Trường hợp nào phải nộp lệ phí môi trường ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn pháp luật môi trường

Trả lời:

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới mục tư vấn của công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

 

Nội dung tư vấn:

Xin chào luật sư. Tôi đang xây một căn nhà tại khu vực 1, vị trí 1 gần thị trấn, tôi muốn hỏi luật sư vậy tôi có phải nộp lệ phí môi trường không? nếu nộp thì bao nhiêu tiền? xin cảm ơn.

Hiện nay xây dựng nhà không thuộc các trường hợp phải nộp lệ phí môi trường.

Kính chào . Mình xin Công ty giải đáp thắc mắc tí. Đối với hành vi thả động vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ ra môi trường tự nhiên (chưa rõ chủng loại gì và chưa rõ ảnh hưởng của chúng) thì người thả có bị xử phạt không? Nếu có thì xử phạt trong lĩnh vực nào, quy định tại Thông tư hay Nghị định nào, Điều, khoản bao nhiêu? Xin cám ơn!!! Mong Công ty giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Do bạn chưa cung cấp rõ động vật đó có đặc điểm thế nào? có thuộc danh mục loài ngoại lai xâm hại hay không và thả ra môi trường nào. Do đó, chúng tôi viện dẫn một số điều luật có liên quan đến vấn đề bạn thắc mắc như sau:

Nghị định 157/2013/NĐ-CP năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định:

Điều 15. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng

Người có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Mang dụng cụ thủ công, cơ giới vào rừng để săn bắt động vật rừng.

b) Đưa súc vật kéo, mang dụng cụ thủ công vào rừng để khai thác, chế biến lâm sản, khoáng sản trái phép.

c) Nuôi, trồng, thả trái phép vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa.

Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính bảo vệ môi trường quy định:

Điều 45. Vi phạm các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy trái phép ngoài phạm vi khu bảo tồn đối với loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại hoặc loài ngoại lai xâm hại đã biết, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng và chưa gây ra thiệt hại.

2. Hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng cấy trái phép ngoài phạm vi khu bảo tồn các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại hoặc loài ngoại lai xâm hại đã biết bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá đến dưới 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 320.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 480.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 480.000.000 đồng đến 560.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 140.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 560.000.000 đồng đến 640.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 140.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 640.000.000 đồng đến 720.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 160.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;

l) Phạt tiền từ 720.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

m) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 880.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 220.000.000 đồng;

n) Phạt tiền từ 880.000.000 đồng đến 920.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 220.000.000 đồng đến dưới 230.000.000 đồng;

o) Phạt tiền từ 920.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại trị giá từ 230.000.000 đồng trở lên.

3. Hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy trong phạm vi khu bảo tồn loài ngoại lai xâm hại, trong trường hợp kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm xảy ra ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm xảy ra trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

4. Hành vi nuôi, lưu giữ, vận chuyển, trồng, cấy trong phạm vi khu bảo tồn loài ngoại lai xâm hại, trong trường hợp không kiểm soát được sự phát triển, lây lan của chúng bị xử phạt như sau:

a) Phạt tăng thêm từ 20% đến 30% của mức tiền phạt quy định tại Khoản 2 Điều này đối với vi phạm thực hiện ở ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt;

b) Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền phạt quy định tại Khoản 2 Điều này đối với vi phạm thực hiện ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

Mức tiền phạt tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại Khoản này không vượt quá 1.000.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại vượt quá số lượng, trọng lượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc khai sai về tên, chủng loại được cấp phép.

6. Hành vi nhập khẩu vi sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu vượt quá số lượng, khối lượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc khai sai về tên, chủng loại được cấp phép;

b) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

7. Hành vi nhập khẩu vi sinh vật ngoại lai xâm hại đã biết bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.

8. Hành vi nhập khẩu loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại đã biết hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá dưới 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 320.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 480.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 480.000.000 đồng đến 560.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 140.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 560.000.000 đồng đến 640.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 140.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 640.000.000 đồng đến 720.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 160.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;

l) Phạt tiền từ 720.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

m) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 880.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 220.000.000 đồng;

n) Phạt tiền từ 880.000.000 đồng đến 920.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 220.000.000 đồng đến dưới 230.000.000 đồng;

o) Phạt tiền từ 920.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 230.000.000 đồng trở lên.

9. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm tại Điều này.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại xuất hiện; buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu đã bị thay đổi đối với vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;

b) Buộc tái xuất toàn bộ hàng hóa, loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với vi phạm quy định tại các Khoản 5, 6, 7 và 8 Điều này. Trường hợp không thể tái xuất được thì buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa, loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép.

Một cơ sở sản xuất kinh doanh bao bì xi măng tái chế không có giấy phép kinh doanh mà bơm nước thải từ bể chứa bơm trực tiếp ra môi trường bị bắt quả tang thi xin hỏi luật sư là xử lý theo điều nào khoản nào của NĐ 179? xin lưu ý là cơ sở sx nhỏ nằm trong khu dân cư? xin luật sư tư vấn dùm em! thank!

Hành vi xả nước thải trái phép vào môi trường có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 13 hoặc Điều 14 Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính bảo vệ môi trường tùy theo mức độ, thành phần, khối lượng,… nước thải xả ra môi trường.

Cơ sở của ông A làm chế biến thức ăn gia súc từ năm 1993, nhưng đến năm 2010 ông A mới làm giấy phép đăng ký kinh doanh, hiện cơ sở của ông A đang xả nước thải chế biến trực tiếp ra môi trường ( Cụ thể là ra dòng suối) Hỏi. – Ông A sự phạt gì về lĩnh vực môi trường hay không? Mức sử phạt củ thể? – Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về BVMT muốn xử phạt cơ sở của ông A thì cơ quan đó có phải lấy mẫu và đưa đi phân tích không? – Trong trường hợp bị xử phạt về hành vi xả nước thải thì cơ quan quảnv lý nhà nước sẽ áp dụng luật bảo vệ môi trường hay luật tài nguyên nước. Xin được giúp em về vấn đề này mới.

Hành vi xả nước thải trái phép vào môi trường có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 13 hoặc Điều 14 Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính bảo vệ môi trường tùy theo mức độ, thành phần, khối lượng,… nước thải xả ra môi trường. Muốn xác định các yếu tố trên thì cần phải lấy mẫu nước thải đưa đi phân tích, giám định.

trước tiên xin chân thành cảm ơn. xin luật sư tư vấn cho về lỉnh vực môi trường. Trong khu dân cư nơi tôi ở, tự phát xây dựng trang trại chăn nuôi heo với số lượng nuôi 100 – 120 con trên lứa nuôi. Chồng trại cách các nhà dân sống chung quanh 20 m, cách đường giao thông 10 m, cách hệ thống nước mặt 20 m. Song không có giấy phép vì địa điểm này không có qui hoạch. gần một năn nay ô nhiểm mội trường rất trầm trọng, mòi hôi thối từ chất thải trong chuồng và hầm chứa chưa qua xữ lý không thể chịu được. Các hộ dân sống chung quanh đã làm đơn giởi UBND xã và phòng TNMT huyện song các cấp không xữ lý được. UBND xã thì nói trang trại cất trái phép song không thuộc thẩm quyền xã xữ lý, còn các ngành chức năng huyện thì làm việc không cụ thể vì vậy hiện nay trang trại này cứ ngang nhiên hoạt động và càng phất triển lớn hơn. Vậy nhờ luật sư giúp chúng tôi Trang trại nuôi heo này xây dựng như vậy có được Pháp luật cho phép hay không. Nếu không thì cho biết chúng tôi phải làm thế nào, gởi đơn kêu khiếu nại về đâu.

Trường hợp này, gia đình chăn nuôi gây ô nhiếm môi trường đó có thể bị đối với các hành vi của mình theo . Bạn có thể gửi đến UBND cấp xã, Công an xã hoặc cơ quan Thanh tra chuyên ngành về hành vi gây ô nhiễm môi trường trên. Các cơ quan trên có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết đơn tố cáo của bạn. Nếu như thực sự có sai phạm, trang trại trên sẽ bị xử phạt hành chính và các hình thức phạt bổ sung (có thể đình chỉ hoạt động), biện pháp khắc phục hậu quả tùy theo sai phạm.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc liên hệ văn phòng   để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *