Trường hợp công dân Việt Nam được bảo lãnh qua Nhật Bản?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn pháp luật về những vấn đề của công dân Việt Nam bảo lãnh qua Nhật Bản và những vấn đề liên quan đến lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài:

 Trả lời:

Thưa quý khách hàng, Công ty Luật TNHH MINH KHUÊ xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

 

 

2. Nội dung tư vấn:

Cho tôi hỏi chị họ của tôi lấy chồng bên Nhật,anh chị có nhà hàng ở Tokyo có giấy phép kd. Giờ anh chị ý muốn đưa tôi sang đó làm ăn. Như vậy đã đủ điều kiện để bảo lãnh cho tôi sang đó chưa? Tôi phải chuẩn bị những gì?

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì sự thỏa thuận trực tiếp bằng văn bản giữa người lao động (NLĐ) với bên nước ngoài về việc NLĐ đi làm việc ở nước ngoài được gọi là hợp đồng cá nhân. 

Điều kiện đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân
 
Điều 50 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định, NLĐ được đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 7 Điều 42 của Luật này;
2. Có Hợp đồng cá nhân theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
3. Có Giấy xác nhận việc đăng ký Hợp đồng cá nhân của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động thường trú.
 
Hợp đồng cá nhân 

Tại các Điều 51, 52 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định về Hợp đồng cá nhân; Hồ sơ, thủ tục đăng ký hợp đồng cá nhân như sau:

1. Hợp đồng cá nhân phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.
2. Hợp đồng cá nhân bao gồm những nội dung chính sau đây:
a) Ngành, nghề, công việc phải làm;
b) Thời hạn của hợp đồng;
c) Địa điểm làm việc;
d) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
đ) Tiền lương, tiền công; tiền làm thêm giờ;
e) Chế độ khám bệnh, chữa bệnh; 
g) Chế độ bảo hiểm xã hội;
h) Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
i) Giải quyết tranh chấp.
 
Hồ sơ, thủ tục đăng ký hợp đồng cá nhân

1. Hồ sơ đăng ký Hợp đồng cá nhân với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động thường trú bao gồm:
a) Đơn đăng ký kèm theo bản sao Hợp đồng cá nhân, có bản dịch bằng tiếng Việt;
b) Bản chụp Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;
c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động thường trú hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động và nhận xét về ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức.

2. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp Giấy xác nhận việc đăng ký Hợp đồng cá nhân cho người lao động, nếu không chấp thuận phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.

Giấy xác nhận việc đăng ký Hợp đồng cá nhân phải được xuất trình khi người lao động làm thủ tục xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài.

Bên cạnh đó để bạn qua Nhật Bản làm việc theo dạng hợp đồng này, phía chủ sử dụng lao động ở Hàn Quốc phải có giấy phép của Cục lao công Nhật Bản cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc tại Nhật Bản.

Khi đó, chủ sử dụng lao động muốn tiếp nhận bạn sẽ tiến hành làm thẻ lao động (hay còn gọi là thẻ cư trú) cho bạn, thẻ này cũng đồng thời là visa của bạn. Cách thức tiếp nhận sẽ do bạn và chủ sử dụng thỏa thuận tiến hành. Lệ phí, lương bổng hay các phúc lợi khác cũng là sự thỏa thuận giữa bạn và chủ sử dụng lao động. Riêng hộ chiếu thì bạn tự đến làm tại Công an địa phương mà bạn cư trú.

Kính chào quý công ty ạ, em có một vài thắc mắc kính mong quý công ty trả lời hộ em cái ạ. Chị gái em vừa lấy chồng người nhật và sắp sang nhật sinh sống cùng chồng và muốn bảo lãnh em sang đấy làm việc lâu dài thì có khó khăn gì không ạ. Em xin cám ơn ạ. Đã gửi từ iPhone của tôi

Để được nhập cảnh vào Nhật Bản, bạn cần xin visa. Trường hợp ở Nhật quá 90 ngày hoặc làm những công việc với mục đích sinh lợi, trước hết phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương thuộc Bộ tư pháp Nhật nơi gần nhất. Theo chúng tôi được biết, nếu xuất cảnh sang Nhật Bản theo diện bảo lãnh, bạn cần được người thân (cha, mẹ, anh, chị, em ruột, vợ/chồng/con) bảo lãnh theo visa “sum họp gia đình”, với thời hạn visa giống như thời hạn visa của người bảo lãnh. Khi làm giấy mời bạn sang, người bảo lãnh đang học tập, làm việc, định cư tại Nhật Bản phải chứng minh được khả năng tài chính đủ để chu cấp cho bạn trong thời gian lưu trú.

Để được bảo lãnh sang Nhật Bản dưới hình thức này bạn cần thực hiện thủ tục xuất cảnh ở Việt Nam và nhập cảnh tại Nhật Bản. Cụ thể:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 136/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 65/2012/NĐ-CP thì:

Người được bảo lãnh cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu

– Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị của người đề nghị cấp hộ chiếu để kiểm tra, đối chiếu.

– Đơn xin tư cách lưu trú

Người bảo lãnh cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Bản sao thẻ tư cách lưu trú

– Bản sao hộ chiếu

– Giấy xác nhận cư trú

– Thư bảo lãnh

– Giấy tờ chứng minh khả năng bảo lãnh

Trong mọi trường hợp, bạn nên hỏi chi tiết tại các cơ quan cấp hộ chiếu, visa xuất cảnh phía Việt Nam cũng như Ðại sứ quán hay Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam đề phòng có những thay đổi trong quy định.

Dạ chào luật sư ! Hiện tại e có quen và chơi thân với 1 bác người Nhật, bác ấy có ý muốn đưa e sang nhật làm cho bác ấy theo dạng bảo lãnh,vậy e cần phải chuẩn bị những gì và tiến hành như thế nào ạ?

Trong trường hợp của bạn, Bác người Nhật muốn bảo lãnh cho bạn sang nước ngoài thì người bảo lãnh phải có những điều kiện như sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Có khả năng đáp ứng đủ kinh tế trong hợp đồng bảo lãnh

Nếu đáp ứng được điều kiện như vậy thì bác hoàn toàn có thể đưa bạn sang Nhật làm việc

Còn đối với bạn:

Để được bảo lãnh sang Nhật Bản bạn cần thực hiện thủ tục xuất cảnh ở Việt Nam và nhập cảnh tại Nhật Bản. Cụ thể:

Về thủ tục xuất cảnh tại Việt Nam:

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP thì:

Bạn cần làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn thường trú hoặc đang tạm trú. 

Hồ sơ gồm:

– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông

– Chứng minh nhân dân: Xuất trình nếu nộp trực tiếp hoặc ảnh chụp chứng minh nhân dân nếu nộp hồ sơ gián tiếp qua bưu điện

Bạn lưu ý: Trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp (do Bộ Công an quy định) người đề nghị có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an.

Yêu cầu về lệ phí và Thời hạn giải quyết được quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này như sau:

“4. Khi nộp hồ sơ, người đề nghị cấp hộ chiếu phải nộp lệ phí hộ chiếu theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp lệ phí cùng với hồ sơ và thanh toán cước phí chuyển, phát cho Bưu điện.”

Về thủ tục nhập cảnh tại Nhật Bản:

Để được nhập cảnh vào Nhật Bản, bạn cần xin visa. Trường hợp ở Nhật quá 90 ngày hoặc làm những công việc với mục đích sinh lợi, đề nghị trước hết phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương Bộ tư pháp Nhật nơi gần nhất.

Bạn cần nộp hồ sơ tại Đại sứ quán Nhật Bản gồm:

1. Hộ chiếu

2. Tờ khai xin cấp visa (Theo mẫu )

3. 01 ảnh 4,5cm*4,5cm

4. Tài liệu liên quan đến tư cách lưu trú ( copy 1 bản ) ví dụ:

+ Trường hợp đi học tiếng, du học: Giấy phép nhập học.

+ Trường hợp đi lao động kỹ thuật, kỹ năng: Bản hợp đồng lao động, giấy thông báo tuyển dụng……

Ngoài những hồ sơ nêu trên, tùy trường hợp có thể Đại Sứ Quán hoặc Bộ Ngoại Giao sẽ yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác. Xin lưu ý, trường hợp không xuất trình thêm những giấy tờ được yêu cầu có thể sẽ không được tiếp nhận hồ sơ Visa hoặc chậm cấp Visa.

Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để được hướng dẫn cụ thể về thủ tục này. Địa chỉ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam như sau:

Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam

Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 84-4-3846-3000 Fax: 84-4-3846-3043

Fax: 84-4-3846-3046(lãnh sự)

hiện tại e có một cậu bên nhật đã lấy vợ và định cư tại nhật giờ em muốn cậu bảo lãnh sang nhật làm việc thì em phải làm như nào ạ thưa luật sư mong luật sư giúp đỡ em ạ

Để được bảo lãnh sang Nhật Bản bạn cần thực hiện thủ tục xuất cảnh ở Việt Nam và nhập cảnh tại Nhật Bản. Cụ thể:

– Về thủ tục xuất cảnh tại Việt Nam:

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 36/2007/NĐ-CP thì:

Bạn cần làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn thường trú hoặc đang tạm trú. 

– Hồ sơ gồm:

+ Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu ( Tham khảo mẫu tờ khai  )

+ Chứng minh nhân dân: Xuất trình nếu nộp trực tiếp hoặc ảnh chụp chứng minh nhân dân nếu nộp hồ sơ gián tiếp qua bưu điện

Lưu ý: Trường hợp cấp thiết cần hộ chiếu gấp (do Bộ Công an quy định) người đề nghị có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an.

Yêu cầu về lệ phí và Thời hạn giải quyết được quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này như sau:

 “4. Khi nộp hồ sơ, người đề nghị cấp hộ chiếu phải nộp lệ phí hộ chiếu theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp lệ phí cùng với hồ sơ và thanh toán cước phí chuyển, phát cho Bưu điện”.

– Về thủ tục nhập cảnh tại Nhật Bản:

 Để được nhập cảnh vào Nhật Bản, bạn cần xin visa. Trường hợp ở Nhật quá 90 ngày hoặc làm những công việc với mục đích sinh lợi, đề nghị trước hết phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở Nhật Bản tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương Bộ tư pháp Nhật nơi gần nhất.

Bạn cần nộp hồ sơ tại Đại sứ quán Nhật Bản gồm:

1. Hộ chiếu

2. Tờ khai xin cấp visa (Theo mẫu )

3. 01 ảnh 4,5cm*4,5cm

4. Tài liệu liên quan đến tư cách lưu trú ( copy 1 bản ) ví dụ:

+ Trường hợp đi học tiếng, du học: Giấy phép nhập học

+ Trường hợp đi lao động kỹ thuật, kỹ năng: Bản hợp đồng lao động, giấy thông báo tuyển dụng……

Ngoài những hồ sơ nêu trên, tùy trường hợp có thể Đại Sứ Quán hoặc Bộ Ngoại Giao sẽ yêu cầu xuất trình thêm giấy tờ khác. Xin lưu ý, trường hợp không xuất trình thêm những giấy tờ được yêu cầu có thể sẽ không được tiếp nhận hồ sơ Visa hoặc chậm cấp Visa.

Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để được hướng dẫn cụ thể về thủ tục này. 

Thông tin về Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam

Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 84-4-3846-3000 Fax: 84-4-3846-3043

Fax: 84-4-3846-3046 (lãnh sự)

Đối với người bảo lãnh:

1. Tờ khai trình bày lý do mời sang Nhật: Mục đích phải rõ ràng, cụ thể không nên ghi một cách chung chung.

2. Danh sách người được bảo lãnh nếu mời từ 2 người trở lên.
3. Bảng dự định kế hoạch trong thời gian sang Nhật Bản: Ghi rõ thời điểm đến, thời điểm về cùng với tên các sân bay, các mã chuyến bay của các hãng hàng không sẽ sử dụng
4. Thư bảo lãnh
5. Giấy tờ chứng minh khả năng bảo lãnh: Bao gồm chứng nhân thu nhập/thuế, sổ tiết kiệm…
6. Phiếu công dân
7. Bản photo mặt trước và mặt sau thẻ cư trú
8. Bản photo Passport

Cần photo trang có đầy đủ thông tin cá nhân và những trang liên quan đến giấy phép cư trú.

tôi có con gái du học ở bên Nhật Bản được 2,5 năm. giờ con tôi muốn bảo lãnh cho gia đình có bố mẹ và em gái sang đó 1 tuần. mà em gái 12 tuổi thì con tôi có bảo lãnh sang được không? cảm ơn công ty!

Để được bảo lãnh sang Nhật Bản dưới hình thức này con bạn có thể bảo lãnh cho bạn sang Nhật theo hình thức du lịch với visa “du lịch” 03 tháng và cần thực hiện thủ tục xuất cảnh ở Việt Nam và nhập cảnh tại Nhật Bản. Cụ thể:

a/ Thủ tục xuất cảnh tại Việt Nam:

Bạn cần làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn thường trú hoặc đang tạm trú. 

Hồ sơ gồm:

1. Passport

2. Đơn đăng kí xin visa theo mẫu của đại sứ quán
3. Ảnh 45×45(mm) theo mẫu đơn đăng kí
4. Giấy tờ chứng minh tài chính
Bao gồm chứng nhân thu nhập, sổ tiết kiệm, sở hữu nhà đất…Cái này rất quan trọng bởi nếu không đủ điều kiện thì rất khó để có thể xin visa bảo lãnh sang Nhật
5. Giấy tờ chứng minh quan hệ với người bảo lãnh
Hồ sơ bạn cần công chứng các loại giấy tờ sau:
+ Khi mời người thân: giấy khai sinh, giấy đăng kí kết hôn (nếu là vợ/chồng của người bảo lãnh)…
+ Mời người quen/bạn bè: ảnh chụp chung, email, bảng chi tiết các cuộc gọi quốc tế…

b/ Về thủ tục nhập cảnh tại Nhật Bản:

Con bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

1. Giấy chứng nhận là lưu học sinh nước ngoài đi học theo kinh phí nhà nước (để cho người cấp visa biết được mình có đủ khả năng tài chính để lo cho bạn/người thân trong thời gian họ ở Nhật)

2. Giấy chứng nhận đang là học sinh tại Nhật
Lưu ý: Hai loại giấy trên chỉ áp dụng cho các sinh viên đang nhận học bổng Monbusho, con bạn phải thay đổi cho phù hợp với tình hình thu nhập của bản thân.

3. Danh sách người được bảo lãnh

4. Đơn xin bảo lãnh nhân thân.
5. Bản giải thích lí do đến Nhật: Mục đích phải rõ ràng, cụ thể không nên ghi một cách chung chung.
6. Bảng lịch trình ở Nhật: Ghi rõ thời điểm đến, thời điểm về cùng với tên các sân bay, các mã chuyến bay của các hãng hàng không sẽ sử dụng

7. Copy thẻ đăng ký ngoại kiều (Để chắc chắn con bạn nên ra Văn phòng địa phương xin giấy chứng nhận đăng ký thủ tục làm thẻ ngoại kiều).
Sau đó, con bạn mang tất cả các thứ trên ra bưu điện gửi về Việt Nam. Bạn mang hộ chiếu cùng các thứ nhận được ra đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam làm đơn xin cấp visa du lịch. Chừng vài ba ngày sau là có.

Một số lưu ý:

– Hồ sơ chỉ được xét duyệt khi những loại giấy tờ còn hiệu lực (trước 3 tháng kể từ ngày cấp), do đó mọi người nên lưu ý vấn đề này trước khi nộp hồ sơ xin visa nhé..
– Thời gian thụ lý hồ sơ của đại sứ quán sẽ là 1 tuần và họ có thể sẽ yêu cầu bổ sung những giấy tờ cần thiết tuỳ theo trường hợp.
– Visa được cấp là loại visa ngắn ngày, có hiệu lực trong vòng 3 tháng, trong thời gian visa có hiệu lực người được bảo lãnh có thể sang Nhật vào bất kì thời điểm nào kể từ ngày nhận được visa.
– Người được bảo lãnh sang Nhật có thể về nước bất kỳ khi nào muốn, tuy nhiên không được quá thời hạn trên visa. Visa chỉ áp dụng cho việc nhập cảnh duy nhất một lần.

Ngoài những giấy tờ chính trên, mẹ bạn nên chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau phòng khi bị hỏi đến. Những giấy tờ phụ này không có trong phần giấy tờ được yêu cầu của các thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật, nhưng bạn cũng biết hành chính nước mình còn nhiều bất cập, để tránh phải đi lại nhiều lần bạn nên có thêm :

– Bản photo thẻ ngoại kiều và hộ chiếu của người bảo lãnh

– Ảnh

– Bản sao Giấy khai sinh có công chứng

– Hộ khẩu

– Chứng minh nhân dân của người xin visa (Trước khi vào Đại sứ quán, bảo vệ sẽ yêu cầu xuất trình chứng minh nhân dân)

– Bản photo Hộ chiếu của người xin visa(Trang có ảnh và thông tin cá nhân)

– Bản photo Giấy khai sinh gốc

– Bản photo Bản sao Giấy khai sinh có công chứng

– Bản photo Hộ khẩu

– Bản photo Chứng minh nhân dân của người xin visaMọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận   để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật – Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *