Từ bỏ quan hệ quyết thống thì làm cách nào? Và nếu cha mẹ ruột có hành vi quậy phá, cản trở việc học việc làm thì pháp luật xử lý thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư. Em biết luật không quy định từ bỏ quan hệ quyết thống. Nhưng có thủ tục nào để cha mẹ ruột không có quyền cản trở hay lấy lý do là cha mẹ để quậy phá việc học việc làm của con không. ( như dạng ăn không được quậy cho hôi đó luật sư) em không muốn liên quan đến cha mẹ ruột thì làm cách nào.

Và nếu cha mẹ ruột có hành vi quậy phá, cản trở việc học việc làm thì pháp luật xử lý thế nào. Rất mong được luật sư giải đáp. Em cảm ơn rất nhiều.

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Xin giấy phép của chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Bộ luật hình sự năm 2015

2. Chuyên viên tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn cần xác định rõ một số nội dung sau để giải quyết vấn đề của mình:

Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của con

Đối với vai trò là một người con của gia đình thì người con đó sẽ được đảm bảo các quyền và trách nhiệm nhất định với gia đình của mình.

– Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

– Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

– Con chưa thành niên, con đã thành niên hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

– Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

– Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng con sinh ra không thể tự lớn lên được và cần có công chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục của cha mẹ mà mỗi cá nhân mới có được những thứ trong hiện tại, dù có thể thời điểm hiện tại có đôi lúc bạn không hài lòng bởi những cách cư xử của cha mẹ nhưng bạn không nên có cách cư xử và thái độ không phải với cha mẹ, còn nếu bạn không muốn ở gần cha mẹ thì bạn có thể dọn ra ở riêng hoặc học nghề và tập nghề ở một nơi cách xa nơi cư trú của cha, mẹ bạn khi có những trải nghiệm ở những nơi mới bạn sẽ có cảm giác khác và cách suy nghĩ khác. Mặc dù bạn chưa nêu rõ rằng cha mẹ bạn đã có những cư xử như thế nào với bạn, nhưng dù là ai cũng vậy cha mẹ sẽ có công với bạn nhiều hơn là những gì bạn nghĩ, nếu như không thể báo đáp được công ơn đó thì bạn cũng không nên có những hành vi gì để làm tổn hại đến họ.

Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ:

Cũng giống như bạn thì cha mẹ bạn cũng có những quyền và trách nhiệm đối với bạn khi sinh ra bạn:

– Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

– Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

– Giám hộ hoặc đại diện theo quy định cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

– Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Thứ ba, xử lý hành vi vi phạm, xâm phạm quyền và lợi ích của cá nhân khác:

Vì bạn chưa nói rõ là cha mẹ bạn có hành vi như thế nào đối với bạn nên tôi sẽ giả sử về các hành vi vi phạm để bạn tham khảo như sau:

– Bất kể là thành viên nào trong gia đình nếu có hành vi xúc phạm, chửi bới, lăng mạ, chì chiết các thành viên khác trong gia đình thì cũng đều bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng theo quy định tại Điều 51 Hành vi , nhân phẩm của thành viên gia đình tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP

– Đối với hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý thì tiến hành phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng tại khoản 1 Điều 52 Nghị định 167/2013/NĐ-CP đối với hành vi cụ thể như sau:

+ Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;

+ Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;

+ Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *