Trẻ dưới 16 tuổi mua bán, vận chuyển pháo nổ bị xử lý như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Tôi có tình huống như sau nhờ luật sư giải quyết giúp: trường hợp trẻ 15 tuổi lấy xe máy của bố mẹ đi sang Campuchia mua pháo nổ với giá 200 nghìn đồng/bịch. Nó mua 5 bịch là 1 triệu đồng. Và bán lại cho người khác với giá bán 250 nghìn/bịch, tổng là 1 triệu 250 nghìn đồng. Người mua nó quen trên mạng, lúc giao hàng là gặp trực tiếp, nên không biết người mua là ai và ở đâu ?

Nhưng đang thực hiện hành vi mua bán, đang trong quá trình giao dịch thì bị cơ quan công an phát hiện và nó bị bắt, người mua bỏ chạy, tiền thì nó chưa kịp cầm và phương tiện vận chuyển thì là nó lấy của bố mẹ mà bố mẹ không biết việc này. Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì trường hợp này đối với trẻ từ 14 đến 16 tuổi là không được áp dụng hình thức phạt tiền.

Vậy thì trong trường hợp này sẽ xử lý thế nào và phương tiện vi phạm có bị tịch thu hay không?

Cảm ơn!

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

“Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính

1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính…”

Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về các hình thức xử phạt như sau:

“Điều 21. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng

1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

đ) Trục xuất.

2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.

Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.

3. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.”

Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo như sau:

“Điều 22. Cảnh cáo

Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.”

Vậy, hình thức phạt cảnh cáo được áp dụng với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi vi phạm hành chính . Trong trường hợp này của bạn thì người vi phạm là trẻ 15 tuổi sẽ áp dụng biện pháp là phạt cảnh cáo theo như quy định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm thì áp dụng theo Khoản 1 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

“Điều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

1. Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước.

Trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.

……”

Như vậy cơ quan công an sẽ tịch thu lại số thuốc nổ vi phạm và trả lại chiếc xe máy cho chủ sở hữu là bố mẹ của đứa trẻ, việc trả lại phương tiện vi phạm được ghi rõ trong quyết định xử phạt hoặc trả lại.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Trẻ dưới 16 tuổi mua bán, vận chuyển pháo nổ bị xử lý như thế nào ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  gọi số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *