Trẻ em chưa đủ 16 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, nhóm bạn của cháu tôi dùng gạch đá ném người gây thương tích 41%. Cháu tôi vai trò dùng xe máy chở bạn đến nơi đánh nhau.

Mục lục bài viết

Chào luật sư, nhóm bạn của cháu tôi dùng gạch đá ném người gây thương tích 41%. Cháu tôi vai trò dùng xe máy chở bạn đến nơi đánh nhau.

Tuy nhiên đến nơi cháu tôi không trực tiếp tham gia ném gạch đá mà chỉ đứng trên đường xem, cũng không ngăn cản bạn. Tại thời điểm gây án cháu tôi còn thiếu 18 ngày mới đủ 16 tuổi.

Mong luật sư tư vấn: Cháu tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì mức xử phạt thế nào?

Tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của công ty Xin giấy phép.

:

Trả lời:

1. Cơ sở pháp luật:

2. Nội dung tư vấn.

2.1 Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là gì?

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tỏn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điểu 134 , các yếu tố cấu thành của tội này như sau:

– Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

– Công cụ, phương tiện sử dụng: Nếu người phạm tội sử dụng các phương tiện có tính nguy hiểm cao như: lựu đạn, súng, chất nổ, dao găm… phần nào đó có thể xác định người phạm tội mong muốn cho nạn chết. Ngược lai, nếu người phạm tội không lựa chọn hoặc chỉ lựa chọn loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng thì phần nào không mong muốn nạn nhân chết. Vì vậy, dựa vào việc người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội có thể xác định được là người phạm tội mong muốn giết người hay đơn thuần chỉ gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe.

– Vị trí trên cơ thể mà người phạm tội gây ra thương tích , tổn hại sức khỏe.” Trên thực tế khi muốn tước đoạt sinh mạng của ai đó thì người phạm tội sẽ tấn công vào những nơi xung yếu trên cơ thể như: vùng đầu, vùng ngực, vùng cổ, vùng bụng…kết hợp việc sử dụng công cụ, phương tiện nếu là công cụ, phương tiện ít nguy hiểm, cùng với việc tấn công vào những nơi được coi là không xung yếu trên cơ thể, có thể xác định là hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe mà không phải là hành vi giết người.

– Mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công: Xác định hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe dựa vào mức độ tấn công với cường độ mạnh hay yếu cùng với vị trí tấn công trên cơ thể xem hành vi đó có dồn dập và cường độ tấn công mạnh không? Nếu cường độ tấn công không mạnh và những vị trí tấn công không xung yếu, không nhằm tước đi sinh mạng của nạn nhân, khi đó sẽ không xác định là hành vi giết người mà là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.

– Hậu quả của tội phạm: Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện ở tỷ lệ thương tật ( tỷ lệ %) mất sức lao động của nạn nhân.

– Chủ thể của tội phạm: Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.

– Khách thể của tội phạm: Khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe.

– Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

2.2 Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích là như thế nào?

Theo thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

– Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:

Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép); Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản); Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).

=> Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017.

Do đó, đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì yếu tố cấu thành về mặt chủ thể của tội danh này là bất kì người nào theo Luật định, hay nói cách khác thì Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2.3 Đồng phạm là như thế nào?

Theo thì đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

=> Theo như nội dung bạn cung cấp thì bạn chưa nêu rõ các nội dung cụ thể về hành vi, mục đích của cháu bạn, do đó, hành vi của cháu bạn có thuộc trường hợp là đồng phạm hay không thì còn phụ thuộc vào việc cháu bạn và người thực hiện tội phạm có cấu kết với nhau cố ý cùng thực hiện một tội phạm hay không, ở đây đồng phạm gắn liền với sự liên kết lô gic chặt chẽ với nhau giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Do đó, vì thế bạn cần xem xét các yếu tố như đã phân tích ở trên để đưa ra kết luận cuối cùng.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *