Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa chịu sự điều chỉnh của luật thương mại hay luật dân sự?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, mong luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp sau. Công ty TNHH A ký hợp đồng mua của công ty TNHH B, cà phê hạt 210 tấn với giá 10.000.000đồng/tấn vào ngày 1/1/2010. Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm ký kết và công ty B sẽ giao hàng tại kho của công ty A làm 3 đợt, mỗi đợt 70 tấn trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, Công ty A sẽ thanh toán bằng chuyển khoản, ngay sau mỗi đợt nhận hàng.

Vào ngày 05/01/2010, sau khi đã gọi điện báo trước, công ty B giao đợt hàng đầu tiên 70 tấn. Sau khi nhận hàng công ty A không chấp nhận thanh toán cho công ty B theo giá đã thỏa thuận trong hợp đồng, mà chỉ đồng ý thanh toán với giá 9.000.000đồng/tấn với lý do là cà phê không đạt chất lượng như đã thỏa thuận. Công ty B không đồng ý với quyết định trên và không nhận thanh toán.

Ngày 07/01/2010 công ty tiếp tục giao 70 tấn của đợt 2. Công ty A từ chối không nhận 70 tấn của đợt 2 với lý do công ty B giao hàng không báo trước nên công ty không có kho chứa hàng. Ngay đêm đó mưa rất to, do không lường trước được tình huống trên, nên công ty B không có phương tiện che chắn, hậu quả 50 tấn cà phê bị ướt và hư hỏng hoàn toàn. Trướng các sự kiện trên, công ty B cho rằng công ty A đã cố ý gây thiệt hại cho mình, nên không tiếp tục giao hàng đợt 3. Vào ngày 15/01/2010 công ty B gửi công văn cho công ty A với các yêu cầu đối với công ty A như sau:

– Công ty A phải thanh toán 70 tấn cà phê của đợt 1 theo giá đã thỏa thuận trong hợp đồng.

– Công ty A phải bồi thường thiệt hại đối với lô hàng 70 tấn của đợt 2 theo giá trị hợp đồng đã ký kết, do lỗi không nhận hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng dẫn đến cà phê bị mưa ướt và hư hỏng hoàn toàn.

Ngày 01/2/2010 Công ty A có công văn trả lời như sau:

– Bác bỏ yêu cầu của Công ty B và giữ nguyên quan điểm của mình, chỉ chấp nhận thanh toán 70 tấn của đợt đầu với 9.000.000đồng/tấn.

– Yêu cầu công ty B phải chịu phạt 8% giá trị hợp đồng và bồi thường thiệt hại 1.000.000.000đồng vì vi phạm hợp đồng.

Cho tôi hỏi:

a) Quan hệ trên là quan hệ dân sự hay quan hệ thương mại? Dùng luật thương mại hay luật dân sự để điều chỉnh quan hệ trên?

b) Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ trên?

>&gt Xem thêm: 

c) Cách giải quyết cụ thể phù hợp trong quan hệ hợp đồng trên? yêu cầu của các bên có thể thực hiện được không?

Cảm ơn luật sư và mong nhận được sự tư vấn.

>> : 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– 

2. Nội dung tư vấn

a) Quan hệ trên chịu sự điều chỉnh của luật nào?

>&gt Xem thêm: 

Theo thông tin bạn cung cấp, Công ty A và công ty B có ký hợp đồng mua bán là cà phê, do hai công ty là thương nhân, đều là pháp nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên nên hợp đồng mua bán giữa công ty A với Công ty B là quan hệ mua bán thương mại và sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại, căn cứ pháp lý tại Điều 1 và Điều 2 Luật thương mại 2005:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này.

3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật này.

2. Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.

3. Căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

b) Quyền và nghĩa vụ của các bên

>&gt Xem thêm: 

Luật thương mại 2005 quy định quyền và nghĩa vụ của các bên từ Điều 34 đến Điều 62, do được quy định khá dài nên chúng tôi xin phép không trích dẫn vào bài, bạn có thể đọc Luật thương mại 2005 để biết cụ thể.

c) Cách giải quyết cụ thể phù hợp trong quan hệ hợp đồng trên? yêu cầu của các bên có thể thực hiện được không?

Thứ nhất, về việc Công ty B giao hàng không đúng chất lượng như đã thỏa thuận:

Luật Thương mại 2005 quy định như sau:

Điều 39. Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng

1. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;

b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;

c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;

d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.

>&gt Xem thêm: 

2. Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên, Công ty B vận chuyển hàng hóa hông đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận ban đầu với với Công ty A, trong trường hợp này Công ty A có quyền từ chối nhận hàng, và có quyền tạm ngừng thanh toán nếu việc Công ty B giao hàng không phù hợp với hợp đồng cho đến khi Công ty B khắc phục sự không phù hợp đó, căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật thương mại: 

Điều 51. Việc ngừng thanh toán tiền mua hàng

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau:

1. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;

2. Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;

3. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó;

4. Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật này.

-Thứ hai về thời hại giao hàng:

Điều 37. Thời hạn giao hàng

>&gt Xem thêm: 

2. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.

Căn cứ theo quy định trên, Công ty A và Công ty B có thỏa thuận thời hạn giao hàng là 10 ngày chia làm 3 đợt thì Công ty B có quyền giao hàng bất cứ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải báo trước cho Công ty A, tuy nhiên trường hợp này Công ty B đã vi phạm nghĩa vụ thông báo, nên rủi ro sẽ do Công ty B chịu, căn cứ tại khoản 2 Điều 61 như sau:

Điều 61. Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như sau:

1. Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật này thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;

2. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.

Đối với trường hợp này, bên có lỗi là Công ty B và việc số cà phê trên bị ướt vì nước mưa do không có chỗ để không thuộc trường hợp bất khả kháng được pháp luật quy định để có thể miễn trách nhiệm đối với hành vi, do đó bên công ty B đã vi phạm hợp đồng và sẽ bị phạt vi phạm, mức phạt do các bên thỏa thuận, trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng mức phạt theo luật định như sau:

Điều 301. Mức phạt vi phạm

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.

Trong trường hợp, do thiệt hại xảy ra đối với bên Công ty B là khá lơn nên các bên có thể thỏa thuận để khắc phục thiệt hại cũng như có thể giảm mức thiệt hại do bên vi phạm gây ra.

>&gt Xem thêm: 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với 0899456055 hoặc gửi qua email:  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Tư vấn Luật Dân sự –  

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *