Tội vận chuyển,buôn bán công cụ hỗ trợ bị xử lý như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin kính chào văn phòng Xin giấy phép, kính mong văn phòng giả đáp cho tôi thắc mắc sau: Tôi có người em vừa bị bắt về tội buôn bán công cụ hỗ trợ (đèn pin chích điện). Đây là lần phạm tội đầu tiên, chưa có tiền án tiền sự gì, cũng chưa bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án về tội danh này

Trong khoản 2 Điều 233 luật hình sự có ghi là phạm vào một trong các trường hợp sau thì bị phat tù từ 1 đến 5 năm, đó là : có tổ chức, số lượng lớn, qua biên giới, tái phạm nguy hiểm. Em tôi đặt mua 100 cái, theo tôi được biết không có văn bản nào quy định cụ thể bao nhiêu chiếc thì là sô lượng lớn. Thêm vào đó em tôi ngồi ở nhà đặt hàng qua mạng internet và thuê 1 công ty logitics mua hàng và vận chuyển qua biên giới, mang về HN, khách lên cty lấy. Công ty logitics có gửi email (mail của nhân viên,không phải email chính thức của công ty, và cũng không có tên của người đặt hàng, không có chữ kí của 2 bên ) trong đó ghi điều khoản khách hàng tự chịu trách nhiệm về tính pháp lí của sản phẩm và em tôi có email trả lời là “đồng ý với điều khoản hợp đồng”.

Vậy em tôi có bị tính là “buôn bán qua biên giới”  hay trách nhiệm thuộc về công ty logitics? Nếu như e tôi phạm tội lần đầu, chưa bị xử phạt hành chính về tội này và cũng chưa từng bị kết án về tội này, nếu bị quy kết cả 2 tình tiết là “vật phạm pháp số lượng lớn” và “buôn bán qua biên giới” thì sẽ bị xử phạt thuộc khoản 1 hay khoản 2? Và mức án là ntn?

Rất mong nhận được sự hồi đáp của quý luật sư Tôi xin chân thành cảm ơn !

Người gửi : C.H

Câu hỏi ngày 27-10-2015

Luật sư tư vấn quy định về công cụ hỗ trợ,  gọi: 

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi.

1. Cơ sở pháp luật:

–  ();

– ();

2. Nội dung tư vấn:

Điều 233. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí  thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ 

1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí  thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c)  Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ  một năm đến năm năm

Câu thành tội phạm:

– Từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự với tội này.

– Người phạm tội thực hiện hành vi mua bán trái phép công cụ hỗ trợ nhưng trước chưa bi xử phạt hành chính về hành vi thuộc điều khoản này hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc đã bị kết án về tội này nhưng đã được xoá án tích thì có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử phạt hành chính nhưng với số lượng nhỏ.

– Trong thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố để định danh tội như hậu quả để lại và nhiều yếu tố khác,qua thông tin bạn cung cấp em bạn phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều này, việc em bạn buôn bán việc em bạn chưa từng bị xử phạt hành chính hay chưa từng bị kết án về tội danh này có thể được giảm án.

+) Về số lượng :

Có thể tham khảo Thông tư liên ngành số 01/TTLN ngày 7-1-1995 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã hướng dẫn áp dụng Điều 95, Điều 96 Bộ luật hình sự năm 1985 để xác định vật phạm pháp có số lượng lớn. Trong khi chưa có hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền thì có thể coi số lượng vật phạm pháp trên mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 của điều luật là sô lượng lớn để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội theo khoản 2 của điều luật. Ví dụ: chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt từ 16 dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ, côn các loại và các loại khác do Bộ Công an quy định trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 233 Bộ luật hình sự.

Trong trường hợp cuả em bạn số lượng lên đến 100 hoàn toàn có thể bị quy là số lượng lớn.

+) Mua bán qua biên giới

 Căn cứ vào nội dung bạn trình bày thì trong trường hợp này, em bạn có thể sẽ bị xử lý với hành vi buôn bán qua biên giới, bởi vì em bạn là người đặt mua hàng qua mạng, em bạn là người trực tiếp thực hiện và xác nhận giao dịch, cam kết và thỏa thuận.

Em bạn có thể phạm vào tội được quy định tại khoản 2, Điều 233 Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009, khung hình phạt tù từ một năm đến năm năm. Mức án là bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của vụ án và phán quyết của Tòa án.

Trân trọng !

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh KHuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *