Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện ? Đảm bảo an toàn điện

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Điện lực có thể được xem như một ngành công nghiệp then chốt, Điện là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngày sản xuất và phục vụ đời sống dân sinh. Việc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh điện lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng dưới góc độ quản lý kinh tế của mỗi quốc gia:

Mục lục bài viết

1. Tội vi phạm quy định về cung ứng điện

Tội vi phạm quy định về cung ứng điện được quy định tại Điều 199, cụ thể như sau:

Tội vi phạm các quy định về cung ứng điện

1. Người nào có trách nhiệm mà đóng điện, cắt điện, từ chối cung cấp điện trái quy định của pháp luật hoặc trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trân trọng./.

2. Mức xử phạt trong lĩnh vực điện lực ?

Thưa Luật sư, gia đình tôi có thuê một thợ hàn về hàn trong thời gian 4 tiếng. Khi gia đình không có ở nhà đã giao cho thợ hàn sử dụng điện của gia đình để hàn (thợ hàn tự ý bắc điện không qua công tơ) tôi báo thợ điện về xem giúp vì công tơ vừa lắp được 4 ngày .Thợ điện liền gọi cho nhà quản lí điện yêu cầu lập biên bản, gia đình tôi chấp thuận đã sai và kí vào biên bản.

Thợ điện liền gọi cho nhà quản lí điện yêu cầu lập biên bản, gia đình tôi chấp thuận đã sai và kí vào biên bản. Nhà điện đã lập ba biên bản có sự chứng kiến của cấp xã (lần 1 và lần 3) . Sau khi kê khai yêu cầu gia đình tôi ra nộp phạt. Gia đình tôi ra nộp phạt bên điện lực lại không cho nộp và yêu cầu tôi về để vào kiểm tra và kê lại các thiết bị điện trong gia đình.Thợ hàn chỉ vi phạm nguyên chiếc máy hàn bắc ngoài đường công tơ,nhưng gia đình phải chịu toàn bộ các thiết bị dùng điện trong nhà như: (chiếc máy giặt chưa lắp đường nước và đang bị hỏng), hai cái quạt, bình cắm nước, tủ lạnh…Tôi đã giải thích những sai phạm của mình là không cố ý (tôi đã gọi thợ điện về xem) và chấp nhận bị phạt. Xin hỏi luật sư gia đình tôi sẽ bị xử phạt như thế nào?

Xin cảm ơn luật sư!

Mức xử phạt trong lĩnh vực điện lực ?

:

Trả lời:

Theo Khoản 3, Khoản 12 Điều 12 :

“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tự ý lắp đặt, đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển, thay thế các thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện;

b) Không thông báo cho bên bán điện biết trước 15 ngày khi có nhu cầu chấm dứt điện đối với trường hợp mua điện để phục vụ các mục đích khác ngoài mục đích sinh hoạt.

….

12. Ngoài các hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 và Khoản 5 Điều này;

b) Buộc nộp ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này;

c) Buộc sử dụng các thiết bị đáp ứng đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều này;

d) Buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 và Khoản 9 Điều này.”

Trong trường hợp của bạn, thợ hàn của gia đình bạn đã tự ý bắc điện không qua công tơ. Gia đình bạn bị bên điện lực phạt chịu toàn bộ các thiết bị dùng điện trong nhà như: chiếc máy giặt chưa lắp đường nước và đang bị hỏng,hai cái quạt, bình cắm nước, tủ lạnh…Bạn đã giải thích những sai phạm của mình là không cố ý( bạn đã gọi thợ điện về xem) và chấp nhận bị phạt. Hành vi của thợ hàn đã vi phạm quy định tự ý lắp đặt các thiệt bị điện của bên bán điện theo điểm a khoản 3 điều 12. Do đó, bạn sẽ bị xử phạt từ 2 000 000 đồng đến 4 000 000 đồng, ngoài ra bạn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Công ty điện lực tự ý cắt điện thì bị xử lý thế nào ?

Kính gửi công ty Xin giấy phép. Luật sư cho tôi hỏi vừa qua công ty điện lực tự ý cắt điện trong khu công nghiệp mà không thông báo trước cho các doanh nghiệp gây thiệt hại cho các công ty. Vậy luật sư cho tôi hỏi trường hợp công ty điện lực tự ý cắt điện thì sẽ bị xử lý thế nào ?

Công ty điện lực tự ý cắt điện thì bị xử lý thế nào ?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định của thì hành vi đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật là hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện. Theo đó, hành vi ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện mà không thông báo theo quy trình mà pháp luật quy định thì sẽ bị với mức từ 8 000 000 đồng đến 10 000 000 đồng.

Cụ thể, điểm a khoản 3 điều 9 như sau:

Điều 9. Vi phạm các quy định về phân phối điện

3. Phạt tiền Đơn vị phân phối điện từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện mà không thông báo theo quy định về trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện;

b) Tự ý sử dụng công trình điện không thuộc quyền quản lý của mình để cấp điện cho tổ chức, cá nhân sử dụng điện khác;

c) Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đối với khách hàng thuộc diện ưu tiên khi thiếu điện, trừ trường hợp có nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng mất an toàn cho người, thiết bị, hệ thống điện.

Như vậy, theo quy định trên thì nếu công ty điện lực tự ý cắt điện của các doanh nghiệp mà không có thông báo trước thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức 8 000 000 đồng đến 10 000 000 đồng. Ngoài ra, nếu hành vi tự ý cắt điện mà không thông báo trước mà gây thiệt hại có các doanh nghiệp thì công ty điện lực phải bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp trong thời gian bị cắt điện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngaysố: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình Sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *