Tội vô ý gây thương tích bị xử lý thế nào theo quy định mới của luật hình sự?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Vô ý gây ra thương tích cho người khác thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại với hành vi vô ý gây thương tích được pháp luật quy định như thế nào? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Tội vô ý gây thương tích bị xử lý thế nào?

Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 138 :

– Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

+ Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

– Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến - 0899456055

pháp luật hình sự qua điện thoại gọi:

PHÂN TÍCH CẤU THÀNH TỘI VÔ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI SỨC KHỎE:

A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM

1. Khái niệm

Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được hiểu là hành vi cẩu thả hoặc vì quá tự tin gây hậu quả làm người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe.

2. Các yếu tố cấu thành tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

2.1. Khách thể của tội phạm

Hành vi phạm tội xâm phạm đến sức khỏe của người khác được pháp luật bảo vệ.

2.2. Mặt khách quan

a) Về hành vi: Có hành vi vi phạm dẫn đến gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác.

b) Hậu quả: Hành vi nêu trên đã gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu người bị hại có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, căn cứ để xác định có hành vi phạm tội hay không trong trường hợp do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tỷ lệ thương tật của người bị hại. Vì vậy, trong mọi trường hợp, các cơ quan tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định pháp ý đối với nạn nhân.

2.3. Về : Người thực hiện hành vi này với lỗi vô ý (vì cẩu thả hoặc vì quá tự tin)

2.4. Về chủ thể

Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, đó là những người được giao thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, người được giao thực hiện nhiệm vụ trong quản lý, điều hành cơ quan, tổ chức (có hoặc không có chức vụ, quyền hạn).

3. Về hình phạt

Bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm. Được áp dụng với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý:

2. Tội vô ý gây thương tích do vi phạm quy tắc nghề nghiệp

Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính được quy định tại Điều 139 :

Tội vô ý gây thương tích bị xử lý thế nào theo quy định mới của luật hình sự?

Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Định nghĩa: Ngoài những dấu hiệu như đối với tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 138, thì tội phạm này còn có thêm một trong hai dấu hiệu, đó là: người phạm tội do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc do vi phạm quy tắc hành chính.

Do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc do vi phạm quy tắc hành chính mà vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, căn cứ để xác định có hành vi phạm tội hay không trong trường hợp do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là tỷ lệ thương tật của người bị hại. Vì vậy, trong mọi trường hợp, các cơ quan tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định pháp y đối với nạn nhân.

Việc xác định thế nào là do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc do vi phạm quy tắc hành chính. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính chỉ khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính quy định tại Điều 129 Bộ luật hình sự ở một điểm, đó là hậu quả (thiệt hại về thể chất) thực tế đã xảy ra. Nếu chết người là thuộc trường hợp quy định tại Điều 129, nếu gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì thuộc trường hợp quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, người phạm tội này có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Việc quy định hình phạt bổ sung đối với người phạm tội này là cần thiết, có tính phòng ngừa cao.

>> Tham khảo ngay dịch vụ pháp lý sau:

3. Mức án nào cho Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác?

Thưa luật sư, xin hỏi: Chồng tôi có một người bạn, người này gây xung đột với một người bạn khác mà chồng tôi quen cho nên đã nhờ chồng tôi đứng ra giải hòa nhưng khi ra đến nơi cứ tưởng mọi chuyện được giải quyết thì khi đi ra về khoảng 100m thì có một đám thanh niên lạ mặt chạy tới đâm chồng tôi (vì tụi nó không biết người gây xích mích là ai nên đâm nhầm).

Đâm 2 nhát vào vùng bụng bên phải và dưới vai bên phải, ngoài ra người này còn đâm nhát thứ 3 mà chồng tôi đỡ được. Hiện tại, chồng tôi bị tổn thương phần phổi nghiêm trọng phải làm tiểu phẫu để hút khí. Trong khoảng thời gian nằm viện đợi vết thương hồi phục thì chồng tôi không thể lao động để nuôi gia đình vì anh là trụ cột kiếm ra tiền cho gia đình tôi, tôi rất mong được luật sư tư vấn về trường hợp và hoàn cảnh của gia đình tôi nên làm thế nào và luật như thế nào? Rất cảm ơn luật sư.

– Ngô Thị Hồng Nhung –

Tội vô ý gây thương tích bị xử lý thế nào theo quy định mới của luật hình sự?

Trả lời:

Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định, hướng dẫn tại Điều 138 , lúc này, bạn cần trưng cầu giám định thương tật và gửi đến cơ quan công an để đề nghị khởi tố vụ án hình sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp này, được quy định tại Điều 590 thì gia đình bạn có quyền yêu cầu bên người đâm chồng bạn bồi thường với mức cụ thể như sau:

“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

>> Tham khảo ngay nội dung:

4. Tư vấn xử lý trường hợp dùng súng bắn chim vô ý gây thương tích?

Thưa luật sư, em có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Em gái em và một bạn trai đang đi trên đường vào khoảng 20h tối 5/12 âm lịch thì bị một anh (đang là trưởng Công an xã) đi bắn chim dùng súng bắn đạn ria vô ý bắn vào người gây thương tích, em gái em trúng 4 viên, bạn trai trúng 17 viên phải nằm viện 16 ngày. Vậy trong trường hợp này người gây thương tích trên bị xử lý như thế nào?

Em xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Xin giấy phép!

Người gửi: Duy Tuấn

Tư vấn xử lý trường hợp dùng súng bắn chim vô ý gây thương tích ?

Tư vấn xử lý trường hợp dùng súng bắn chim vô ý gây thương tích, gọi:

Trả lời:

Để biết được trong trường hợp này anh trưởng Công an kia sẽ bị xử lý như thế nào, bạn cần căn cứ vào tỷ lệ thương tậ của em gái và bạn trai của em gái bạn.

Thứ nhất, anh Công an sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nêu như vô ý gây thương tật từ 31% trở lên. Căn cứ theo Điều 138 , dựa vào điều này, bạn có thể định mức hình phạt mà anh trưởng Công an phải nhận.

Thứ hai, trong trường hợp thương tật dưới 31%, thì anh Công an sẽ bị xử lý theo quy của . Có thể xác định được, trường hợp này anh Công an sẽ phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho em gái và bạn trai của em gái bạn theo quy định tại Điều 590 , bao gồm các khoản bồi thường sau:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị: Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế. Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được xác định như sau:

+ Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

+ Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.

+ Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công chăm sóc bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

+ Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó không được bồi thường.

-Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

+ Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.

+ Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm: Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Dựa vào những căn cứ trên đây, bạn có thể xác định rõ rằng anh trưởng Công an vô ý gây thiệt hại cho em gái và bạn trai của em gái bạn, sẽ phải chịu những hình phạt như thế nào.

>> Tham khảo nội dung liên quan:

5. Có hay không vụ việc xô xát dẫn đến gây thương tích?

Thưa Xin giấy phép, ngày 05/01/2019 ông A có cãi nhau với cô B hàng xóm, hai bên cãi nhau lời qua tiếng lại khoảng 20 phút, hai bên hoàn toàn không có xô xát. Sau đó, ngày 07/01/2019 cô B ông A về , có kèm theo giấy giám định thương tích (phòng khám tư nhân). Em nhờ xin giấy phép tư vấn cho em cách giải quyết trường hợp trên? Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Minh

Gây thương tích 4% có bị truy cứu TNHS hay không?

Luật sư tư vấn luật hình sự gọi:

Trả lời:

Căn cứ Điều 134 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

…”

Như vậy, nếu người nào có đầy đủ các hành vi cấu thành tội phạm về tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 134 thì tùy theo mức độ tỷ lệ thương tật khác nhau khung hình phạt sẽ khác nhau.

Căn cứ Điều 155 quy định:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

Như vậy, nếu người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 thì những người này chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Trong trường hợp người yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án được đình chỉ. Về mức độ tỷ lệ thương tật, căn cứ Điều 205 quy định về trưng cầu giám định, theo đó, việc xác định tỷ lệ thương tật thuộc trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, theo đó việc giám định có thể được tiến hành tại cơ quan giám định hoặc nơi tiến hành điều tra vụ án. Do đó, việc cô B tố cáo A với cơ quan điều tra về tội cố ý gây thương tích kèm theo giấy giám định tỷ lệ thương tật do phòng khám tư nhân cấp thì giấy giám định tỷ lệ thương tật này không có giá trị pháp lý đối với vụ án.

Kết luận: Từ những phân tích trên cho thấy, tỷ lệ thương tật trong yếu tố khách quan cấu thành tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự được cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định, việc tiến hành giám định được tiến hành tại cơ quan giám định. Vì vậy, nếu A không gây ra thương tích cho B thì trong kết quả giám định sẽ không có thương tật, từ đó cũng sẽ không có đủ yếu tố cấu thành tội phạm cố ý gây thương tích và A sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Mặt khác, A có thể khởi kiện ngược lại B về Tội vu khống được quy định tại Điều 156 :

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

…”

6. Gây thương tích 4% có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Thưa Luật sư, luật sư cho em hỏi là vợ em và 1 người đàn ông làm công an cũng có gia đình có quan hệ bất chính với nhau, vợ em đã nhận ra lỗi lầm nói với em và trở lại cuộc sống gia đình, nhưng người công an kia muốn gây sự và đã cùng nhiều giang hồ cầm dao, kiếm đến nhà và chém em thương tích 4%.

Nay em phải như thế nào, vì em không có bằng chứng rõ ràng về việc vợ em với ông công an có quan hệ bất chính, chỉ có người làm chứng thấy hai người ôm hôn nhau. Và nếu công an mà dẫn đầu nhiều người đến chém em như vậy thì xử lý như thế nào? Mong luật sư giúp đỡ em. Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: V.K

>>

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 134 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, theo đó, hành vi dẫn đầu một nhóm người, cầm dao, kiếm đâm chém bạn bị thương tích là 4% đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 1 Điều 134 khi có sử dụng hung khí nguy hiểm là dao, kiếm.

Trong trường hợp này, anh có thể làm đơn tố cáo để tòa có thẩm quyền xem xét và xử lý, với việc chứng minh vợ anh và người công an kia có quan hệ bất chính hay không, anh có thể đề nghị tòa án triệu tập người nhìn thấy 2 người họ ôm hôn nhau đến là người làm chứng. Trong trường hợp xấu nhất thì anh công an vẫn sẽ bị xử phạt hành chính do việc gây thương tích 4% cho anh theo quy định tại khoản 3 Điều 5 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hình sự – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *