Trách nhiệm bồi thường khi gây tai nạn giao thông được quy định như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tai nạn giao thông luôn để lại nỗi đau cho người thân về cả tinh thần và tài sản. Luật sư của công ty luật DV Xingiaypheptư vấn về Trách nhiệm bồi thường khi gây tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật hiện nay:

Mục lục bài viết

1. Trách nhiệm bồi thường khi gây tai nạn giao thông được quy định như thế nào?

Luật sư tư vấn xin giấy phép về Trách nhiệm bồi thường khi gây tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật hiện nay:

Trách nhiệm bồi thường khi gây tai nạn giao thông được quy định như thế nào?

Cảnh sát giao thông là cơ quan xử lý, đo đạc hiện trường về các vụ tai nạn giao thông – Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục của chúng tôi, câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Trong trường hợp có xảy ra tai nạn giao thông , việc xem xét đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm hình sự trước pháp luật sẽ căn cứ vào yếu tố lỗi , bên nào có lỗi trong việc gây ra tai nạn thì bên dó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc gây tai nạn của mình.

Theo Điều 260 () có quy định về hình phạt với người vi phạm quy định vè an toàn giao thông đường bộ

266

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo chương XX , vấn đề bồi thường thiệt hại khi gây ra tai nạn giao thông được quy định như sau :

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật dân sự 2015.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, , người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Điều 587. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”

Trong đó đáng chú ý nhát là mức bồi thường được quy định như thế nào, điều này được quy định cụ thể như sau :

“Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.”

“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Thưa luật sư , tôi làm lái xe cho tập đoàn than, trong lúc làm việc tôi có gây tai nạn làm 1 người qua đời, tôi đã bỏ tiền ra để bồi thường cho gia đình người này, vậy công ty có trách nhiệm bồi thường cho tôi không?

Trả lời: Trong trường hợp này, nếu bạn vi phạm quy định về an toàn giao thông hoặc an toàn lao động mà gây ra thiệt hại thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường, còn nếu việc gây tai nạn là do ngyên nhân khách quan (ví dụ trời mưa bị hạn chế tầm nhìn…) thì bạn có thể yêu cầu công ty hỗ trợ khoản phí bồi thường này .

Chào luật sư! Thưa luật sư vừa rồi lái xe nhà em do không quen đường và không quen xe lái xe vô tình gây tai nạn và lái xe chết tại chỗ, 2 bên gia đinh là chủ xe là nhà em và gia đình nhà lái xe đã tự hoà giải, nhà em hỗ trợ gia đình lái xe khoản tiền 70 triệu. giờ xe nhà em vẫn đang bị giữ ở đồn công an 20 ngày mà công an không chịu giải quyết cứ đòi tiền khoản nọ khoản kia để ăn uống với cho sếp quá nhiều, gia đình em không đáp ứng được những đòi hỏi đó nên cơ quan cứ lẩn tránh không giải quyết, bây giờ em muốn hỏi luật sư nhà em nên giải quyêt vụ việc này như thế nào ạ? em xin chân thành cảm ơn ạ.

Trả lời: Trong trường hợp các bên đã hòa giải với nhau về việc bồi thường gia đình bạn cũng đã thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho 2 bên, mặt khác người lái xe là chủ thể có lỗi đã qua đời nên không thể truy cứu trách nhiệm hình sự với người này được, do vậy bạn có thể làm cơ quan công an yêu cầu được trả lại xe .

Xin chào luật sư! Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi có một người anh trong buổi đi làm về anh tôi có gây tai nạn cho một người nhưng người đó bị thương nặng và được chở đi bệnh viện và nằm mấy tháng thì chết. Cho tôi hỏi là trong lúc anh tôi gây tai nạn thì có hơi men trong người. Người mà anh tôi tông đó cũng bị tai nạn một lần rồi mất sức lao dộng 80 %. Như vậy anh tôi có bị ở tù khi nhà người bị tông không không? Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi

Trả lời: Với trường hợp của anh bạn, giả sử anh bạn có lỗi trong việc gây tai nạn giao thông thì việc cơ quan điều tra tiến hành khởi tố sẽ không phụ thuộc vào việc người bị hại có yêu cầu hay không, với tội phạm về vi phạm an toàn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng thì khi cơ quan công an phát hiện ra tội phạm sẽ tiến hành khởi tố anh bạn .

2. Tư vấn về bồi thường thiệt hại khi lái xe gây tai nạn giao thông ?

Thưa luật sư, Ông A là lái xe cho công ty X. Ngày chủ nhật ông A lái xe từ TPHCM tới Vũng Tàu. Trên đường đi ông A gây tai nạn cho bà B. Hỏi ai là người phải bồi thường tiền viện phí, thuốc men cho bà B. Hãy đặt tên cho nghĩa vụ dân sự trên. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Khoản 2 mục III hướng dẫn áp dụng bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao thì :

“a) Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ.

b) Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thoả thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.

c)Về nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây

– Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

– Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cần chú ý là trong trường hợp pháp luật có quy định khác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.

d) Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật).

Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

đ) Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.”

Như vậy theo quy định của pháp luật thì về nguyên tắc người đang chiếm hữu sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ sẽ phải bồi thường thiệt hại. Người đang chiếm giữ và sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thường thiệt hại và trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra với chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được đặt ra khi thiệt hại do lỗi của người bị hại và do có sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp mà bạn nêu đó là ông A lái xe thuê cho công ty X và ngày chủ nhật ông A lái xe đến Vũng Tàu thì gây tai nạn. Như vậy giữa ông A và công ty X đã kí kết một trong đó A lái xe thuê và được trả tiền công. Do đó A không phải là người chiếm hữu sử dụng ô tô đó mà người chiếm hữu sử dụng ô tô là công ty X. Do đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về công ty X

Tham khảo bài viết liên quan:

3. Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông ?

Thưa luật sư, em có chút thắc mắc mong luật sư tư vấn giúp. Vào tháng trước, bố và bác của em đang đi làm thì bị xe máy đi ngược chiều tông phải. Tỉ lệ thương tật của bố em là 62%. Giờ bên gây tai nạn cho bố em không chịu bồi thường thiệt hại. Vậy thưa luật sư, nếu giải quyết tại tòa án thì có nhận được bồi thường không và mức bồi thường sẽ như thế nào thưa luật sư ?

Cảm ơn quý luật sư đã đọc câu hỏi!

Người gửi: H.K

Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông ?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới công ty Xin giấy phép chúng tôi, vấn đề bạn đưa ra tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ Khoản 1 Điều 155 quy định:

“Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”

Bên cạnh đó, căn cứ vào Khoản 1 Điều 260 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định:

266

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”

Mặc khác, do bạn không không nói rõ người gây tại nạn lúc đó có cứu giúp hay bỏ chạy luôn. Nếu người đó không cứu giúp thì có thể được xem là tình tiết tăng nặng của Khoản 2 Điều 260 này: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:…Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn”.

Vì vậy Tòa án có thể xem xét hành vi phạm tội của tội phạm để làm căn cứ định khung mức hình phạt cũng như mức bồi thường cho bố bạn. Cụ thể như sau:

Tại Mục II.1 có hướng dẫn chi tiết:

“Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có)…..

1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

a) Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế…..

1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

a) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại.

b) Trong mọi trường hợp, khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.

c) Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.”

4. Lái xe không có lỗi khi gây tai nạn giao thông có phải bồi thường thiệt hại không?

Thưa luật sư, Mình là tài xế chạy xe cấp cứu cơ sở tư nhân. Khi điều khiển xe đến đoạn qua lộ trên quốc lộ 1 xe mình có va quệt với 1 người đàn ông say rượu qua lộ từ hướng ngược lại. Trên xe mình đang vận chuyển bệnh nhân đi cấp cứu. Mình có thành ý bồi thường 1 số tiền là 15 triệu đồng cho người đàn ông đó. Để được làm để lấy bằng lái ra tiếp tục đi làm.

Nhưng người đàn ông đó làm khó không đồng ý. Khi công an xã gọi lên để làm viêc người đàn ông đó lấy lý do chưa khoẻ để không lên làm việc luôn. Hiện người đàn ông đó đang ở nhà và ăn uống bình thường. Bên phía công an giao thông họ cũng xác nhận tôi không có lỗi. Và đã cho chủ xe lấy xe ra. Nhưng tôi chưa lấy được giấy tờ và phải chờ toà xử. Lương thưởng của tôi khoản 6 triệu 1 tháng. Sự việc đã xảy ra hơn 2 tháng rồi. Xin hỏi tôi có được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về quãng thời gian không thể đi làm cho đến khi lấy được giấy tờ ra đi làm lại do bị làm khó như vậy hay không.

Xin cảm ơn công ty luật rất nhiều. Best Regard.
Người gửi: Đoàn Minh Thiện.

Lái xe không có lỗi khi gây tai nạn giao thông có phải bồi thường thiệt hại không?

:

Trả lời:

Câu trả lời của bạn được trả lời như sau:

– Căn cứ vào có quy định riêng về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, cụ thể: Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

– Theo của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thì ngay cả khi không có lỗi nhưng chủ sở hữu xe vẫn phải bồi thường thiệt do đây là phương tiện giao thông vận tải cơ giới cũng là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Đồng thời, Theo hướng dẫn tại mục III nghị quyết 03/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, chủ sở hữu xe cơ giới là người trước tiên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xe cơ giới gây ra. Người thứ hai có trách nhiệm bồi thường là người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe cơ giới, cả khi người này không có lỗi.

Và trong mục III của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao:

Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt:

– Nếu B chỉ được A thuê lái xe ô tô và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại.

– Nếu B được A giao xe ô tô thông qua hợp đồng thuê tài sản, có nghĩa A không còn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà B là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp; do đó, B phải bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp này được sự đồng ý của A, B giao xe ô tô cho C thông qua hợp đồng cho thuê lại tài sản, thì C là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó; do đó, C phải bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp này của bạn, bạn là người được thuê để lái xe và không phải chủ sở hữu nên bạn không phải bồi thường ngay cả khi bạn có lỗi gây tai nạn mà chủ sở hữu xe đó mới phải bồi thường thiệt hại.

Còn về việc bạn bị tạm giữ giấy phép lái xe để chờ xét xử gây ảnh hưởng tới mức lương của bạn thì công ty nơi bạn được thuê lái xe chịu trách nhiệm bồi thường.

Trong trường hợp bạn không có lỗi gây ra tai nạn thì Công ty nơi bạn làm việc sẽ kiện và yêu cầu người lái xe mô tô gây tai nạn yêu cầu phải bồi thường.

5. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông

Nhiều chuyên gia nhận xét việc xác định trách nhiệm bồi thường trong các tai nạn giao thông hiện nay có lẽ phức tạp, rắc rối chỉ sau các tranh chấp về đất đai. Thực tiễn xét xử đã chứng minh điều đó, khi rất nhiều bản án của tòa cấp dưới bị cấp trên hủy, sửa vì khác quan điểm vận dụng pháp luật.

Theo luật, ôtô, xe máy là nguồn nguy hiểm cao độ và chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi. Luật là vậy nhưng thực tiễn giải quyết các tranh chấp bồi thường thiệt hại do ôtô, xe máy gây ra ở các tòa, nhiều vướng mắc đã nảy sinh…

Để công bằng, cần quy định theo hướng nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì sẽ không được bồi thường?

Làm sao cho công bằng?

NVA ngụ quận 11 (TP.HCM) mua một chiếc xe tải nhẹ rồi cho B thuê xe theo một hợp đồng dài hạn. B thuê C lái xe để chở hàng hóa. Ngày 25-11-2010, C chạy xe trên đường một chiều đúng quy định. D đang đạp xe, do không rành đường, không để ý nên vô tình đi ngược chiều, đụng phải chiếc xe tải này và bị thương nặng.

Sau đó, D khởi kiện yêu cầu A. và B cùng liên đới bồi thường thiệt hại. Vụ việc đã làm phát sinh hai luồng quan điểm về hướng giải quyết.

Theo quan điểm thứ nhất, khoản 3 Điều 623 BLDS quy định trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông vận tải cơ giới cũng phải bồi thường. Trách nhiệm này chỉ được miễn trừ nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại. Như vậy A. (chủ sở hữu xe) và B (người được A. giao chiếm hữu, sử dụng xe) phải liên đới bồi thường cho D vì thiệt hại của D xảy ra không phải là do lỗi cố ý của D.

>> :

Ngược lại, quan điểm thứ hai cho rằng người lái xe hoàn toàn không có lỗi trong vụ tai nạn nên không đủ yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Nếu tòa bắt A. và B phải liên đới bồi thường cho D sẽ không đảm bảo tính công bằng. Theo một thẩm phán TAND TP.HCM, quy định tại khoản 3 Điều 623 BLDS nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bị thiệt hại, tránh việc chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng xe máy, ôtô thoái thác trách nhiệm bồi thường với lý do không có lỗi trong việc quản lý, sử dụng xe. Điều luật cũng đặt ra các trường hợp miễn trừ trách nhiệm là khi thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hay thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Chẳng hạn một người bất ngờ lao vào ôtô tự tử thì chủ ôtô, người được giao chiếm hữu, sử dụng ôtô sẽ không phải bồi thường.

Tuy nhiên, pháp luật chưa bao quát được hết các tình huống xảy ra. Chẳng hạn tình huống chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng phương tiện không có lỗi trong việc quản lý, sử dụng phương tiện, người điều khiển phương tiện không có lỗi trong tai nạn nhưng thiệt hại xảy ra không phải do lỗi cố ý của người bị thiệt hại thì sao? Để công bằng, cần phải quy định theo hướng một khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng phương tiện, người điều khiển phương tiện không có lỗi thì không phải bồi thường.

Nhiều tình huống phức tạp

Một thẩm phán tòa quận ở TP.HCM đang nhức đầu với một vụ kiện đòi bồi thường vì tai nạn giao thông mà ông được giao giải quyết.

Theo hồ sơ, A và B biết C không uống được rượu. Nhằm thỏa mãn thú vui, A và B đã cưỡng bức C phải uống rượu cho đến khi C bị say mèm, mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi. Sau đó, C chạy xe máy của mình gây tai nạn làm một người đi đường bị thương.

Theo khoản 2 Điều 615 , người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường. Tuy nhiên, trong trường hợp này, C uống rượu đến say mèm là do bị cưỡng bức, vậy bắt C bồi thường có công bằng? Mặt khác, có thể xác định A và B là những người cùng gây ra thiệt hại để buộc cùng liên đới bồi thường theo quy định tại Điều 616 BLDS? Ở đây, họ chỉ ép C uống rượu chứ đâu có ép C chạy xe máy dẫn đến tai nạn?

Một thẩm phán khác cũng đang mệt mỏi với một vụ tai nạn giao thông mà cả bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại đều có lỗi bởi chưa có hướng dẫn để xác định mức độ lỗi.

Ngày 25-6-2010, ông P. say rượu chạy xe , đụng phải bà E. đang cố ý đi ngược chiều cho tiện đường làm bà E. bị thương nặng. Theo Điều 617 BLDS, khi người bị thiệt hại cũng có lỗi thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Tuy nhiên, làm sao để xác định được chính xác mức độ lỗi của ông P., bà E. để đảm bảo “phần bồi thường tương ứng”?

Một vụ việc, bốn hướng giải quyết

Em NTL ngụ quận Tân Bình (TP.HCM), 14 tuổi, học lớp 9. Thời gian học tại trường, L. lẻn ra ngoài lấy xe máy của chú chạy, lấn trái gây tai nạn làm một người bị thương nặng. Khi giải quyết vụ đòi bồi thường của nạn nhân, tòa rất mệt mỏi bởi phải xác định trách nhiệm của nhiều bên với nhiều tình huống:

– Nếu người chú không có lỗi trong việc để cho em L. lấy xe, trường học có lỗi trong việc quản lý em thì trường học phải bồi thường.

– Nếu người chú không có lỗi trong việc để cho em L. lấy xe, trường học không có lỗi trong việc quản lý em thì cha mẹ hoặc người giám hộ của em phải bồi thường.

– Nếu người chú có lỗi trong việc để cho em L. lấy xe, trường học không có lỗi trong việc quản lý em thì người chú phải liên đới với cha mẹ hoặc người giám hộ của em để bồi thường.

– Nếu người chú có lỗi để cho em L. lấy xe, trường học cũng có lỗi trong việc quản lý thì người chú phải liên đới với trường học để bồi thường.

Thẩm phán phải bao quát

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, được quy định trong Chương XXI Bộ luật Dân sự (từ Điều 604 đến 629).

Theo Bộ luật Dân sự và hướng dẫn tại Nghị quyết số 03 ngày 8-7-2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ bốn yếu tố:

1. Phải có thiệt hại xảy ra;

2. Phải có hành vi trái pháp luật;

3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật;

4. Phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt hại.

Yếu tố thứ tư (phải lỗi của người gây thiệt hại) chỉ được loại trừ trong trường hợp pháp luật có quy định. Trong Bộ luật Dân sự hiện hành, duy nhất chỉ có trường hợp bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường (quy định tại Điều 624) là không cần yếu tố lỗi của người gây thiệt hại cũng có thể làm phát sinh trách nhiệm bồi thường.

Thực tế, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ, trong đó có phương tiện giao thông vận tải cơ giới gây ra là khá rắc rối bởi các tình huống đa dạng, phức tạp. Khi giải quyết án loại này, thẩm phán cần phải có tầm nhìn bao quát, phải căn cứ vào đặc điểm của người gây thiệt hại, đối tượng bị xâm hại, tính chất lỗi vi phạm của các bên liên quan… để áp dụng những điều luật tương ứng thì mới có thể xác định được chính xác người phải bồi thường.

Một thẩm phán TAND Tối cao

6. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng?

Ngày 17.2.2006, tại Km 42+057 QL1A thuộc địa phận xã Nhân Lý, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn đã xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng giữa xe ôtô BKS 29T- 6084 và xe khách 29V- 1591, làm 4 người chết và 14 người bị thương. Đến nay, vụ án đã 2 lần được TAND các cấp đưa ra xét xử, nhưng gia đình các bị hại vẫn bức xúc cho rằng: phán quyết của tòa án là thiếu khách quan và có nhiều điểm mâu thuẫn.

>>

“Quên” bồi thường

Theo Bản án hình sự sơ thẩm số 26/2006/HSST ngày 12.10.2006 của TAND huyện Chi Lăng, Lạng Sơn: Ngày 17.2.2006, Trần Trung Kiên được Công ty cổ phần Vận tải và Du lịch Hoa Thêm (Đống Đa – Hà Nội) giao điều khiển xe ôtô chở khách 16 chỗ ngồi, BKS 29V – 1591 chở khoảng 15 hành khách đi từ Hà Nội theo hướng QL1A lên Lạng Sơn. Đến Km 42+057, trời mưa, đường trơn, Kiên điều khiển xe không làm chủ tốc độ nên xe lạng sang trái, sang phải, lấn đường của xe đi ngược chiều. Sau đó xe ôtô này quay ngang sang làn đường dành cho xe đi ngược chiều. Vừa lúc đó, xe ôtô 12 chỗ BKS 29T- 6084 do Lê Tuấn Thành điều khiển đi đến và va vào sườn bên trái xe ôtô 29V – 1591. Hậu quả làm anh Thành và 3 người khác trên xe 29V – 1591 chết tại chỗ, 14 người bị thương.

Ngày 12.10.2006, TAND huyện Chi Lăng đã đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tòa trên, TAND huyện Chi Lăng khẳng định: Trong vụ tai nạn này, bị cáo Kiên do không chấp hành nghiêm chỉnh Luật GTĐB, chủ quan lái xe chạy nhanh khi trời đang mưa to, nên khi vào cua không làm chủ được tay lái để xe lấn sang phần đường của xe đi ngược chiều nên gây tai nạn. Với hành vi trên, Trần Trung Kiên bị tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù giam. Ngoài ra, Kiên còn phải có trách nhiệm bồi thường cho các gia đình có người thiệt mạng là 30 triệu đồng trở lên.

Tuy nhiên, với trường hợp thiệt mạng là anh Lê Tuấn Thành, lái xe 29T- 6084, TAND huyện Chi Lăng đưa ra những lý do hết sức mơ hồ khi cho rằng: “trong vụ án này, lái xe 29T – 6084 là Lê Tuấn Thành có một phần lỗi là điều khiển xe ôtô với tốc độ không phù hợp” nên chỉ được bồi thường 8 triệu đồng. Nhưng thực tế, HĐXX và các cơ quan chức năng lại không chứng minh được khi xảy ra tai nạn xe ôtô 29T – 6084 đang chạy với vận tốc là bao nhiêu (?)Vấn đề đặt ra ở đây là việc xảy ra tai nạn là do xe ôtô 29V V-1591, không làm chủ tốc độ dẫn đến lao sang phần đường dành cho xe đi ngược chiều, gây TNGT; còn xe ôtô 29T – 6084 bị gặp nạn là do bất khả kháng, không thể phòng tránh. Điều khó hiểu là tại trích lục bản án hình sự, ngày 14.11.2006, của TAND huyện Chi Lăng, gia đình anh Lê Tuấn Thành lại không có tên trong danh sách được nhận tiền bồi thường từ phía bị cáo và Công ty Hoa Thêm.

Bồi thường quá ít?

Trước những bức xúc này, gia đình anh Lê Tuấn Thành và một số người khác đã làm . Trong đơn kháng cáo, chị Nguyễn Thị Tuyết (vợ nạn nhân Lê Tuấn Thành) cho rằng: bị cáo Trần Trung Kiên chỉ bị xử phạt 5 năm 6 tháng tù là quá nhẹ; việc kết luận lái xe Lê Tuấn Thành cho xe chạy không phù hợp là mơ hồ, thiếu khách quan, và mức bồi thường thiệt hại cho gia đình là quá thấp. Vì thế, ngày 23.1.2007, TAND tỉnh Lạng Sơn đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ TNGT trên. Tại đây, HĐXX đã quyết định tăng mức phạt đối với bị cáo Trần Trung Kiên là 7 năm tù giam. Ngoài ra, Tòa án cũng quyết định hủy án sơ thẩm về phần bồi thường và giao cho TAND huyện Chi Lăng xét xử sơ thẩm lại phần này. Sau phán quyết của TAND huyện Chi Lăng, các gia đình có người thân bị thiệt mạng trong vụ TNGT trên như Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Thị Ngọc Loan, Tạ Đình Hoàng cho rằng mức đền bù mà TAND Chi Lăng trước đây đưa ra là quá thấp. Bởi hầu hết nạn nhân thiệt mạng đều đang là trụ cột của gia đình nên sau khi họ mất đi hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ phía Công ty Hoa Thêm để họ nuôi dạy con cái đến năm 18 tuổi. Ngoài ra, việc kết luận anh Thành chạy tốc độ không phù hợp dẫn đến gây tai nạn là thiếu thuyết phục. Vì vậy, gia đình các nạn nhân mong muốn TAND huyện Chi Lăng đưa ra phán quyết khách quan, công tâm về bồi thường thiệt hại về con người và hư hỏng phương tiện. Đặc biệt, đối với gia đình nạn nhân Lê Tuấn Thành kể từ ngày xảy ra cái chết thương tâm của một người chồng, người cha vẫn chưa nhận được bất cứ sự bồi thường và hỗ trợ nào từ phía Công ty Hoa Thêm. Hiện nay, hoàn cảnh gia đình nạn nhân gặp rất nhiều khó khăn. Chị Nguyễn Thị Tuyết (vợ nạn nhân Lê Tuấn Thành) đang phải lao động hàng ngày, nuôi mẹ già và hai con nhỏ.

Dự kiến, trong ngày 18.5.2007, TAND huyện Chi Lăng sẽ mở phiên sơ thẩm xét xử về yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ TNGT trên. Dư luận đang mong đợi một bản án khách quan, công tâm từ TAND huyện Chi Lăng. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin và gửi đến bạn đọc những diễn biến mới nhất về vụ án này.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực giao thông và bồi thường thiệt hại về tài sản, tinh thần, tính mạng vui lòng gọi: đội ngũ luật sư của luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *