Trình tự, thủ tục xin tách thửa đất theo quy định Luật đất đai hiện hành

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tách thửa đất, tách sổ đỏ hay tách giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản chất là việc chia nhỏ một mảnh đất thành nhiều mảnh đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, luật sư tư vấn và giải đáp một số vấn đề pháp lý liên quan:

Mục lục bài viết

1. Thủ tục tách ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Bác tôi có mảnh đất 2500 m2 – đất nông nghiệp đã có giấy chứng nhận QSDĐ tại phường Blao – thành phố Bảo Lộc – tỉnh Lâm Đồng. Nay bác tôi sang nhượng lại cho tôi với diện tích là 230 m2. Vậy cho tôi hỏi thủ tục để được tách QSDĐ đúng với quy định? Và quy định diện tích tối thiểu đối với ở phường Blao – tp Bảo Lộc – Lâm Đồng là bao nhiêu m2? Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Thủ tục tách giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ?

Trả Lời:

Căn cứ Điều 75 quy định chi tiết thi hành một số điều của và khoản 11 Điều 8 quy định về hồ sơ địa chính.

Hồ sơ bao gồm:

+

+ Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp;

+ Sơ đồ kỹ thuật về thửa đất (nếu có yêu cầu);

Trong trường hợp tách thửa do chuyển nhượng, cần thêm:

+ Hợp đồng ; (Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chuứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền xử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của xã, phường, thị trấn nơi có đất);

+ Chứng minh thư, hộ khẩu của hai bên chuyển nhượng, tặng cho (có công chứng).

Nơi nộp hồ sơ: phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Đối với quy định về mức diện tích đất nông nghiệp tối thiểu để được tách sổ đỏ hiện nay của Tỉnh Lâm đồng. Bạn có thể liên hệ với UBND tỉnh Lâm đồng để biết được rõ và chính xác nhất.

Trân trọng cám ơn!

2. Tách đất cho con có cần xác nhận ông bà và hộ liền kề ?

Xin chào Xin giấy phép, Tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Mẹ tôi có mua mảnh đất 140m2 này muốn tách làm 3 cho các con. Mua 1992 bố tôi mất 1989 nhưng không để ý khi làm sổ đỏ có ghi tên bố tôi kèm phụ lục đã mất.

Vậy giờ muốn tách bà nội tôi có bắt buộc phải xác nhận? Đã có sổ đỏ có cần xác nhận của hộ liền kề?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Ngọc Ánh

Tách đất cho con có cần xác nhận ông bà và hộ liền kề ?

:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục của chúng tôi. Câu hỏi của bạn, Xin giấy phép xin trả lời như sau:

-Về việc tách thửa đất mà mẹ bạn đã mua từ năm 1992 cho các con nhưng mảnh đất đó lại đứng tên bố bạn (mặc dù bố bạn đã mất năm 1989) do thời điểm khi mua mảnh đất đó thì bố bạn đã mất được 3 năm nên mảnh đất này là tài sản của mẹ bạn chứ không phải tài sản của 2 vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nữa (do bố bạn đã chết) kể cả bố bạn có đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi nữa. Chính vì vậy, khi chia thừa kế tài sản của bố bạn sẽ không có mảnh đất mà mẹ bạn đã mua năm 1992 (3 năm sau khi bố bạn mất). Nên bà bạn là một trong những người được hưởng thừa kế theo pháp luật cũng không được hưởng chia tài sản là mảnh đất mà mẹ bạn đã mua năm 1992 đó, chính vì vậy mà khi tách thửa thì bà nội bạn sẽ không bắt buộc phải xác nhận vì bà nội bạn không phải là một trong các đồng chủ sỏ hữu đối với mảnh đất đó.

-Về việc đã có sổ đỏ có cần xác nhận của hộ liền kề không thì chúng tôi xin trả lời là không vì trong quá trình cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ đã xác nhận rõ ràng về việc sử dụng đất hợp pháp và không có tranh chấp của người sử dụng đất rồi sau đó mới cấp. Và trong một số trường hợp nhất định khi xác định đất không có tranh chấp thì cơ quan có thẩm quyền không được bắt buộc người xin phải xin xác nhận của hộ liền kề. Như vậy, quá trình xin xác nhận của hộ liền kề là không bắt buộc và nó thường được tiến hành từ khâu xin cấp GCNQSDĐ(sổ đỏ) chứ không phải sau khi đã được cấp sổ đỏ (xem thêm: ).

Trân trọng!

3. Thủ tục tách thửa đất?

Xin chào luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi xin được giải đáp: Tôi muốn tách đất của ba em cho em để cất nhà thì bây giờ phải làm sao? Xin cảm ơn. Người gửi: N.H.V

>>

Trả lời:

Công ty Xin giấy phép xin gửi đến bạn lời chào trân trọng. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty Xin giấy phép. Vấn đề của bạn công ty xin được trả lời như sau:

Trong trường hợp này Ba bạn có thể làm thủ tục tặng cho bạn đất. Bạn sẽ phải thực hiện thủ tục như sau:

Theo quy định của thì Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này.

Bước 1: Công chứng tại ;

Bước 2: Đi kê khai thực hiện nghĩa vụ tài chính;

Bước 3: Làm thủ tục đăng ký biến động đất đai;

Hồ sơ bao gồm:

+ Hợp đồng

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…( Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con để làm căn cứ miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ);

Sau khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn có thể làm nhà ở ( trong trường hợp phải xin cấp giấy phép xây dựng) để có thể xây nhà.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua Tổng đài tư vấn:

Trân trọng./.

4. Sau khi tách thửa có được chuyển mục đích sử dụng đất không?

Chào Luật sư, em ở xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Nay Bố đẻ em có ý tách cho các con các thửa đều chung trong một GCN QSD đất được cấp năm 1991 đứng tên chủ sở hữu là Bố em, tổng diện tích trong sổ có 5 thửa gồm thửa a: 280 mét đất ở lâu dài (hiện Bố em đang sử dụng) và thửa b: 250 mét đất vườn” lâu dài” (anh trai em đang sử dụng và đã xây dựng nhà ở năm 1989) và thửa c: là 250 mét đất vườn và đất ao “lâu dài” (em đang sử dụng và có cả nhà được xây dựng năm 1992) toàn bộ đất này là đất Ông Cha để lại không tranh chấp gì, vậy giờ Bố em tách cho các con thì 02 thửa mà các con đang sử dụng và sinh sống trên thuộc đất vườn và đất ao có được chuyển thành mục đích sử dụng không? có thì được là bao nhiêu? và có phải chịu những chi phí gì không? nếu có thì là bao nhiêu % phí ạ.

Kính mong Quý vị tư vấn giúp, em xin chân thành cảm ơn. Rất mong sớm được sự tư vấn của Quý vị, gia đình em chân thành cảm ơn!

Bố tách đất cho hai anh em hai thửa đất đang sử dụng và sinh sống thuộc đất vườn và đất ao có được chuyển mục đích sử dụng đất?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến mục tư vấn của công ty Xin giấy phép. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ vào điểm e, khoản 1, Điều 57, quy định:

“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.”

Như vậy, nếu bạn muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất vườn, đất ao sang đất thổ cư thì phải được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Căn cứ tại điểm a, khoản 2, Điều 59, Luật Đất đai 2013 quy định:

“Điều 59. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;
b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư”.

Như vậy, với trường hợp của bạn thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất.

Căn cứ vào điểm a, khoản 2, Điều 5, quy định về tiền sử dụng đất có quy định về thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đich sử dụng đất: “Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Với căn cứ pháp lý nêu trên, trong trường hợp của bạn khi chuyển mục đích sử dụng đất bạn sẽ phải chịu phí 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi về vấn đề của bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi! Trân trọng./.

5. Tư vấn về điều kiện để được tách đất?

Chào Luật sư công ty Xin giấy phép. Xin luật sư tư vấn giúp về điều kiện tách thửa hiện nay được pháp luật quy định như thế nào ?

Hiện tại vợ chồng tôi đang ở trên diện tích đất đã có sổ đỏ làm từ năm 2009 là 290 m vuông, chiều dài mảnh đất là 42 m chiều rộng mảnh đất là 7.6 m phần cuối đất hơi nhỏ lại, đất nằm cạnh đường giao thông liên xã. Hiện tại tôi đã xây nhà trên phần đất đó với chiều rộng là 3,6 m chạy theo đường rồi. Hiện nay tôi muốn tách mảnh đất thành 2 sổ đỏ 1 sổ là diện tích nhà đang ở và 1 sổ là diện tích đất còn lại có được không? Gia đình tôi ở huyên Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình.

Xin cảm ơn luật sư!

>>

Trả lời:

Công ty Xin giấy phép đã nhận được câu hỏi của anh. Cảm ơn anh đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của anh chúng tôi giải đáp như sau:

Căn cứ vào quy định tại khoản 4 điều 144 có quy định

“Điều 144. Đất ở tại đô thị

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở”.

Căn cứ vào quy định này thì diện tích tối thiểu để được tách thửa sẽ do UBND cấp tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện, quy hoạch, kế hoạch của tỉnh đó. Nếu như diện tích đất được tách phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cuả UBND các cấp hoặc đã có quy hoạch nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hằng năm của UBND cấp huyện và diện tích thửa đất dự kiện tách đáp ứng điều kiện của UBND cấp tỉnh ban hành thì sẽ làm hồ sơ xin tách thửa.

Căn cứ vào quyết định số 07/2014/QĐ-UBND tại khoản 1 điều 6 có quy định :

“Điều 6. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở

1. Diện tích, kích thước chiều rộng, chiều sâu tối thiểu của thửa đất ở sau khi tách thửa được quy định cụ thể như sau:

a) Đối với đất ở tại đô thị: Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 30 m2; kích thước chiều rộng, chiều sâu ³ 3m;

b) Đối với đất ở tại nông thôn: Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 40 m2; kích thước chiều rộng, chiều sâu ³ 4m”.

Như vậy, nếu như diện tích tối thiểu đối với thửa đất của gia đình anh sau khi tách ra đảm bảo diện tích trên sẽ được tách thửa. Diện tích này phải đảm bảo cả mặt chiều rộng và chiều sâu là 3 m đối với khu vực đô thị và 4m đối với diện tích đất ở tại nông thôn.

Anh sẽ căn cứ vào khu vực địa lý của gia đình mình là sau khi tách thửa diện tích đảm bảo theo quy định và phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hằng năm của UBND cấp huyện thì gia đình anh sẽ được tách thửa đối với diện tích đất trên.

Trình tự, thủ tục tiến hành tách thửa được quy định tại điều 75 như sau:

“Điều 75. Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã”.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email hoặc . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai –

6. Mẫu đơn đề nghị tách thửa đất

Ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/BTNMT:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN ĐỀ NGHỊ TÁCH THỬA ĐẤT, HỢP THỬA ĐẤT

Kính gửi: ………………………………………………
…………………………………………………………………..

Mẫu số 11/ĐK

PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ

Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình.

Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số: ….. Quyển …..

Ngày …../…../……..
Người nhận hồ sơ
(Ký và ghi rõ họ, tên)

I- KÊ KHAI CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

(Xem kỹ hướng dẫn ở cuối đơn này trước khi viết đơn; không tẩy xóa, sửa chữa nội dung đã viết)

1. Người sử dụng đất:

1.1. Tên người sử dụng đất (Viết chữ in hoa): ………………………………………………………

1.2. Địa chỉ …………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………

2. Đề nghị tách, hợp thửa đất như sau:

2.1. Đề nghị tách thành …………. thửa đất đối với thửa đất dưới đây:

a) Thửa đất số: …………………………………..; b) Tờ bản đồ số: ……………………………….;

c) Địa chỉ thửa đất: ……………………………………………………………………………………..

d) Số phát hành Giấy chứng nhận: …………………………………………………………………..

Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận: ……………………..; ngày cấp …/…/…….

đ) Diện tích sau khi tách thửa: Thửa thứ nhất: … m2; Thửa thứ hai: … m2;

2.2. Đề nghị hợp các thửa đất dưới đây thành một thửa đất:

Thửa đất số

Tờ bản đồ số

Địa chỉ thửa đất

Số phát hành Giấy chứng nhận

Số vào sổ cấp giấy chứng nhận

3. Lý do tách, hợp thửa đất: ………………………………………………………………………..

4. Giấy tờ nộp kèm theo đơn này gồm có:

– Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất của thửa đất trên;

– Sơ đồ dự kiến phân chia các thửa đất trong trường hợp tách thửa (nếu có): ………………..

……………………………………………………………………………………………………………

Tôi cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng.

…………., ngày …. tháng … năm ……
Người viết đơn
(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

II- Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Ngày …… tháng …… năm ……
Người kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

Ngày …… tháng …… năm ……
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *