Trách nhiệm của ban pháp chế và các ban chuyên môn của Hội đồng nhân dân trong việc thẩm định tính hợp hiến hợp pháp của dự thảo nghị quyết do Hội đồng nhân dân ban hành .

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép giới thiệu các quy định pháp lý về “Trách nhiệm của ban pháp chế và các ban chuyên môn của Hội đồng nhân dân trong việc thẩm định tính hợp hiến hợp pháp của dự thảo nghị quyết do Hội đồng nhân dân ban hành” với nội dung cụ thể như sau:

Trách nhiệm của ban pháp chế và các ban chuyên môn của Hội đồng nhân dân trong việc thẩm định tính hợp hiến hợp pháp của dự thảo nghị quyết do Hội đồng nhân dân ban hành .

Về phương diện hệ thống, các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương nằm trong hệ thống tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia. Chính vì vậy, yêu cầu bắt buộc chung là phải đảm bảo tính hợp Hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong cả hệ thống. Vì vậy, ngoài việc xem xét sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh cuả văn bản, một vấn đề không thể không đưa vào nội dung thẩm định là tính hợp Hiến, hợp pháp của văn bản. Chức năng của pháp luật là điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng sự phát triển theo chiều hướng phù hợp với bản chất của Nhà nước, lợi ích chung tiến bộ của xã hội. Khi xây dựng một dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, nhà làm luật phải đối mặt với ba vấn đề chính: hành thành một hệ thống quy phạm hoàn chỉnh; thiết lập một cơ chế vững chắc cho việc thực hiện các quy phạm đó trong những quan hệ pháp luật cụ thể; đảm bảo sự hoa nhập giữa các quy định mới với hệ thống pháp luật hiện hành. Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp là nội dung mang tính nguyên tắc trong việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luậtcủa Hội đồng nhân dân.

Ban pháp chế và các ban chuyên môn của Hội đồng nhân dân về việc xem xét tính hợp Hiến của dự thảo: Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính vì vậy khi tiến hành thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan thẩm định cần xem xét nội dung dự thảo có phù hợp với tinh thần của Hiến pháp hay không. Bao gồm: sự phù hợp của các quy định của dự thảo với quy định cụ thể, nguyên tắc, tinh thần của Hiến pháp về bản chất của Nhà nước; về chế độ kinh tế; về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,…

+ Các văn bản quy phạm pháp luật không được trái với quy định của Hiến pháp. Khi kiểm tra tính hợp hiến cuẩ dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân ban pháp chế và các ban chuyên môn của Hội đồng nhân dân cần đặc biệt lưu ý đến các quyền cơ bản của công dân mà Hiến pháp đã quy định để đảm bảo rằng các quyền đó không bị hạn chế.

+ Ban pháp chế và các ban chuyên môn của Hội đồng nhân dân cần thẩm định xem dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân có phù hợp với tinh thần của Hiến pháp hhay không. Nếu Hiến pháp quy định “không được phân biệt đối xử” thì các văn bản pháp luật, bất luận dưới hình thức gì, nếu có tính chất “bất bình đẳng” giữa các công dân trước pháp luật thì không được coi là phù hợp với tinh thần của Hiến pháp.

Ví dụ: Năm 2004, khi Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 210/2004/QĐ-UBND về quy định thủ tục xử phạt qua hình ảnh một số hành vi trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại Thành phố, tại thời điểm đó, Quyết định đó được cho là có dấu hiệu trái luật vì không phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp đã có Công văn thông báo cho Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về vụ việc này). Tuy nhiên, cho rằng đây là thủ tục xử phạt được cho là rất mới mẻ, mang tính cách mạng và rất hiện đại nên Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh đề nghị giữ nguyên hiệu lực của văn bản này. Bởi lẽ, trong quyết định, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh không tạo ra các hành vi hành chính, mà chỉ thu thập, củng cố chứng cứ cho vững chắc để xử lý vi phạm thông qua hình ảnh.

Ban pháp chế và các ban chuyên môn của Hội đồng nhân dân trong việc thẩm định tính hợp pháp của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, cơ quan thẩm định phải xem xét văn bản có phù hợp với Nghị quyết, Luật của Quốc hội; nghị quyết, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ; thông tư, quyết định của bộ, ngành quản lý ngành, lĩnh vực.

+ Ban pháp chế và các ban chuyên môn của Hội đồng nhân dân cần thẩm định căn cứ pháp lý để ban hành văn bản. Trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ pháp lý là những chuẩn mực pháp luật được quy định trong các văn bản liên quan mà theo đó văn bản được ban hành là hợp pháp. Do vậy, ban pháp chế và các ban chuyên môn của Hội đồng nhân dân cần xem xét xem căn cứ pháp lý của dự thảo nghị quyết đó là gì, căn cứ đó có chính xác không.

+ Ban pháp chế và các ban chuyên môn của Hội đồng nhân dân cần thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân có ban hành đúng thẩm quyền hay không, thẩm quyền ban hành ở đây là thẩm quyền về hình thức và thẩm quyền về nội dung. Về hình thức: được hiểu là các chủ thể trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật có dung tên gọi pháp luật quy định. Thẩm quyền về nội dung: là giới hạn quyền lực các chủ thể trong quá trình gải quyết công việc do pháp luật quy định.

+ Ban pháp chế và các ban chuyên môn của Hội đồng nhân dân cần thẩm định về thủ tục ban hành dự thảo nghị quyết. Vì văn bản quy phạm pháp luật có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các môi quan hệ xã hội. Do vậy, cần đảm bảo sự chặt chẽ, thống nhất trong hoạt động xây dựng và ban hành là rất cần thiết.

+ Ban pháp chế và các ban chuyên môn của Hội đồng nhân dân cần thẩm định  văn bản ban hành có tuân theo những quy định của pháp luật về thể thức, kỹ thuật trình bày. Trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, những quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày đóng vai trò khá quan trọng. Thể thức là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chung áp dụng đối với mỗi loại văn bản và các thành phần bổ sung trong các trường hợp cụ thể.

+ Ban pháp chế và các ban chuyên môn của Hội đồng nhân dân cần thẩm định  dự thảo nghị định có đảm bảo hợp pháp về nội dung Hệ thống pháp luật Việt Nam là hệ thống tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Để đảm bảo tính thống nhất thì văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành theo trật tự pháp lý từ trên xuống dưới, văn bản quy phạm pháp luật cấp dưới phải đáp ứng nhu cầu thực tế và phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật cấp trên.

Ví dụ:Ngày 22/5/2015, Sở Tư pháp nhận được Công văn số 634/STNMT-VP ngày 21/5/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam V/v đề nghị thẩm định dự thảo Quyết định ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam; sau khi nghiên cứu nội dung dự thảo và hồ sơ kèm theo, đối chiếu với các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành, Sở Tư pháp có ý kiến như sau:

Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, Sở Tư pháp nhận thấy:

– Thẩm quyền về hình thức: Theo quy định tại Điều 10 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân UBND năm 2003; Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 thì Sở Tài nguyên và Môi trường  tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định là đúng thẩm quyền.

– Thẩm quyền về nội dung: Đảm bảo thẩm quyền về nội dung theo quy định tại Điều 8 Luật Giá năm 2012; Điều 22 Nghị định 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ và khoản 2 Điều 19 ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 “Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định trực tiếp nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung, không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác”; do đó, đề nghị Sở Tài chính nghiên cứu các vấn đề mà văn bản Trung ương đã quy định rồi thì không nhất thiết phải chép lại (quy định lại), chỉ quy định những vấn đề mà Trung ương giao cho địa phương quy định.

– Dự thảo quy định kèm theo Quyết định:

Các quy định tại khoản 1 đến khoản 6 Điều 6 được giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định các biện pháp áp dụng bình ổn giá theo thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế tại địa phương trong trường hợp thiên tai, hỏa hạn, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ quy định cụ thể tại khoản 6 Điều 7 ngày 14/11/2013 của Chính phủ; ngoài các trường hợp trên,Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ tổ chức triển khai thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, các Bộ quản lý ngành liên quan. Theo đó việc quy định như vậy trong dự thảo là chưa phù hợp. 

Trân trọng!

Bộ phận hành chính – Minh Khuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *