Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định mới nhất 2019

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Sản xuất, buôn bán hàng giả là một tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 với mức phạt tù cao nhất là 15 năm tù giam. Luật sư tư vấn và giải đáp một số quy định pháp lý về tội buôn bán hàng giả:

Mục lục bài viết

1. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại điều 192 . Thông tin pháp lý liên quan Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ.

Điều 192 quy định cụ thể như sau:

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

PHÂN TÍCH TÌNH TIẾT ĐỊNH TỘI DANH SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ:

** Tội sản xuất, buôn bán hàng giả xâm phạm các quy định của Nhà nước trong quản lý thị trường, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng, quyền được bảo hộ của các doanh nghiệp, các nhà sản xuất kinh doanh đứng đắn.

** Sản xuất hàng giả là hành vi sản xuất ra các loại hàng hóa tiêu dùng không đảm bảo chất lượng, đúng kiểu dáng, nhãn hiệu và chất lượng đã đăng ký , hoặc nhái lại kiểu dnasg của hãng nổi tiếng đã đăng ký bản quyền,…. Buôn bán hàng giả là hành vi mua hàng biết rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng các thủ đoạn gian dối để bán cho người tiêu dùng với giá của hàng thật.

**Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả chỉ được cấu thành tôi phạm nếu số lượngng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được mà còn vi phạm.

** Tội này được quy định bởi 3 khung hình phạt:

– Khung 1: quy định khung hình bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt từ 01 năm đến 05 năm quy định tại Khoản 1 Điều 192 ;

– Khung 2: quy định khung hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm quy định tại Khoản 2 Điều 192 khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Làm chết người;

h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

k) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

l) Buôn bán qua biên giới;

m) Tái phạm nguy hiểm.

– Khung 3: quy định khung hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm quy định tại Khoản 3 Điều 192 khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết 02 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

** Trường hợp, pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng.

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trân trọng./.

2. Làm hàng giả bán bị xử lý thế nào?

Chào Công ty Xin giấy phép, tôi có thắc mắc là. A có thuê B và C sản xuất mì chính giả bằng cách trộn mì chính không rõ nguồn gốc của Trung Quốc với mì chính mang hiệu Miwon rồi sau đó đóng gói lại thành từng gói, đồng thời còn mang bột giặt không rõ nguồn gốc trộn với phụ gia đón ggói thành bột giặt Aba.

Xin hỏi là A bị xử lí thế nào còn B và C bị xử lí thế nào nếu A là người đi thuê còn B và C chỉ được thuê để làm việc này ?

Xin cảm ơn rất nhiều.

Làm hàng giả bán bị xử lý thế nào?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, A thuê B và C sản xuất mì chính giả và bột giặt giả, nên B và C hoàn toàn biết việc đó là sản xuất hàng giả khi B và C tiến hành quy trình trộn nguyên liệu.

Căn cứ theo quy định trên nếu việc A, B, C sản xuất hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 193 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm) , Điều 194 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh thuốc phòng bệnh), Điều 195 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là dùng thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gống cây trồng, vật nuôi, Điều 196 (Tội đầu cơ), Điều 200 ( Tội ) chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và A, B,C với vai trò là đồng phạm tội sản xuất hàng giả theo quy định tại Điều 192 2017.

Nếu trường hợp A, B, C sản xuất hàng giả không thuộc trường hợp trên thì A, B, C chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi này theo quy định tại của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

Điều 14. Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa1. Đối với hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ và e khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 3.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Trả lời:

Công ty Xin giấy phép đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Công ty. Về vấn đề của bạn, công ty xin giải đáp như sau:

Trong trường hợp này bạn hỏi về mức phạt khi làm hàng giả bị công an kinh tế bắt theo Điều 192 mà không nêu rõ hành vi sản xuất hàng giả về mặt hàng nào?

Như vậy mình sẽ tư vấn cho bạn về mức phạt đối với hành vi của bạn quy định tại Khoản

Hành vi làm hàng giả của bạn đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội làm hàng giả quy định tại một trong các Điều 156 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả), Điều 157 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh), Điều 158 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc giống cây trồng, vật nuôi) của Bộ Luật này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.

Trân trọng./.

3. Quy định của pháp luật về những biện pháp xử lý nạn hàng giả ?

Thưa luật sư, Hiện tại em đang theo học ngành công nghệ thực phẩm và em đang có những thắc mắc muôn nhờ luật sư giải đáp dùm em ạ. Em muốn hỏi là trước vấn đề nạn hàng như hiện nay thì Nhà nước ta có những biện pháp xử lý như thế nào ạ? Và những văn bản quy định đối với việc xử lý nạn hàng giả ạ? Và bên cạnh đó thì doanh nghiệp cũng cần phải làm gì để có thể bảo vệ cho thương hiệu của mình cũng như người tiêu dùng ạ?

Em xin chân thành cảm ơn. Em mong có thể nhận được câu trả lời sớm nhất ạ.

Người gửi: Nguyễn Hằng

Quy định của pháp luật về những biện pháp xử lý nạn hàng giả?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục hỏi đáp của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định tại quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,và điều 192 Nhà nước ta xử lý nạn hàng giả bằng các biện pháp hành chính và các biện pháp hình sự như: cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện đi lại; phạt tù…

Để bảo vệ thương hiệu của mình cũng như người tiêu dùng thì doanh nghiệp cần phải áp dụng các biện pháp thích hợp, sau đây là một số biện pháp cơ bản:

– Ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm;

– Đa dạng hóa hình thức phục vụ các nhu cầu của khách hàng;

– Tăng cường kiểm tra, giám sát;

– Tuyên truyền cho thương hiệu;

– Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu…

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *