Trẻ vị thành niên (17 tuổi) cố ý gây thương tích sẽ bị phạt thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hiện nay, trẻ em hoặc trẻ vị thành niên có hành vi gây thương tích cho người khác không phải là vấn đề hiếm gặp trên xã hội. Vậy, đối tượng trẻ vị thành niên mà phạm tội cố ý gây thương tích cho người khác sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào ? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Trẻ vị thành niên (17 tuổi) sẽ bị phạt thế nào ?

Chào luật sư! Em của em tên V, hiện tại nó 17 tuổi. Ngày 19-10-2018 Bên công an phường có liên hệ với nhà em đưa V ra phường, thì công an phường mới nói ngày 17-10-2018 V và đám bạn lấy hung khí đánh thằng A. V có chơi với B lớn hơn nó mấy tuổi. B đã gây ra nhiều vụ đánh nhau, có thời gian lẩn trốn công an, và nó là chủ mưu rủ rê. Nhà em biết chuyện đã đi thăm A ở bệnh viện, hiện tại A đã khoẻ và ăn uống bình thường. Người nhà A nói cũng không muốn làm lớn chuyện. V bị đưa lên quận. Nhà em có ra bảo lãnh cho V nhưng quận không cho gặp.

Luật sư cho em hỏi nhà em cần phải làm gì chuẩn bị ra sao, V có bị khởi tố không?

Cảm ơn Xin giấy phép!

Trẻ vị thành niên (17 tuổi) cố ý gây thương tích sẽ bị phạt thế nào ?

Trả lời:

Trong trường hợp trên em bạn và một nhóm bạn có tham gia gây thương tích cho A. Tuy nhiên chúng tôi không biết cụ thể mức độ thương tật của A là bao nhiêu %? Đã đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hay chưa? Vì vậy chúng tôi cũng cấp một số thông tin sau để bạn tham khảo:

Điều 134 , quy đinh về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khở người khác thì có quy định như sau:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”.

Vì vậy bạn đối chiếu với trường hợp trên xem em trai bạn có thuộc trường hợp trên hay không? Nếu thuộc trường hợp trên thì em trai bạn có thể bị xem xét khởi tố và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên trong cũng quy định tại Điều 155 là đối với trường hợp tại khoản 1 Điều 134 nêu trên chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Vì vậy nếu em bạn thuộc khoản 1 Điều 134 thì sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như A có làm đơn yêu cầu khởi tố.

Bên cạnh đó em trai bạn 17 tuổi như vậy nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì cũng được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật đối với những người chưa thành niên phạm tội.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

2. Cố ý gây thương tích cho người khác tỷ lệ từ 12% thì phải ngồi tù mấy năm theo quy định mới nhất?

Chào luật sư, Tôi có vấn đề thắc mắc muốn được luật sư giải đáp tư vấn. Do có nhiều mâu thuẫn cãi vả dẫn đến xô xát nhau, nên tôi đã có hành vi đánh người, tỷ lệ giám định thương tật là 12%. Tôi có đứa người đó vào viện và chăm sóc, cứu chữa , thuốc men. Nhưng tôi không biết trường hợp này tôi có phải ngồi tù hay không, mặc dù sau khi có hành vi gây thương tích tôi đã cố gắng khắc phục hậu quả của mình. Tôi rất mong được luật sư giúp đỡ ?

Cám ơn luật sư tư vấn.

Cố ý gây thương tích cho người khác tỷ lệ từ 12% thì phải ngồi tù mấy năm theo quy định mới nhất?

Hướng dẫn xử lý hành vi cố ý gây thương tích theo luật hình sự, gọi:

Trả lời:

Theo thông tin mà bạn cung cấp, thì bạn có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác tỷ lệ giám định thương tật là 12%, trường hợp này bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về theo Điều 134 , . Tuy nhiên, trường hợp này bạn không nói rõ bạn dùng tay, nấm đấm hay dùng các hung khí nguy hiểm như dao, cốc thủy tinh… để gây thương tích nên tôi sẽ chia thành 2 trường hợp để xem xét khung hình phạt:

– Trường hợp 1: Bạn cố ý gây thương tích cho người khác với tỷ lệ trên 12% và có một trong các tình tiết định khung tại khoản 1 điều 134 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 2, khung hình phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.

– Trường hợp 2: Bạn cố ý gây thương tích cho người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 12% nhưng không có một trong số các tình tiết định khung theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 , thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1, khung hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

>> Tham khảo thêm nội dung sau:

3. Tư vấn về điều kiện đối với tội cố ý gây thương tích

Kính chào luật sư! Tôi có một câu hỏi cần được luật sư giải đáp giúp: Vừa qua em tôi bị côn đồ vô cớ hành hung gây thương tích. Cụ thể: nhóm côn đồ trên gồm 5 người đánh hội đồng dẫn đến em tôi bị thương tích, rách đầu, thương tích phần mềm dẫn đến phải khâu nhiều mũi (tỉ lệ thương tật chưa rõ) và phải nằm viện điều trị. Nhóm đối tượng hiện nay đang bị bắt giữ. Vậy gia đình tôi cần làm gì để khởi kiện những đối tượng kia để đòi lại công bằng cho em tôi?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: K.N

Tư vấn về điều kiện đối với tội cố ý gây thương tích

>> Tham khảo câu trả lời của luật sư:

4. Sau khi rút đơn và bên kia đã từ chối giám định thì có bị truy tố về tội cố ý gây thương tích nữa không ?

Thưa luật sư, chồng tôi có đánh nhau với 1 đám thanh niên và bị khởi kiện. Sau khi bên kia viết đơn, gia đình tôi đã bồi thường 80 triệu đồng và họ đã rút đơn, từ chối giám định. Nhưng bên công an vẫn gọi chồng tôi xuống làm việc và muốn giam giữ. Cho tôi hỏi sau khi rút đơn và từ chối giám định của bên kia thì chồng tôi có bị khỏi tố nữa không ?

Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

Sau khi rút đơn và bên kia đã từ chối giám định thì có bị truy tố về tội cố ý gây thương tích nữa không ?

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật thì vụ án chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc đại diện của họ. Cụ thể, Khoản 1 Điều 155 quy định:

“Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết”.

Tuy nhiên cũng quy định người đã yêu cầu khởi tố có quyền rút lại yêu cầu này, cụ thể Khoản 2 Điều 155 quy định:

“Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”.

Quy định này không giới hạn thời điểm rút đơn yêu cầu khởi tố của kể cả tại phiên tòa xét xử phúc thẩm. Như vậy, không giới hạn thời điểm rút đơn yêu cầu khởi tố của bị hại nhằm thể hiện sự tôn trọng ý chí của người bị hại và tạo điều kiện cho người phạm tội khắc phục hậu quả, hạn chế việc gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết có thể có đối với người bị hại.

Người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố và việc giải quyết tại phiên tòa sơ thẩm:

Điểm c Khoản 1 Điều 277 và điểm 1 Khoản 1 Điều 282 quy định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp như: Bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến ; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác. Như vậy, khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ quyết định đình chỉ vụ án.

>> Xem thêm:

5. Có đủ điều kiện khởi tố trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích ?

Xin chào luật sư, kính mong luật sư giúp đỡ giải đáp thắc mắc của em. Ngày 16/1/2018. Em trai em thấy có xích mích giữa bạn và chủ nhà trọ thì có vào can ngăn. Nhưng bị cháu chủ nhà dùng hung khí là dao hay kiếm gì đó chém sượt một vết dài từ đầu xuống cổ. Sau khi đến viện khâu thì tổng phần đầu khâu 12 mũi. Phần cổ vai khâu 6 mũi. Luật sư cho em hỏi. Với tình tiết như vậy có đủ điều kiện để hay yêu cầu bồi thường thương thật không ạ ? Em xin cảm ơn.

Có đủ điều kiện khởi tố trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích ?

Luật sư trả lời:

Trường hợp này, bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện, trước hết là về việc bồi thường thiệt hại theo quy định của là thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.

Còn trường hợp bạn muốn khởi tố về hình sự thì phải xem xét lỗi của người gây thương tích là cố ý hay vô ý:

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Nếu biết em bạn vào can ngăn và cố ý gây thương tích cho em bạn thì có thể tố giác theo tội cố ý gây thương tích khi thỏa mãn tỷ lệ thương tật được quy định tại điều 134 ,

>> Tham khảo ngay nội dung:

6. Cố ý gây thương tích cho người khác sẽ bị xử lý như thế nào ?

Kính chào xin giấy phép, cho tôi hỏi vấn đề sau: Hai người bạn của tôi đánh nhau, một người bị chém ở đầu do trời tối nên tôi không quan sát được người bị chém đang ở đâu nên dùng đèn pin đi tìm với mục đích đưa bạn đi cấp cứu. Khi tôi đến khu vực bạn ấy đang ẩn nấp thì bạn ấy dùng dao chém vào bắp chân của tôi.

Tại bệnh viện các bác kết luận bị thương phần mềm tại bắp chân và cơ chân, tiến hành phẫu thuật phần mềm khâu 16 mũi. Như vậy bạn tôi đã phạm vào tội gì? Khung hình phạt ra sao?

Tôi xin luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo điều 134 ,

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hình sự – Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *