối lộ và các yếu tố cấu thành tội nhận hối lộ là như thế nào?

– Tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354

Nhận hối lộ được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận bất kì lợi ích nào do Bộ luật hình sự quy định dưới bất kì hình thức nào cho mình hoặc cho người, tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Các yếu tố cấu thành tội nhận hối lộ

+/ Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội nhận hối lộ có các dấu hiệu sau đây:

Về hành vi: Có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Được hiểu là sử dụng chức vụ, quyền hạn như một phương tiện để thực hiện tội phạm. Có hành vi đã nhận hoặc sẽ nhận (nghĩa là tuy nhận nhưng có việc hứa hẹn, thỏa thuận trước việc nhận), tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất, phi vật chất khác dưới bất kì hình thức nào (như tiền, vàng, xe gắn máy, quà biếu…). Việc nhận tiền, tài sản… có thể được thực hiện trực tiếp giữa người nhận hối lộ và người đưa hối lộ nhưng cũng có thể qua trung gian (như qua người môi giới, qua bưu điện…). Việc nhận tiền, tài sản hoặc các lợi ích đó có thể là cho chính người đó nhưng cũng có thể cho người khác hoặc tổ chức khác.

Lưu ý: Các hành vi nêu trên phải gắn liền với nhau và với điều kiện là:

– Để làm một việc (hành động) vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ (ví dụ: Cán bộ phòng quản lí đô thị nhận hối lộ rồi tiến hành nhanh hơn…).

– Hoặc để không làm một việc (không hành động) vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ (ví dụ: Cán bộ hải quan nhận hối lộ rồi bỏ qua không lập thủ tục xử phạt người về hải quan…).

– Đối với trường hợp người có chức vụ, quyền hạn chủ động đòi hối lộ, thì tội phạm được coi là hoàn thành tính từ thời điểm người phạm tội tỏ rõ thái độ đòi hối lộ và người đưa hối lộ chấp nhận sự đòi hỏi đó. Trường hợp một trong hai bên tỏ thái độ hoặc đưa ra đề nghị đưa hối lộ nhưng một trong hai bên không chấp nhận (từ chối) thì không cấu thành tội nhận hối lộ vì hai bên vẫn chưa có sự thỏa thuận xong về việc đưa và nhận hối lộ.

+/ Khách thể: Hành vi phạm tội xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức khinh tế của nhà nước hoặc tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước.

+/ Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý và với động cơ vu lợi.

2.2 Căn cứ quyết định hình phạt là như thế nào?

Theo Điều 54 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định trên nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

2.3 Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là gì?

Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

– Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

– Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

– Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

– Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

– Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

– Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

– Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

– Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

– Phạm tội do lạc hậu;

– Người phạm tội là phụ nữ có thai;

– Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

– Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

– Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

– Người phạm tội tự thú;

– Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;

– Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;

– Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

– Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

– Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

=> Vì vậy, như bạn có nói ở trên thì bố bạn có huân chương, kỉ Niệm chương 15 năm cống hiến bên công an thì đối với trường hợp này cũng có thể coi là một tình tiết giảm nhẹ để được làm thủ tục xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bố bạn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận hình sự – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *