Trộm cắp tài sản dưới 2 triệu có bị phạt tù không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Bạn em có vào siêu thị lấy trộm đồ, khi bị nhân viên phát hiện đã gọi em lên thanh toán và đã thanh toán hết số tiền tại quầy, khi thanh toán xong thì Công an gần đó do siêu thị gọi lên bắt giam và đưa về phường ngay tại chỗ…

Chào Xin giấy phép, luật sư cho em hỏi một vấn đề: Bạn em có vào siêu thị lấy trộm đồ, khi bị nhân viên phát hiện đã gọi em lên thanh toán và đã thanh toán hết số tiền tại quầy, khi thanh toán xong thì Công an gần đó do siêu thị gọi lên bắt giam và đưa về phường ngay tại chỗ. Khi lên Công an đã đưa họ 1triệu 6 mà họ gọi là tiền phạt nhưng chưa cho về, trước đó tổng số tiền bạn em lấy cắp và đã đền là 986.000đ. Cho em hỏi tại sao đã đền tiền rồi mà lại phải lên công an bắt đóng tiền phạt nhưng đến giờ chưa cho về. Bạn em bạn em chưa xoá án tích cũ tù 1 năm 6 tháng mà đã phạm tội mới, họ nói về đợi điện thoại gọi lên cầm theo 5tr đóng phạt nữa. Dạ thưa cho em hỏi tại sao phải bị đóng phạt 2 lần, và tội của bạn em như vậy có nghiêm trọng không, có được tha về không. Em đã lên 5 lần từ tối qua đến giờ nhưng toàn ngồi đợi và bị đuổi về. Mong luật sư hồi âm sớm. Cảm ơn luật sư.

Người gửi : Vy

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;

-Nghị định số: 176/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Luật sư tư vấn:

2.1. Quy định của pháp luật về tội trộm căp tài sản

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì từ 1/1/2018, người phạm tội trộm cắp tài sản có thể bị phạt tối đa 20 năm tù, bỏ án chung thân. Như vậy, theo luật mới, người phạm tội trộm cắp tài sản từ hai triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự (mức cũ 500.000 đồng), trong hình phạt không còn án chung thân.

>&gt Xem thêm: 

Cụ thể tại Điều 138 Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009. Khoản một của điều luật này quy định, giá trị tài sản trộm được từ 500.000 đồng trở lên, người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu tài sản đó dưới 500.0000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính, bị kết án về tội Chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Nhưng theo luật mới tức là Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 từ ngày 1/1/2018 khi Bộ Luật Hình sự 2015 có hiệu lực, mức tiền phải chịu trách nhiệm hình sự với tội này tăng lên thành hai triệu đồng. Theo đó, người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ hai triệu đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về tội Chiếm đoạt tài sản, bị kết án mà chưa xóa án tích với một số tội liên quan tới hành vi chiếm đoạt tài sản sản, hoặc tài sản đó là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại, kỷ vật, di vật hoặc đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần với người bị hại, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015: Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ hai triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai đến bẩy năm:

a) Có tổ chức;

>&gt Xem thêm: 

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Trộm cắp tài sản trị giá từ hai đến dưới 50 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

g) Tái phạm nguy hiểm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 5-50 triệu đồng.

Căn cứ theo quy định tại Nghị định số: 176/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

>&gt Xem thêm: 

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

2.2. Đối với trường hợp này của bạn

Đối với trường hợp này của bạn thì khi bị bắt tại siêu thị thì các bạn đã nộp cho công an 1triệu 6 mà họ gọi là tiền phạt nhưng chưa cho về, trước đó tổng số tiền bạn của bạn lấy cắp và đã đền bù cho siêu thị là 986.000đ.

Thứ nhất, về khoản tiền 986.000đ mà bạn đó đền cho siêu thị thì đây là khoản tiền đền bù cho siêu thị về hành vi vi phạm quy định của siêu thị đó chứ không phải là khoản tiền xử phạt.

Thứ hai, về việc các bạn đã nộp cho công an 1 triệu 600 nghìn đồng. Số tiền này chưa rõ là công an xử phạt hay các bạn tự giao nộp số tiền trên.

Thứ ba, việc bạn của bạn đã nộp tiền phạt nhưng chưa được thả ra, bởi vì bạn đó đã bị kết án về hành vi này mà chưa được xóa án tích. Vậy nên căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 thì người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ hai triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Như vậy, bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này nên việc tạm giữ có thể nhằm phục vụ mục đích điều tra. Đối với khoản tiền 5 triệu mà công công an nói bạn đợi lên nộp thì chưa rõ lý do gì bạn có thể gặp công an để hỏi rõ căn cứ pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

>&gt Xem thêm: 

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *