Tội phạm có tính chất quốc tế

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Nước ta từ khi đổi mới đến nay nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đó là sự nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Kinh tế tăng trưởng, văn hóa – xã hội ngày càng vững mạnh, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Đáng kể nhất là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO – tổ chức thương mại thế giới. Đây là kết quả của quá trình đàm phán nỗ lực, gay go, phức tạp.

PHẦN MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Nước ta từ khi đổi mới đến nay nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đó là sự nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Kinh tế tăng trưởng, văn hóa – xã hội ngày càng vững mạnh, đời sống nhândân ngày càng được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Đáng kể nhất là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO – tổ chức thương mại thế giới. Đây là kết quả của quá trình đàm phán nỗ lực, gay go, phức tạp.

Tham gia WTO là một cột mốc quan trọng đối với Việt Nam. Nó là sự biến đổi to lớn, sâu sắc về kinh tế, xã hội. Bên cạnh những lợi ích mang lại chonền kinh tế và xã hội chúng ta sẽ đứng trước những thử thách đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Chúng ta cũng thấy rõ, bên cạnh những mặt tích cực của việc hội nhập quốc tế là mặt trái của nó. Và cái mặt trái, không ổn định này là tình hình tội phạm, nó xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…nhằm làm mất tính ổn định, gây khó khăn cho ta trên đường phát triển. Thủ đoạn của bọn tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt đòi hỏi chúng ta phải hết sức tỉnh táo và tìm mọi biện pháp để đối phó với tình hình tội phạm đang diễn ra hiện nay.

Nền hòa bình, an ninh quốc gia, tình hình tội phạm…hiện nay là một vấn đề nóng bỏng và cần thiết giải quyết, phải được quan tâm như một chiến lược và động lực cho mọi sự phát triển của đất nước. Sự nghiệp cách mạng chỉ thành công khi và chỉ khi có sự tham gia năng động, tích cực và nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân, sự thanh liêm, chính trực, chí công vô tư của các cơ quan nhà nước. Song song đó, việc ban hành các văn bản pháp luật đồng bộ sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vững mạnh để phát huy sức mạnh của toàn xã hội vào sự nghiệp chung, trong đó có lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm.

Ngày nay, tình hình tội phạm ở Việt Nam là một vấn đề vô cùng nhức nhối, có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của đất nước. Việt Nam sẽ xuất hiện nhiều loại tội phạm mang tính quốc tế nên trước tiên phải hoàn thiện văn bản pháp luật nhằm phục vụ có hiệu quả công việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Ngày nay, quy mô tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng ngày càng gia tăng đáng kể. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nói riêng, tội phạm có tính chất quốc tế đã và đang phát triển ngày càng lớn mạnh, nó tạo thành cả một hệ thống phát triển từ quốc gia này đến quốc gia khác. Nó gây ra cho Nhà Nước nhiều tổn thất, đe dọa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân loại, nó làm phá vỡ tính khuôn khổ của pháp luật.

Chính vì yếu tố quan trọng này cho nên Đảng, Nhà nước cần không ngừng nâng cao trình độ cảnh giác và luôn luôn ý thức những vấn đề hết sức cần thiết mà luôn có phương hướng quan tâm đúng mức. Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định một cách chặt chẽ về tội phạm có tính quốc tế này đủ để thấy được tính cấp thiết của vấn đề.

Vì tính cấp thiết trên nên người viết chọn đề tài “Tội phạm có tính chất quốc tế” để thấy rõ tính chất nguy hiểm thật sự của nó, sự tàn phá của nó để đi đến vần đề là phải tìm ra biện pháp phòng và chống lại các loại tội phạm này cũng như tìm ra biện pháp khắc phục hậu quả mà nó gây ra.

.Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  1900.1975

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Là một đề tài nghiên cứu khoa học ở một gốc độ tương đối nhỏ, do đó mục tiêu nghiên cứu của đề tài này cũng nhằm vào những yếu tố nói trên. Qua quá trình theo sát nghiên cứu, học tập tạo điều kiện cho việc hoàn thiện và thực thi pháp luật trong cuộc sống. Luận văn này người viết mang công sức và tâm quyết của mình muốn đem lại tác dụng trong quá trình xây dựng, nghiên cứu cũng như là điều kiện quan trọng để Sinh Viên nói lên suy nghĩ, ý kiến mình. Mặt khác, qua đề tài để hiểu rỏ được tính cần thiết khi chúng ta đi nghiên cứu sâu về các tội phạm này, nhằm đem lại sự hiểu biết cần thiết cho người đọc.Qua đó, góp phần vào việc hoàn thiện cũng như nâng cao kiến thức, trình độ pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, từ đó thấy được những khó khăn để rút ra những phương pháp đúng đắn, thiết yếu trong đấu tranh phòng chống tội phạm này. Đồng thời cho ta thấy được tình hình gia tăng của loại tội phạm có tính chất quốc tế để có biện pháp ngăn chặn và đẩy lùi. Và qua đó, thấy được việc đấu tranh phòng chống tội phạm không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa toàn Đảng, toàn dân nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để đẩy lùi loại tội phạm này, góp phần làm ổn định trật tự xã hội.

3. Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài luận văn là vấn đề có nội dung khá phong phú và tương đối phức tạp, đồi hỏi phải được nghiên cứu sâu và đi vào từng lĩnh vực tội phạm riêng lẻ. Dưới góc độ của một luận văn, việc tập trung xem xét phân tích những vấn đề mang tính chất cơ bản về nội dung của những qui định của pháp luật. Trên cơ sở tìm ra những phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực thi qui định của pháp luật về vấn đề này, nhằm đảm bảo sự ổn định về mặt chính trị cũng như kinh tế, văn hóa, xã hội…của một quốc gia, tạo điều kiện cho sự phát triển bình thường của một quốc gia trên trường quốc
tế.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Nhằm hoàn thiện bài viết của mình một cách tốt nhất, người viết vận dụng một vài phương pháp nghiên cứu để làm công cụ phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Ở đây chúng ta vận dụng các biện pháp để đi nghiên cứu và mổ xẻ nó, cụ thể bằng các phương pháp nghiên cứu phân tích luật viết, chứng minh, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, liệt kê… với những kiến thức đã học kết hợp với sách báo, tài liệu có liên quan nhằm phân tích những điều kiện cụ thể, đi sâu nghiên cứu tình hình các tội phạm của nó trong luật hình sự Việt Nam và trên thế giới.
Một là, phương pháp phân tích luật viết dùng để tìm hiểu các qui định của pháp luật hình sự Việt Nam.
Hai là, phương pháp chứng minh, so sánh, đối chiếu vận dụng các qui định của pháp luật về tội phạm có tính chất quốc tế đồng thời kế thừa các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng.
Ba là, phương pháp tổng hợp, thống kê và sử dụng các trang web để tìm kiếm tài liệu đồng thời vận dụng các tài liệu của các nhà luật học, bài báo và ý kiến chủ quan của người viết.
Qua đó rút ra những nguyên nhân, biện pháp phòng chống và triệt tiêu loại tội phạm này một cách có hiệu quả nhất. Do khả năng còn hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báo của quý thầy cô và các bạn.

5. Cơ cấu đề tài.
Đề tài được chia làm ba chương cụ thể trong phần nội dung như sau:
Chương I: Các vấn đề lí luận chung về tội phạm có tính chất quốc tế.
Chương II: Một số tội phạm có tính chất quốc tế trong luật hình sự Việt Nam.
Chương III: Thực trạng của tội phạm có tính chất quốc tế.
Mặc dù người thực hiện đề tài đã có rất nhiều cố gắng trong việc tìm và nghiên cứu tài liệu, cũng như tìm hiểu thực tiễn nhưng do phạm vi đề tài có phần rộng và kiến thức có hạn nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sai sót.
Xin ghi nhận những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Chân thành cảm ơn Thầy – Ts. Phạm Văn Beo – đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài luận văn này.

CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ

TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT QUỐC TẾ

1.1. Khái niệm về tội phạm có tính chất quốc tế:

Trong xã hội loài người, “khi sự chênh lệch về tài sản trong nội bộ cùng một thị tộc đã biến sự thống nhất vầ lợi ích thành sự đối kháng giữa các thành viên của thị tộc”, thì đồng thời cũng xuất hiện trong xã hội nhiều loại hành vi khác nhau, xung đột lẫn nhau, thậm chí tiêu diệt lẫn nhau. Nguyên nhân khách quan là do sự phát triển kinh tế của xã hội đã đạt đến một trình độ nhất định mang lại. Cái khách quan đó, cái hiện thực xã hội đó đưa đến việc hình thành Nhà nước như “một lực lượng cần thiết, có nhiệm vụ làm dịu bớt xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự, dưới một hình thức gọi là hợp pháp”.
Để thực hiện được nhiệm vụ cao cả ấy của mình, Nhà nước buộc phải qui định những hành vi gây nguy hiểm cho trật tự xã hội và vi phạm những qui tắc xử sự của đời sống cộng đồng thành tội phạm với những hình phạt nghiêm khắc khác nhau.

Như vậy, tiền đề đầu tiên để cấu thành nên tội phạm phải là những hành vi phạm tội. C.Mác đã ví những người phạm tội như một “lực lượng sản xuất”, và ông viết rằng: “Một kẻ phạm tội thì sản xuất ra các tội phạm. Nếu quan sát kỹ hơn mối quan hệ của cái ngành sản xuất này với toàn bộ xã hội, thì phải thấy được nhiều điều. Kẻ phạm tội không chỉ sản xuất ra các tội phạm, mà còn sản xuất ra Luật hình sự nữa; ngoài ra nó còn sản xuất ra toàn ngành cảnh sát và tư pháp hình sự, kiểm sát…Nó còn sản xuất ra tiểu thuyết, nghệ thuật và cả bi kịch nữa…”.

Như vậy, thực tế đời sống xã hội đã chuẩn bị sẵn những tiền đề cho việc hình thành và phát triển các ngành luật khác nhau, các biện pháp pháp lý khác nhau để đấu tranh chống tội phạm. Chính trong quá trình đấu tranh chống tội phạm đã làm hình thành các môn khoa học khác nhau như: Khoa học hình sự, tố tụng hình sự, khoa học điều tra tội phạm,…

Trong các ngành khoa học về tội phạm đó thì khoa học Luật hình sự có đối tượng nghiên cứu là tội phạm với tư cách là “cái đơn nhất”, cách tiếp nhận này phải trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử về tội phạm.

Để đi sâu nghiên cứu cũng như định nghĩa được tội phạm có tính chất quốc tế trước hết chúng ta phải định nghĩa được tội phạm là gì?

Bộ luật hình sự Việt nam năm 1999 đã định nghĩa về tội phạm như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thỗ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.

Như chúng ta đã biết, tội phạm với tính chất và mức độ ngày càng nguy hiểm cho xã hội, nó không còn là vấn đề của một quốc gia mà đã trở thành vấn đề của chung cộng đồng thế giới, đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các nước trong việc ngăn chặn và phòng ngừa loại tội phạm này.
Ở đây, khi đi nghiên cứu về tội phạm có tính chất quốc tế thì chúng ta nghiên cứu trên hai phạm trù là: Tội phạm quốc tế và tội phạm có tính chất quốc tế.
Tội phạm quốc tế và tội phạm có tính chất quốc tế là hai phạm trù khác nhau của luật hình sự quốc tế. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là những vấn đề lý luận về tội phạm quốc tế và tội phạm có tính chất quốc tế lại ít được các nhà luật học quan tâm, nghiên cứu. Để làm sáng tỏ khái niệm tội phạm quốc tế, dưới gốc độ khoa học luật hình sự quốc tế, cần nghiên cứu các quan điểm khác nhau về khái niệm này.

Theo các nhà luật học Nga, tội phạm quốc tế là những hành vi xâm phạm tự do của nhân dân thế giới, lợi ích của toàn thể loài người tiến bộ, nền tảng cơ bản của quan hệ quốc tế, quyền và lợi ích của tất cả các quốc gia1; tội phạm quốc tế là những hành vi xâm phạm độc lập của các quốc gia và quan hệ hòa bình giữa các dân tộc2. Còn theo L.A. Mô-giốc-ri-an, thì tội phạm quốc tế là những hành vi xâm phạm sự tồn tại của các quốc gia trên thế giới.

1 Xem D.B.Lenvin, trách nhiệm của các quốc gia trong , Tạp chí quan hệ quốc tế, Matxcova,1966.
2 Xem M.I.Ladavev, Các căn cứ quân sự của các đế quốc trên lãnh thổ nước ngoài và luật quốc tế, Nxb IMO,1963.

Mặc dù có cách trình bày khác nhau, nhưng các quan điểm trên đều có điểm hợp lý bởi chúng nêu lên bản chất của tội phạm quốc tế là những hành vi xâm phạm đến hòa bình và an ninh nhân loại. Tuy nhiên, để đưa ra một định nghĩa chung cho khái niệm tội phạm quốc tế, cần thiết phải dựa trên những qui định trong các văn bản pháp luật hình sự quốc tế hiện hành.

Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa về khái niệm tội phạm quốc tế là: Tội phạm quốc tế là những hành vi đặc biệt nguy hiểm, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 18 tuổi trở lên, thực hiện một cách cố ý, xâm phạm hòa bình an ninh quốc tế, gây lo ngại cho toàn thể cộng đồng quốc tế.
Theo qui định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế Rôm, tòa án có quyền tài phán đối với các tội phạm sau: Tội diệt chủng, tội chống nhân loại, tội phạm chiến tranh, tội xâm lược. Như vậy, tội phạm quốc tế bao gồm bốn tội trên (Quy chế Rôm).
Về tội phạm có tính quốc tế trong luật hình sự quốc tế, các nhà luật học đã phân biệt các tội phạm quốc tế nói trên với các tội phạm xâm phạm trật tự pháp luật quốc tế, hay còn gọi là các tội phạm có tính quốc tế (Tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài). Các tội phạm có tính quốc tế, tuy có xâm hại hòa bình và an ninh quốc tế, nhưng về mức độ nguy hiểm, không đến mức gây nguy hại cho toàn thể cộng đồng quốc tế. Chủ thể của tội phạm có tính quốc tế là thể nhân, pháp nhân, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự không nhất thiết phải đủ 18 tuổi như đối với tội phạm quốc tế, điều này do các công ước quốc tế liên quan có qui định.
Từ góc độ này, có thể hiểu tội phạm có tính quốc tế là những hành vi nguy hiểm mà các công ước quốc tế thừa nhận, xâm phạm trật tự pháp luật quốc tế.
Theo I.I Ka-rơ-pet3, tội phạm có tính quốc tế gồm bốn nhóm sau:
Nhóm thứ nhất: Các tội xâm phạm tội hợp tác hữu nghị và sự tồn tại bình thường của các quan hệ quốc tế, bao gồm tội khủng bố, tội cướp máy bay, phương tiện giao thông khác…
Nhóm thứ hai: Các tội xâm hại môi trường sống của con người, di sản văn hóa của dân tộc trên thế giới như buôn lậu, buôn bán trái phép chất ma túy, làm và buôn bán tiền giả…
3 Xem I.I.karopet, Tội phạm có tính quốc tế, Nxb Pháp lý Matxcova, 1979.

Nhóm thứ ba: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự con người, tội cướp biển, tội tuyên truyền các xuất bản phẩm đồi trụy…
Nhóm thứ tư: Các tội phạm có tính quốc tế khác như phá hoại các công trình ngầm dưới biển, các tội phạm được thực hiện trên máy bay, tàu thủy..
Để đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế, tội phạm có tính quốc tế đạt hiệu quả cao, thì hợp tác trong lĩnh vực này trở thành vấn đề mang tính tất yếu, phù hợp với xu thế chung của thời đại và việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật Việt Nam, bảo đảm thương tích với thông lệ, pháp luật quốc tế là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Đối với pháp luật hình sự Việt Nam về tội phạm có tính chất quốc tế trong luật hình sự năm 1999 một cách rất cụ thể và được trình bày một cách cụ thể trong chương II của đề tài khi chúng ta đi nghiên cứu nó trong Luật hình sự Việt Nam.
1.2. Nguyên nhân, điều kiện, đặc điểm, bản chất, tình hình tội phạm có tính chất quốc tế.
1.2.1 Nguyên nhân và điều kiện:
Ở đây chúng ta phải đi xét riêng nguyên nhân của từng tội phạm mà không thể nào gộp chung các nguyên nhân thành một cái chung tổng thể được, do các tội phạm là khác nhau và lĩnh vực cũng như mức độ vi phạm của nó cũng khác nhau.
+ Tội phạm về buôn bán phụ nữ-trẻ em
Việc buôn bán phụ nữ-trẻ em (BBPN-TE) có nhiều nguyên nhân phức tạp, do nghèo đói, xung đột gia đình, do mở cửa, có chung biên giới và khó kiểm soát khu vực biên giới của các quốc gia. Đa số những phụ nữ đều bị những kẻ buôn bán lừa gạt dấn thân vào con đường tội rủi ro sang nước ngoài với viễn cảnh có công ăn việc làm và hôn nhân tốt đẹp. Những phụ nữ trẻ chưa chồng, trình độ học vấn thấp và hầu như không có thông tin về nguy cơ của nạn buôn bán người là những người đặc biệt dễ có nguy cơ bị buôn bán.
Bất bình đẳng giới cũng là nguyên nhân của nạn buôn bán phụ nữ. Không chỉ các em gái mà ngay cả những phụ nữ đã có chồng con trong những hoàn cảnh đặc biệt bị xô đẩy cũng là nạn nhân của nạn BBPN-TE. Có lẽ không có ai lại bỏ nhà ra đi khi đang sống gia đình hạnh phúc. Những nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần cũng như việc tước đi cái quyền được học hành ở cái tuổi ăn học như các em là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng buôn bán, lạm dụng tình dục ở trẻ em gái. Có thể thấy rất rõ rằng nếu không bị đày đọa trong địa ngục gia đình thì những người phụ nữ và các trẻ em gái
vì muốn thoát khỏi địa ngục này đã rơi ngay vào địa ngục của bọn buôn người.
Mặc dù hiện tượng bất bình đẳng giới đã được nói đến nhiều và hạn chế, nhưng đâu đó tình trạng này vẫn tái diễn và gây hậu quả nghiêm trọng, tiếp tay cho bọn BBPN-TE. Nạn buôn bán người là một hành động tội ác đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói rằng, đấu tranh giành quyền bình đẳng cho chị em sẽ giảm được đáng kể tỷ lệ phụ nữ, trẻ em gái bị buôn bán đang có chiều hướng gia tăng.
Ở Việt Nam, nguyên nhân thứ nhất là đói nghèo, thiếu việc làm. Tình trạng đói nghèo và thiếu việc làm ở nông thôn làm cho họ bỏ ra thành thị hoặc đi nước ngoài kiếm sống, kỳ vọng vào những nơi làm ăn xa mà nghĩ là dễ kiếm được cái khoản tiền kha khá vì thế mà họ dễ bị lừa. Thứ hai nữa, là truyền thông đại chúng của Việt Nam bề rộng thì rất nhiều, nhưng chưa đi vào chiều sâu, thí dụ như đi đến các cộng đồng nhỏ bé cụ thể ở các làng quê để cho người dân biết được những thủ đoạn của bọn buôn người và những cảnh giác cần biết khi phụ nữ đi làm ăn xa thì rất ít.
Ngoài ra, do sự mở cửa biên giới, sự hội nhập kinh tế, buôn bán dọc theo biên giới Việt Nam và Trung Quốc, có rất nhiều chợ biên giới và những chợ biên giới đó có rất nhiều đội ngũ di cư từ Việt Nam sang để làm cửu vạn, khuân hàng,chuyển hàng…Có những dịch vụ vui chơi, giải trí cho những người Việt Nam sang bên đó và những người địa phương Trung Quốc nữa.
Đó chính là những đầu mối BBPN-TE từ Việt Nam sang Trung Quốc. Và cũng tương tự như vậy ở Campuchia, ở những tỉnh dọc theo biên giới, sau đó chuyển thẳng về Nông Pênh, rồi từ Nông Pênh chuyển sang Thái Lan, hay có những đường dây chuyển trực tiếp phụ nữ và trẻ em từ Việt Nam sang Malaysia, Hongkong, Singapore, Đài Loan…”.
Nhận thức về tính nghiêm trọng, sự cần thiết và trách nhiệm phải tăng cường phòng chống, tội BBPN-TE ở nhiều cấp ủy Đảng, Chính quyền, Ban ngành, đoàn thể còn hạn chế. Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm BBPN-TE chưa được triển khai một cách toàn diện, đồng bộ; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa thật chặt chẽ, cơ chế tổ chức bộ máy thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu phòng chống tội phạm BBPN-TE trong tình hình mới.
Điều kiện của tội BBPN-TE là lợi dụng những chính sách thông thoáng của Nhà nước ta trong công tác quản lý xuất nhập cảnh, xuất khẩu lao động, quản lý du lịch nước ngoài, bọn tội phạm BBPN-TE đã sắp đặt những “chiêu lừa”… để đem bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài. Mặc dù chính phủ đã có những đề án, chương trình phòng chống BBPN-TE nhưng xem ra hành lang pháp lý vẫn “yếu” nên chưa đủ sức “ngăn” được nạn BBPN-TE đang “nóng” và phức tạp hiện nay.
Các đối tượng thường có sự câu kết, móc nối giữa các đối tượng tiền án, tiền sự, các chủ chứa, môi giới mại dâm trong nước để tạo thành đường dây BBPN-TE ra nước ngoài, phổ biến nhất vẫn là hình thức lợi dụng phụ nữ, trẻ em ở các vùng nông thôn nghèo, có trình độ văn hóa thấp, hoàn cảnh gia đình khó khăn, các đối tượng hứa hẹn tìm việc làm và có thu nhập ổn định ở thành phố rồi lừa đưa qua biên giới bán…Bọn tội phạm thường lợi dụng kẻ hở thông qua các dịch vụ tư vấn, môi giới hôn nhân với người nước ngoài, cho nhận con nuôi, du lịch, xuất khẩu lao động để lừa gạt BBPN-TE. Chính vì thế công tác đấu tranh chống loại tội phạm này vấp phải những khó khăn, phức tạp.
+ Tội phạm về khủng bố:
Hàng loạt vụ khủng bố, bắt cóc đang diễn ra trên thế giới thật sự gây kinh hoàng cho toàn thể nhân loại. Bước sang thế kỉ thứ XXI, khi chiến tranh lạnh qua đi, loài người lại đứng trước hiểm họa mới. Đó là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Mức độ tàn bạo và đẫm máu của hàng loạt vụ khủng bố vừa qua có lẽ chỈ là điểm khởi đầu. Kẻ chủ mưu có lẽ không chỉ một vài nhân vật hoặc tổ chức cực đoan.
Thiết nghĩ, nguyên nhân gốc vẫn là sự phân hóa giàu-nghèo quá lớn giữa các nước. Những nước đã phát triển luôn tìm cách trấn áp, khống chế các nước nhỏ để duy trì lợi ích kinh tế của mình.
Chủ nghĩa dân tộc cực đoan và vấn nạn khủng bố sẽ phát triển đến những mức độ tàn bạo hơn nhiều. Đã đến lúc các nước lớn phải cảnh tỉnh và thay đổi chiến lược trong quan hệ đối ngoại và kinh tế.

Hoạt động khủng bố được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, do nhiều lực lượng, thế lực khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến tình hình hoạt động khủng bố có thể chia như sau:
Trước hết là khía cạnh chính trị và những hành động khủng bố. Các mâu thuẫn dân tộc và sự xung đột sắc tộc là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những hành động khủng bố quốc tế.
Về khía cạnh kinh tế, tình trạng đói nghèo, phân cực giàu nghèo quá lớn, thất nghiệp là những lý do thúc đẩy một bộ phận của xã hội gia nhập lực lượng khủng bố. Báo cáo của Ủy ban Kinh tế – Xã hội Liên hợp Quốc cho thấy, thế giới đang ngày càng trở nên khập khiễng, cho dù có nhiều vùng lãnh thổ phát triển vượt bậc về kinh tế. Các chuyên gia cảnh báo tình trạng mất cân đối giữa các quốc gia cũng như giữa các tầng lớp xã hội trong cùng một nước đã tăng cao hơn rất nhiều so với mười năm trước đây. Nếu còn để tình trạng bất bình đẳng về kinh tế như hiện nay, lợi lộc sẽ rót hết vào nước giàu, và
những nước đang phát triển, nước nghèo vẫn hoàn nghèo, 80% sản phẩm nội địa trên thế giới về 1 tỷ người ở các nước phát triển so với 20% còn lại của 5 tỷ người ở các nước đang phát triển. Hiện nay, trên thế giới có 2,8 tỷ người kiếm được không tới 2 USD/ngày. Khoảng cách chênh lệch ngày càng nới rộng không chỉ về tài chính mà còn trong cả lĩnh vực y tế và giáo dục.
Những nguồn tài chính dung dưỡng khủng bố: Cuộc chiến chống khủng bố quốc tế sẽ không thành công nếu không cắt được các kênh cung cấp tài chính của chúng. Song, đây là một việc làm rất khó khăn. Theo thống kê, hiện nay hàng năm các tổ chức khủng bố sử dụng đến hàng trăm triệu USD, chủ yếu là tiền bất hợp pháp nhưng đã được tẩy rửa. Vấn đề là ở chỗ làm thế nào để xác định những “dây” đưa tiền đến tay bọn khủng bố trong số hàng triệu giao dịch tại các ngân hàng.Bọn khủng bố còn thực hiện việc chuyển tiền bằng cách thông qua một hệ thống ngân hàng đặc biệt, không tuân thủ bất cứ sự kiểm soát hay luật lệ tài chính nào. Được biết dưới tên Hawala (theo tiếng Arap nghĩa là chuyển tiền), hệ thống này có các trung tâm giao dịch đặc tại các nước Arap nhiều dầu mỏ và hoạt động dựa trên cơ sở những người cùng dòng họ, cùng bộ tộc dù các thành viên của dòng họ, của bộ tộc đang sống ở khắp nơi trên thế giới.
Ngoài ra, theo phân tích là do các cuộc chạy đua hạt nhân ngày càng “nóng” lên giữa các nước. Sự yếu kém và chia rẽ trong chính quyền, xung đột tôn giáo, tranh giành quyền lợi, lãnh thổ, năng lượng hay các nguồn tài nguyên khác giữa các nước dẫn đến thiếu đoàn kết cũng chính là điểm yếu mà tổ chức khủng bố lợi dụng tấn công.
+ Tội phạm về ma túy:
Do đời sống kinh tế – xã hội, đời sống vật chất, văn hóa, giáo dục, y tế của đồng bào vùng cao còn gặp nhiều khó khăn. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề còn gặp nhiều lúng túng, nhiều vùng chưa tìm thấy loại hình kinh tế nào phù hợp để phát triển kinh tế vùng cao, nhằm đảm bảo thu nhập về kinh tế cũng như lương thực cho đồng bào dân tộc thiểu số… nhằm xóa bỏ tình trạng tái trồng cây thuốc phiện.
Do siêu lợi nhuận từ việc buôn bán ma túy nên hoạt động của bọn tội phạm về ma túy quốc tế sẽ gia tăng phức tạp hơn. Đặc biệt bọn tội phạm lợi dung toàn cầu hóa kinh tế, chính sách mở cửa thu hút đầu tư của các nước đang phát triển để thâm nhập vào sản xuất, buôn bán ma túy và tẩy rửa tiền từ buôn lậu.
1.2.2. Đặc điểm:
Tội phạm có tính chất quốc tế là loại tội hoạt động thường có tính tổ chức, thậm chí có tính tổ chức rất cao. Với những âm mưu, thủ đoạn, ý đồ chính trị, chiến lược, sách lược nguy hiểm cũng như vì mục đích vụ lợi.
Những kẻ phạm tội này thường được đào tạo rất kỹ, được trang bị điều kiện đầy đủ và hiện đại. Hoạt động của chúng có tính chuyên nghiệp, có khả năng thực hiện trên một phạm vi rộng lớn, cả trong nước và ngoài nước. Tội phạm có tính chất quốc tế là một trong các tội có tính nguy hiểm cao trong số các loại tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự 1999. Tính nguy hiểm đó xuất phát từ tính quan trọng đặc biệt của các khách thể mà nó xâm phạm đó là sự: Vững mạnh của chính quyền nhân dân, xâm phạm an ninh đối ngoại, đối nội…; xâm phạm chế độ quản lý ngoại thương của Nhà nước; những qui định của nhà nước về tàng trữ, vận chuyển và buôn bán trái phép chất ma túy; đe dọa nền hòa bình khu vực và thế giới;… Chúng hoạt động thường có sự cấu kết chặt chẽ, phân công lực lượng rõ ràng và có mục đích rất cao.
Dưới góc độ khoa học hình sự, đây là tội phạm có cấu thành hình thức cho nên mọi hành vi dù nhỏ nhất hoặc ở giai đoạn chuẩn bị hay kết thúc đều nguy hiểm và đều phải chịu .

1.2.3 Bản chất:
Các tội phạm nói chung, tội phạm có tính chất quốc tế nói riêng xét về bản chất thì chúng mang nhiều sắc thái bản chất khác nhau. Ở đây, chúng ta đi xem xét sơ lược bản chất cơ bản của từng tội phạm cụ thể, từ đó hiểu được sâu hơn về loại tội phạm này. Một là, tội khủng bố thực chất của nó là các bất đồng về chính trị, sắc tộc, kinh tế… mà các Đảng phái chính trị hoặc lãnh đạo của một tổ chức (đa phần là các tổ chức khủng bố) đã tiến hành các vụ khủng bố nhằm làm thiệt hại về kinh tế, chính trị mà đặc biệt là làm thương vong rất nhiều tính mạng người vô tội. Ngăn chặn và đánh tan bọn khủng bố là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhân loại, bản chất của khủng bố là phá hoại nền hòa bình trên thế giới. Hai là, tội phạm về ma túy xét về mặt kinh tế là vì lợi nhuận bất chính, là hành vi trốn tránh pháp luật của Nhà nước. Buôn lậu do tác động của các quy luật kinh tế, buôn lậu là một dạng hoạt động kinh doanh bất chính, không sòng phẳng. Bản chất của buôn lậu là tìm kiếm lợi nhuận một cách bất chính, làm thất thoát một nguồn thu rất lớn từ thuế cho Nhà nước, phá hoại nền kinh tế, dẫn đến lệ thuộc về chính trị nếu không chống buôn lậu một cách có hiệu quả Ba là, tội phạm về BBPN-TE là hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người. Mục đích của chúng là xem phụ nữ, trẻ em như một loại
hàng hóa và đem trao đổi, mua bán nhằm mục đích kiếm lời. Phụ nữ chủ yếu được đưa ra khỏi biên giới và bán cho các tổ chức buôn người, nhà thổ… với nhiều hình thức khác nhau, từ đó góp phần làm tăng các tệ nạn xã hội. Bản chất của loại tội phạm này là mục đích lợi nhuận từ việc mua bán phụ nữ. Trên đây là sơ lược về bản chất của tội phạm nói chung và tội phạm có tính quốc tế nói riêng, sau đây chúng ta đi tìm hiểu một cách chi tiết về tình hình cũng như sự nguy hiểm của nó đối với xã hội khi đi nghiên cứu ở chương II của đề tài này.

1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các tội phạm có tính chất quốc tế: Qua việc nghiên cứu một cách tổng quát cũng như đi định nghĩa, phân tích các loại tội phạm giúp cho ta hiểu rõ được điều kiện, bản chất, mức độ nguy hiểm của các loại tội phạm này. Từ đó, tìm hiểu, phát hiện và vạch ra được các biện pháp cụ thể nhằm làm tốt công việc phòng ngừa và tiêu diệt triệt để tội phạm nhằm góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia. Bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh, luôn hợp tác với các nước trên thế giới về việc phòng chống các loại tội phạm nói chung, tội phạm có tính chất quốc tế nói riêng. Tóm lại, qua những gì vừa phân tích trên ta đã một phần nào đó hiểu thế nào là tội phạm có tính chất quốc tế, qua phần khái niệm và trên sự hiểu biết đó ta đi xem xét nguyên nhân và điều kiện để phát triển loại tội phạm này cũng như những đặc điểm để nhận biết. Tuy nhiên ở đây ta đang nhận biết là tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em, tội phạm về ma túy, khủng bố, mỗi loại tội phạm có những nguyên nhân và điều kiện phát triển riêng cũng như những đặc điểm khác nhau của nó mà không đi theo một hình thức phát triển nhất định nào từ đó ta có thể dễ nhận biết được bản chất thật của từng loại tội phạm trên cơ sở đó làm tiền đề để phân tích đánh giá sâu ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG II: CÁC TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT QUỐC TẾ TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Để tìm hiểu tội phạm có tính chất quốc tế trong luật hình sự Việt Nam, ở đây chúng ta không thể đi nghiên cứu hết tất cả các tội được mà phải đi nghiên cứu một vài tội điển hình và thường gặp nhằm làm sáng tỏ cũng như qua đó tìm được biện pháp hiệu quả nhất nhằm đấu tranh phòng và chống loại tội phạm này, sau đây là một số tội cụ thể được qui định trong Bộ luật hình sự Việt nam hiện hành qua các phần như: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội về mà túy; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; các tội xâm phạm sở hữu…
* Các tội phạm về ma túy:
Định nghĩa: Tội phạm về ma túy là các hành vi cố ý xâm phạm chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước. Nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý chất ma túy là loại chất gây nghiện nguy hiểm với những qui định rất nghiêm ngặt. Vi phạm các qui định về chế độ quản lý các chất ma túy không chỉ gây khó khăn cho việc kiểm soát chất ma túy của Nhà nước mà còn góp phần tạo ra một lớp người nghiện, qua đó đe dọa nghiêm trọng đến an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe và sự phát triển lành mạnh của nòi giống cũng như ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Do tác hại lâu dài và nhiều mặt của các vi phạm các qui định về chế độ quản lý chất ma túy như vậy nên mọi hành vi vi phạm, ở bất cứ khâu nào của quá trình quản lý chất ma túy đều bị qui định là tội phạm. Bộ luật hình sự 1985 chỉ có 2 Điều luật qui định về tội phạm ma túy4. Tuy nhiên, do tình hình chuyển biến, các tội phạm về ma túy ngày càng nguy
hiểm, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của nhân loại nói chung và người Việt Nam nói riêng. Ma túy là nguyên nhân của nhiều loại tội phạm khác (trộm, cướp, , …), ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, gây ra nhiều tệ nạn xã hội khác, đặc biệt nó là một trong ba con đường dẫn đến căn bệnh thế kỉ, AIDS.

4 Bình luận khoa học các tội phạm về ma túy, ThS. Luật học Đinh Văn Quế, NXB TP Hồ Chi Minh 2004.

Đến lần sửa đổi thứ tư, những hành vi đó được hình sự hóa một cách tương đối đầy đủ. Sau lần sửa đổi này, Bộ luật hình sự 1985 đã được Quốc hội dành riêng một chương (chương VIII) để qui định các tội phạm về ma túy (với 14 điều luật). Việc làm này phù họp với xu thế và yêu cầu cấp bách của
thế giới bởi vì một số hành vi phạm tội trong lĩnh vực này là tội phạm mang tính chất quốc tế. Trên cơ sở sửa đổi thứ tư này, Bộ luật hình sự 1999 đã dành chương XVIII để qui định các tội phạm về ma túy với 10 điều luật. Bộ luật hình sự 1999 chỉ dành 10 điều luật qui định về tội phạm ma túy (trong khi Bộ luật hình sự 1985 là 14 điều) không phải là phi hình sự hóa một số hành vi phạm tội đã được qui định trong Bộ luật hình sự 1985. Đó là sự tách, nhập một số hành vi phạm tội cho phù hợp với bản chất và tính nguy hiểm của nó. Tại chương XVIII, từ Điều 192 đến Điều 201, 10 điều luật qui định về10 tội danh khác nhau, cụ thể là các tội sau:
– Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy(Điều 192);
– Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 193);
– Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194);
– Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 195);
– Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 196);
– Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (197);
– Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 198);
– Tội sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 199);
– Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 200);
– Tội vi phạm các qui định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác (Điều 201);
Cấu thành chung của tội gồm:
– Khách thể chung của các tội này là chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước ở tất cả các khâu của quá trình quản lý. Các tội phạm này có đối
tượng là các chất ma túy và các vật dụng phục vụ sản xuất và sử dụng chất ma túy.

Sau đây ta đi tới hành vi khách quan của tội phạm như sau:
– Hành vi khách quan của tội phạm về ma túy khác nhau về hình thức thể hiện cụ thể, về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội nhưng giống nhau ở chỗ đều là những hành vi vi phạm các qui định của Nhà nước về chế độ quản lý các chất ma túy.
– Đối với đa số các tội phạm về ma túy, lỗi của người thực hiện là lỗi cố ý trực tiếp. Lỗi của người phạm tội qui định tại Điều 198 và Điều 201 có thể là
lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp.
– Chủ thể của hầu hết các tội phạm về ma túy là chủ thể thường, riêng tội qui định tại Điều 201 đòi hỏi chủ thể đặc biệt.
– Sau đây ta đi nghiên cứu cụ thể một tội được xem là tiêu biểu thuộc chương này để làm rõ bản chất cũng như mức độ nguy hiểm của nó.
2.1 Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. (Điều 194 –BLHS 1999):
2.1.1. Định nghĩa:
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là hành vi cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại, cướp, bắt cóc nhằm chiếm đoạt, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp, tham ô, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt chất ma túy. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy qui định tại Điều 194 BLHS là tội phạm đã được qui định tại các Điều 185c, 185d, 185đ và 185e BLHS năm 1985, nay được nhập lại thành một điều luật. Việc nhà làm luật nhập các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt trái phép chất ma túy để qui định trong cùng một điều luật là đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống loại tội phạm này đặt ra.
Ví dụ: M vừa tàng trữ 0.5kg thuốc phiện, rồi tự mình vận chuyển số thuốc phiện đó bán cho người khác. Nếu căn cứ vào Bộ luật hình sự 1985 thì
M phải bị kết án về ba tội độc lập đó là tội tàng trữ trái phép chất ma túy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy và tội mua bán trái phép chất ma túy và bị quyết định hình phạt riêng từng tội rồi tổng hợp hình phạt chung. Giả thiết, M bị phạt 7 năm tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, 7 năm tù về tội vận chuyển trái phép chất ma túy và 10 năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy, tổng hợp hình phạt chung cho cả ba tội là 20 năm tù, thì nay Bộ luật hình sự 1999 qui định cả ba hành vi này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội có tên đầy đủ là: : “Tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép chất ma túy” và người phạm tội cũng chỉ bị áp dụng một hình phạt chỉ bằng 1/3 mức hình phạt mà lẽ ra người phạm tội phải bị áp dụng theo Bộ luật hình sự 1985.
Tuy nhiên, Điều 194 Bộ luật hình sự 1999 qui định tới bốn hành vi phạm tội khác nhau, nên phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để định tội
danh cho chính xác.
Nếu một người thực hiện cả bốn hành vi qui định trong điều luật và cùng một loại, một lượng chất ma túy thì định tội danh đầy đủ là “tàng trữ, vận chuyển, mua bán và chiếm đoạt chất ma túy” và áp dụng một mức hình phạt theo điều khoản của Bộ luật hình sự mà người phạm tội bị áp dụng. Ví
dụ: A chiếm đoạt được 0.3kg thuốc phiện đem cất giấu, sau 6 tháng, A tìm được người mua nên đã vận chuyển số thuốc phiện trên đem tiêu thụ thì bị bắt. Trong trường hợp này tội danh của A là: “Chiếm đoạt, tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép chất ma túy” (tội danh đầy đủ).
Nếu một người chỉ thực hiện một hoặc một số hành vi qui định tại điều luật thì chỉ định tội theo hành vi mà người đó thực hiện chứ không định tội
danh đầy đủ như điều luật đã qui định. Ví dụ: Trịnh Quốc H làm nghề lái xe tải. Trong một chuyến vận chuyển hàng từ Lai Châu về Nam Hà, H đã nhận của Vũ Xuân Tr một bánh hêrôin để đưa về Nam Hà giao cho người có tên là Đào và được Tr trả công là 1 triệu đồng. Trên đường vận chuyển số heroin trên thì bị bắt giữ. Trường hợp phạm tội này của Trịnh Quốc H là hành vi phạm tội “vận chuyển trái phép chất ma túy”.
Nếu một người thực hiện nhiều hành vi nhưng các hành vi không liên quan với nhau, thì phải bị định tội theo từng hành vi và áp dụng mức hình
phạt riêng cho từng hành vi rồi tổng hợp hình phạt theo qui định tại Điều 50 BLHS. Ví dụ: Lại Thị Ng ở Hà Nội đã mua bán 350 gam heroin, tàng trữ 500 gam thuốc phiện. Lại Thị Ng bị Tòa án kết án 18 năm tù về tội “mua bán trái phép chất ma túy” và 8 năm tù tội “tàng trữ trái phép chất ma túy”. Buộc Lại Thị Ng phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai tội là 26 năm tù. Ngoài việc nhập bốn điều luật thành một điều luật, thì điều 194 Bộ luật hình sự 1999 còn có một số sửa đổi như sau:
– Nếu các điều 185c, 185d, 185đ và 185e BLHS 1985 qui định “có nhiều tình tiết qui định tại khoản 2 diều này” và “có nhiều tình tiết qui định tại sự 1999 qui định cả ba hành vi này chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội có tên đầy đủ là: : “Tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép chất ma
túy” và người phạm tội cũng chỉ bị áp dụng một hình phạt chỉ bằng 1/3 mức hình phạt mà lẽ ra người phạm tội phải bị áp dụng theo Bộ luật hình sự 1985. Tuy nhiên, Điều 194 Bộ luật hình sự 1999 qui định tới bốn hành vi phạm tội khác nhau, nên phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để định tội
danh cho chính xác.
Nếu một người thực hiện cả bốn hành vi qui định trong điều luật và cùng một loại, một lượng chất ma túy thì định tội danh đầy đủ là “tàng trữ, vận chuyển, mua bán và chiếm đoạt chất ma túy” và áp dụng một mức hình phạt theo điều khoản của Bộ luật hình sự mà người phạm tội bị áp dụng. Ví dụ: A chiếm đoạt được 0.3kg thuốc phiện đem cất giấu, sau 6 tháng, A tìm được người mua nên đã vận chuyển số thuốc phiện trên đem tiêu thụ thì bị bắt. Trong trường hợp này tội danh của A là: “Chiếm đoạt, tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép chất ma túy” (tội danh đầy đủ). Nếu một người chỉ thực hiện một hoặc một số hành vi qui định tại điều luật thì chỉ định tội theo hành vi mà người đó thực hiện chứ không định tội danh đầy đủ như điều luật đã qui định. Ví dụ: Trịnh Quốc H làm nghề lái xe tải. Trong một chuyến vận chuyển hàng từ Lai Châu về Nam Hà, H đã nhận của Vũ Xuân Tr một bánh hêrôin để đưa về Nam Hà giao cho người có tên là Đào và được Tr trả công là 1 triệu đồng. Trên đường vận chuyển số heroin trên thì bị bắt giữ. Trường hợp phạm tội này của Trịnh Quốc H là hành vi phạm tội “vận chuyển trái phép chất ma túy”. Nếu một người thực hiện nhiều hành vi nhưng các hành vi không liên quan với nhau, thì phải bị định tội theo từng hành vi và áp dụng mức hình phạt riêng cho từng hành vi rồi tổng hợp hình phạt theo qui định tại Điều 50 BLHS. Ví dụ: Lại Thị Ng ở Hà Nội đã mua bán 350 gam heroin, tàng trữ 500 gam thuốc phiện. Lại Thị Ng bị Tòa án kết án 18 năm tù về tội “mua bán trái phép chất ma túy” và 8 năm tù tội “tàng trữ trái phép chất ma túy”. Buộc Lại Thị Ng phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai tội là 26 năm tù.

Ngoài việc nhập bốn điều luật thành một điều luật, thì điều 194 Bộ luật hình sự 1999 còn có một số sửa đổi như sau:
– Nếu các điều 185c, 185d, 185đ và 185e BLHS 1985 qui định “có nhiều tình tiết qui định tại khoản 2 diều này” và “có nhiều tình tiết qui định tại khoản 3 điều này” thì Điều 194 BLHS 1999 không quy định tình tiết này là yếu tố định khung hình phạt nữa.
– Nếu các Điều 185d, 185đ BLHS 1985 qui định: “Sử dụng người chưa thành niên vào việc phạm tội” thì Điều 194 BLHS 1999 qui định: “Sử dụng
trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em”.
– Nếu các Điều 185c,185e BLHS 1985 không qui định tình tiết “sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em” thì Điều 194 BLHS
1999 qui định tình tiết này là yếu tố định khung hình phạt.
– Nếu khoản 1 Điều 185đ BLHS 1985 qui định: “Mua bán trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào” và khoản 1 Điều 185e BLHS 1985 qui
định: “Chiếm đoạt chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào” thì khoản 1 Điều 194 BLHS 1999 chỉ qui định: “Mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy”.
– Nếu khoản 2 Điều 185đ BLHS 1985 qui định tình tiết “thu lợi bất chính” và khoản 3 Điều 185đ qui định tình tiết “có tính chất chuyên nghiệp” thì Điều 195 BLHS 1999 không qui định các tình tiết này là yếu tố định khung nữa.
– Nếu khoản 2 Điều 185e BLHS 1985 qui định tình tiết “có sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm” là yếu tố định khung hình phạt thì Điều 194
BLHS 1999 không qui định các tình tiết này là yếu tố định khung nữa.
Về mức hình phạt chính qui định ở từng khung hình phạt có một số thay đổi như:
– Nếu khoản 4 các Điều 185c, 185d, 185đ, 185e BLHS 1985 có khung hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì khoản 4 Điều 194 BLHS 1999 có khung hình phạt 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
– Nếu khoản 1 Điều 185đ và khoản 1 Điều 185e BLHS 1985 có khung hình phạt từ 3 năm dến 10 năm tù thì khoản 1 Điều 194 BLHS 1999 có
khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù.
– Nếu khoản 2 Điều 185đ và khoản 2 Điều 185e BLHS 1985 có khung hình phạt từ 10 năm đến 15 năm tù thì khoản 2 Điều 194 BLHS 1999 có
khung hình phạt từ 7 năm dến 15 năm tù.
Về hình phạt bổ sung, cũng có những thay đổi như:
– Nếu Điều 185(o) BLHS 1985 qui định “bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản; bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định từ 2 năm đến 5 năm” thì khoản 5 Điều 194 BLHS 1999 qui định “có thể bị phạt tiền từ 5
triệu đồng đến 500 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm
đến 5 năm”.
2.1.2. Dấu hiệu pháp lí.
2.1.2.1 Mặt khách thể của tội phạm.
Khách thể của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là chế độ quản lý của Nhà nước về việc cất giữ, vận chuyển,
trao đổi chất ma túy.
Đối tượng tác động của tội phạm này là các chất ma túy. Các chất ma túy được liệt kê trong các bảng 1, bảng 2, bảng 3 và bảng 4 danh mục các chất ma túy, chất hướng thần, theo qui định của Công ước quốc tế 1961, 1971 và 1988. Công ước này Việt Nam đã tham gia theo quyết định số 798-
QĐ/CTN ngày 1-9-1997 của chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ở nước ta, các chất ma túy thường gặp là thuốc phiện, heroin, moocphin, cần sa và một số loại ma túy ở dạng thuốc tân dược như:
Suzusen, Dolagang, Methamphetamin…
2.1.2.2 Mặt khách quan của tội phạm.
a. Hành vi khách quan
Do cơ cấu của Điều 194 là điều luật được nhập từ 4 điều luật của BLHS năm 1985 nên người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy có các hành vi phạm tội như sau:
– Hành vi tàng trữ.
Tàng trữ trái phép chất ma túy là cất giữ bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào như: Trong nhà ở; phòng làm việc; trụ sở cơ quan, tổ chức; phương tiện giao thông; trong túi quần áo; túi xách… mà không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác hoặc vận chuyển từ nơi này đến nơi khác.
Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều trường hợp người phạm tội cất giấu ma túy trên phương tiện giao thông nhưng lại không có mục đích vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, mặc dù trên thực tế phương tiện giao thông đó di chuyển từ nơi này đến nơi khác thì người phạm tội vẫn chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy mà không bị về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Ví dụ : Triệu
Quốc H làm nghề lái xe. Do nghiện ma túy nên H mua 10 gam thuốc phiện để sử dụng dần. H đã sử dụng hết 3 gam thì bị phát hiện và bị thu giữ 7 gam
thuốc phiện còn lại được cất giấu trong cabin dưới ghế ngồi lái xe. Mặc dù số thuốc phiện do H tàng trữ được di chuyển từ nơi này đến nơi khác nhưng H chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Ngược lại, có trường hợp chất ma túy được cất giấu một nơi cố định, nhưng người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển
trái phép chất ma túy. Ví dụ: Vũ Thị C làm nghề buôn bán tại chợ M. Do có quen biết từ trước với Trần Thị Nh nên khi Nh nhờ C chuyển cho một người có tên là K gói quà, thì C nhận lời. Sau khi Nh đi khỏi, C mở gói quà thì thấy đó là thuốc phiện nhưng vì nể Nh nên C vẫn giao cho K thì bị bắt. Hành vi của C không chỉ là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy mà còn là hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy và tội danh của C là “tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy”.
Thời gian cất giữ dài hay ngắn không có ý nghĩa xác định người phạm tội có tàng trữ trái phép chất ma túy hay không. Ví dụ: Nguyễn Văn Q bị bắt
quả tang đang giao một bánh heroin cho Bùi Thanh H, nhưng không có căn cứ xác định H là người mua số heroin trên, còn Q thì khai rằng Q được một
người thuê vận chuyển số heroin trên cho H, còn H có phải là người mua heroin hay không thì Q không biết. Mặc dù H vừa nhận heroin từ tay Q và
không có căn cứ xác định H mua số heroin này, nhưng hành vi của Bùi Thanh H vẫn bị coi là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp khó xác định người phạm tội có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy hay không, bởi lẽ đặc điểm chung của tội phạm về ma túy là người phạm tội không bao giờ chịu nhận hành vi thật của mình nếu cơ quan tiến hành tố tụng không có bằng chứng. Nếu chỉ căn cứ vào nơi cất giấu ma túy thì dễ dàng cho rằng người phạm tội không có hành vi tàng trữ, nhưng nếu căn cứ vào các tình tiết khác của vụ án thì vẫn xác định được hành vi tàng trữ của người phạm tội. Ví dụ: Theo nguồn thông tin của quần chúng thì Trần Quốc T đang tàng trữ 1kg thuốc phiện trong nhà, nhưng khi công an đến khám nhà T thì không tìm thấy thuốc phiện trong nhà T, mở rộng phạm vi kiểm tra, cơ quan điều tra phát hiện trên mái nhà bà Hoàng Thị D liền kề với nhà T có một gói thuốc phiện. Sau khi xác định, cơ quan điều tra đã xác định số thuốc phiện thu được trên máy nhà của bà D là do T ném qua đó, nhưng T trước sau không nhận5.
Nếu tàng trữ trái phép chất ma túy cho người khác mà biết rõ người này mua bán trái phép chất ma túy đó thì hành vi cất giữ ma túy không phải là hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy mà là hành vi giúp sức người mua bán trái phép chất ma túy và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm. Tuy nhiên, hành vi mua bán, vận chuyển đã được quy định trong cùng một điều luật nên việc xác định chính xác hành vi tàng trữ, hành vi vận chuyển hay hành vi mua bán chỉ có ý nghĩa trong việc định tội theo hành vi (một hoặc một số hành vi hay định tội theo hành vi đầy đủ).
Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01 ngày 02/01/1998 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ nội vụ thì người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép dưới 1gam nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cocain; dưới 0.1gam heroin hoặc cocain, dưới 1kg hoa, quả, lá cây cần sa hoặc lá cây cô ca; dưới 5kg quả thuốc phiện khô; dưới 1kg quả thuốc phiện tươi; dưới 2g chất ma túy ở thể rắn; dưới 5ml các chất ma túy ở thể lỏng thì chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử lý hành chính. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, hướng dẫn trên là trái với Bộ luật hình sự, vì điều luật không qui định tàng trữ bao nhiêu chất ma túy mới . Có thể còn có ý kiến khác nhau, nhưng theo chúng tôi hướng dẫn trên là cần thiết vì trong thực tiễn xét xử, có nhiều trường hợp người phạm tội này rằng số ma túy bắt được là do họ cất giấu để sử dụng dần vì họ là con nghiện, nếu không qui định một lượng ma túy nhất định để làm căn cứ xác định trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi tàng trữ trái phép thì có thể dẫn đến tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc bỏ lọt tội vì cho rằng người phạm tội chỉ có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
5 Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới, Nguyễn Xuân Yêm và Trần Văn Luyện, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2002.

– Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác, từ vị trí này sang vị trí khác, từ người này sang người khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác… bằng bất kỳ phương thức nào (trừ hình thức chiếm đoạt), nhưng đều không nhằm mục đích mua bán.
Như vậy khái niệm vận chuyển trái phép chất ma túy được dùng ở đây có nội dung hàm rộng hơn khái niệm vận chuyển hàng hóa thông thường.
Vận chuyển trái phép chất ma túy có thể giống với vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác có một cự ly nhất định như: Dùng ôtô, xe đạp, xe máy, tàu thủy, máy bay… nhưng cũng có thể chỉ là hành vi chuyển dịch từ vị trí này sang vị trí khác trong một không gian chật hẹp như từ gầm giường sang giá sách, từ túi người này sang túi người khác trong một phòng, thậm chí từ túi này sang túi khác của cùng một người. Ví dụ: Đinh Văn T là bạn của Hoàng Văn K. Trong lúc T đang ở nhà K chơi thì bị công an đến khám nhà K, K nhờ T cất dùm mấy gói heroin vào túi quần nhưng hành vi của T và K không qua mắt được các chiến sĩ công an. Khi T giả vờ xin phép K ra về thì bị bắt giữ, khám trong người K, các chiến sĩ công an thu được 10 gói heroin với tổng trọng lượng là 1gam. Hành vi của T nếu chỉ căn cứ vào không gian, địa điểm thì dễ cho rằng T chỉ có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, nhưng nếu căn cứ vào mục đích cũng như hành vi cụ thể của T thì hành vi của T là hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
Nếu vận chuyển ma túy hộ cho người khác mà biết rõ mục đích mua bán ma túy của người mà mình nhận vận chuyển hộ thì người có hành vi vận
chuyển ma túy bị truy cứu trách nhiệm về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò giúp sức. Ví dụ: Nguyễn Văn Th là lái xe thuộc công ty vận tải số 14 biết Đào Xuân B là người thường xuyên mua bán ma túy từ Sơn La về Hà Nội. Ngày 14/3/2001, B đến gặp Th và nhờ Th vận chuyển một cặp (2 bánh) heroin từ Sơn La về Hà Nội giao cho Nguyễn Văn H và nhận tiền từ H giao và đưa cho B, nhưng trên đường vận chuyển từ Sơn La về Hà Nội đến địa phận tỉnh Hòa Bình thì bị bắt giữ. Khi bị bắt, Th khai là vận chuyển thuê cho
B và được B cho 3.000.000đồng. Mặc dù hành vi của Th chỉ là hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy nhưng vì Th biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của B và của H nên hành vi của Th là hành vi mua bán trái phép chất ma túy với vai trò giúp sức.

Do Bộ luật hình sự 1985 quy định riêng hành vi vận chuyển với hành vi mua bán trái phép chất ma túy ở hai điều luật riêng và hình phạt đối với
hành vi mua bán trái phép chất ma túy bao giờ cũng nặng hơn hành vi vận chuyển, nên thực tiễn xét xử không ít trường hợp người phạm tội bị bắt quả
tang vận chuyển ma túy, mặc dù người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy đó nhưng chỉ nhận là mình vận chuyển, thậm chí còn không biết đó là
chất ma túy. Nếu không căn cứ vào các chứng cứ khác thì khó có thể xác định người phạm tội mua bán hay vận chuyển trái phép chất ma túy. Nay Bộ
Luật hình sự năm 1999 qui định hành vi vận chuyển và hành vi mua bán cùng trong một điều luật thì việc xác định hành vi mua bán hay vận chuyển cũng rất cần thiết nhưng nếu khó xác định thì cũng không ảnh hưởng lớn đến việc áp dụng hình phạt.
Điều luật không qui định hành vi tàng trữ, vận chuyển chất ma túy với khối lượng là bao nhiêu thì cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, căn cứ theo
Thông tư liên ngành Tòa án nhân dân tố cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ nội vụ số 09/TTLN ngày 10/10/1996 và hướng dẫn áp dụng Điều 96a và Điều 203 Bộ luật hình sự, người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép một trong các chất ma túy với số lượng sau đây mà không có mục đích mua bán, thì chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng phải bị xử phạt hành chính: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, bột cô ca:Ø Lá, hoa, quả của cây cần sa, lá của cây cô ca:Ø Quả khô của cây thuốc phiện:Ø Quả tươi của cây thuốc phiện:Ø Heroin, Cocaine:Ø Các chất ma túy thuộc thể rắn (dạng viên, dạng keo hoặc dạng bột, trừ heroin và cocaine): Thuốc phiện dưới 10 ống ( mỗi ống từ 1-2ml); Các tiền chất để tổng hợp thành các chất ma túy:Ø Các chất ma túy thuộc thể lỏng:Ø

+ Đã bị về một trong các hành vi tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma túy, tổ chức dùng chất ma túy mà chưa qua thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính theo Điều 10 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

+ Đã bị kết án theo Điều 96a hoặc theo Điều 203 Bộ luật hình sự 1985, mà chưa được xóa án.
+ Người tàng trữ, vận chuyển nhiều chất ma túy, mà mỗi chất ma túy có số lượng được hướng dẫn tại các điểm nêu trên cũng bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
Hành vi tàng trữ, vận chuyển chất ma túy với số lượng lớn hơn số lượng được hướng dẫn đã nêu trên đây đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Mua bán trái phép chất ma túy là hành vi mua bán, tàng trữ để lại bán hoặc sản xuất ra chất ma túy khác để bán lại hoặc hành vi trao đổi, thanh toán
một cách bất hợp pháp.
Đối với hành vi mua bán, Thông tư liên ngành (TTLN) Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ nội vụ số 09/TTLN ngày 10/10/1996 hướng dẫn: Người nào mua bán trái phép một trong các chất ma túy với bất kì số lượng nào dưới mức tối thiểu được hướng dẫn tại các điểm trên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chiếm đoạt chất ma túy là hành vi cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt…chất ma túy. Tương tự, hành vi chiếm đoạt cũng không cần xác định số lượng là bao nhiêu, nếu người phạm tội có hành vi chiếm đoạt chất ma túy thì tội phạm coi như đã hoàn
thành.
Thực tiễn thường gặp một số trường hợp sau:
Người phạm tội chiếm đoạt và biết hoặc chấp nhận đối tượng chiếmØ đoạt là chất ma túy thì sẽ định tội chiếm đoạt chất ma túy. Nếu người phạm tội không biết mình chiếm đoạt chất ma túy nhưngØ sau đó biết và đã có hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán… thì xét xử theo các tội danh tương ứng. Hành vi chiếm đoạt chỉ xét xử về thông thường.
Nếu người phạm tội không biết mình chiếm đoạt chất ma túy và sau đóØ bị bắt ngay thì chỉ truy cứu về tội thông thường.

Đối tượng của tội phạm này là nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, heroin, cocaine, lá, hoa, quả, cây cần sa…

Khi xác định hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy cũng như hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy như đã giới thiệu ở trên, phải căn cứ vào những trường hợp cụ thể, trong một không gian, thời gian nhất định để phân biệt đâu là hành vi tàng trữ và đâu là hành vi vận chuyển.

– Hành vi mua bán trái phép chất ma túy là bán hay mua để bán lại; vận chuyển ma túy để bán cho người khác; tàng trữ để bán lại hoặc sản xuất ra
chất ma túy khác để bán lại trái phép; hoặc dùng chất ma túy để đổi lấy hàng hóa hay dùng hàng hóa để đổi lấy ma túy.
Bán lại trái phép chất ma túy cho người khác là dùng ma túy mà mình có dưới bất kỳ hình thức nào như: Mua được, xin được, nhặt được, người khác gửi hoặc chiếm đoạt được để bán cho người khác để lấy tiền hoặc lấy tài sản.

Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác là dùng tiền hoặc tài sản để đổi lấy chất ma túy và dùng chất ma túy để bán cho người khác lấy
tiền hoặc lấy tài sản. Khi xác định hành vi mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác cần chú ý: Chỉ khi nào xác định rõ mục đích của người
phạm tội mua chất ma túy đó là nhằm bán lại thì mới truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy. Việc xác định này là của cơ
quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, căn cứ vào các tình tiết của vụ án.

Tuy nhiên, việc xác định mục đích của người mua bán trái phép chất ma túy có nhằm bán cho người khác hay không, chỉ phức tạp trong một số trường hợp chất ma túy có lượng ít và người phạm tội thường khai rằng mua để sử dụng, còn đối với những trường hợp người phạm tội mua một lượng ma túy lớn thì cho dù người phạm tội có nại ra rằng mua để dùng thì việc xác định mục đích bán ma túy đối với người phạm tội đơn giản hơn; không ai
mua hàng kilogam thuốc phiện hay 100g heroin để sử dụng dần.

Ví dụ: Trong các ngày 26/5, 29/5, 16/6, 19/6/2001 Công an tỉnh Quảng Ninh đã triệu tập các con nghiện bao gồm: Phạm Tiến L, Trần Đăng K, Phạm Ngọc Kh, Lê Thanh S để hỏi về việc mua heroin của ai về sử dụng. Các con nghiện trên đều khai từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2000 đã nhiều lần mua heroin của Ngô Tôn M và Nguyễn Thị Th với giá từ 50.000 đến 100.000đồng một liều về sử dụng. Khám nhà Ngô Tôn M, cơ quan điều tra thu được tại ngăn tủ 10 gói heroin có trọng lượng 0.01g , nhưng Ngô Tôn M và Nguyễn Thị Th không thừa nhận đã bán heroin cho các con nghiện nói trên, mà nại rằng, M là con nghiện nên có mua 10 liều thuốc heroin để sử dụng dần. Mặc dù M và Th không nhận bán heroin cho các con nghiện nhưng căn cứ vào các căn cứ khác, nhất là lời khai của các con nghiện thì vẫn có căn cứ xác định hành vi của M và Th là hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác là bằng lời nói hoặc bằng hành động để người khác cho mình chất ma túy rồi dùng chất ma
túy đó đem bán cho người khác lấy tiền hoặc tài sản. Việc xin chất ma túy nhằm bán lại cho người khác trong thực tế rất ít xãy ra, nhưng trong một số
trường hợp vẫn có thể xãy ra. Nếu xin được chất ma túy mà bán ngay cho người khác thì hành vi của người phạm tội là hành vi mua bán trái phép chất
ma túy, nhưng nếu xin được chất ma túy rồi đem cất giữ sau đó mới bán cho người khác thì phải định là tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy.
Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác là hành vi cất giữ trái phép chất ma túy sau đó đem bán chất ma túy đó cho người khác.
Hành vi tàng trữ chất ma túy hoàn toàn giống như hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đã nêu trên, chỉ khác ở chỗ nếu chỉ tàng trữ mà không đem bán
hoặc không chứng minh được mục đích nhằm bán trái phép chất ma túy đó thì người phạm tội chỉ phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy; còn nếu đem
bán chất ma túy đó hoặc chứng minh được người phạm tội có mục đích nhằm bán trái phép chất ma túy đó thì phạm tội tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy. Đây là điểm khác so với quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy quy định tại Điều 185đ Bộ luật hình sự năm 1985. Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01 ngày 02/01/1998 và Thông tư liên tịch số 02 ngày 05/8/ 1998 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương VIIA “các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1985 thì việc phân biệt hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy là rất cần thiết vì Bộ luật hình sự 1985 quy định hai hành vi này ở hai điều luật khác nhau, nay Bộ luật hình sự 1999 quy định hai hành vi này trong cùng một điều luật nên việc phân biệt hành vi tàng trữ với hành vi mua bán trái phép chất ma túy chỉ có ý nghĩa trong việc định tội danh theo hành vi mà không ảnh hưởng lớn đến mức hình phạt đối với người phạm tội.

Vận chuyển chất ma túy để bán cho người khác cũng giống như hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy như đã giới thiệu trên, chỉ khác hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy ở chỗ người phạm tội không chỉ vận chuyển mà còn bán chất ma túy mà mình vận chuyển cho người khác. Việc chứng minh người phạm tội có mục đích bán chất ma túy mà hành vi vận chuyển cho người khác hay không là trách nhiệm thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.
Nếu không chứng minh được người phạm tội có mục đích bán chất ma túy mà họ vận chuyển cho người khác thì chỉ định tội là “vận chuyển trái phép chất ma túy”, còn nếu chứng minh được người phạm tội có mục đích bán chất ma túy mà họ vận chuyển trái phép thì định tội là “vận chuyển, mua
bán trái phép chất ma túy”.

Nếu hành vi vận chuyển chất ma túy không trái phép và người vận chuyển chất ma túy đó lại bán cho người khác một cách trái phép thì phải định tội là “chiếm đoạt, mua bán trái phép chất ma túy”. Ví dụ: Ngày 26/10/2001, Công an xã G đã thu được một bao tải có 5.000 ống thuốc Dizepam do anh Nguyễn Văn S nộp. Anh S khai số thuốc trên khi anh lái đò chở khách đã vớt được trên sông ngày 24/10/2001, thì ngày 25/10/2001 có Đinh Công Ch và một người đi cùng đến xin được chuộc với giá 600.000 đồng và nói là thuốc kích thích hoa quả. Do nghi ngờ nên anh S không đồng ý cho chuộc và đem nộp cho công an. Sau khi thu số thuốc trên, Công an xã giao cho anh Đỗ Xuân H và Phùng Văn K vận chuyển số thuốc trên lên Công an huyện. Trên đường vận chuyển, H và K bàn với nhau bán 500 ống thuốc Dizepam ch Nguyễn Thị M có quầy bán thuốc tân dược ở thị trấn Q. Hành vi của H và K là hành vi phạm tội “chiếm đoạt, mua bán trái phép chất ma túy” vì hành vi vận chuyển chất ma túy của H và K không trái phép.

Cũng coi là hành vi mua bán trái phép chất ma túy nếu dùng chất ma túy để trao đổi, để thanh toán trái phép hoặc dùng tài sản (không phải là tiền)
đem trao đổi, thanh toán lấy chất ma túy để bán lại trái phép cho người khác.
Ví dụ: Do buôn bán chung với nhau nên Đoàn Văn D nợ Hoàng Thế Q 60.000.000đồng. Q đòi nhiều lần nhưng D vẫn không thanh toán cho Q.
Ngày 23/10/2001, Q đến nhà D đòi nợ, D nói: “Em có một cân thuốc phiện anh lấy bán trừ nợ cho em”, Q nghĩ một lúc rồi đồng ý lấy thuốc phiện để trừ nợ. Sau khi lấy một cân thuốc phiện của D, Q tìm nơi tiêu thụ thì bị bắt.

Trong trường hợp này cả D và Q đều phạm tội mua bán trái phép chất ma túy.
Khi xác định hành vi mua bán trái phép chất ma túy cần chú ý đến vấn đề sau:
Chất ma túy mà người phạm tội có để bán cho người khác không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có; không phụ thuộc vào chất ma túy đó là thật hay giả, có hàm lượng cao hay thấp. Việc xác định người phạm tội có mục đích bán chất ma túy cho người khác hay không, là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.

Trong trường hợp không chứng minh được mục đích bán trái phép chất ma túy của họ, thì tùy từng trường hợp cụ thể mà định tội là “tàng trữ trái phép chất ma túy” hay tội “vận chuyển trái phép chất ma túy” hoặc “tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy”.
Trong trường hợp người phạm tội vừa có hành vi mua bán trái phép chất ma túy và kèm theo các hành vi khác như tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy thì tùy từng trường hợp mà định tội là “tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy”, “vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy”,
“chiếm đoạt, mua bán trái phép chất ma túy” hay tội danh đầy đủ là “tàng trữ, vận chuyển, chiếm đoạt, mua bán trái phép chất ma túy”.
– Hành vi chiếm đoạt chất ma túy là hành vi cướp chất ma túy, bắt cóc nhằm chiếm đoạt chất ma túy, cưỡng đoạt chất ma túy, cướp giật chất ma túy,
công nhiên chiếm đoạt chất ma túy, trộm cắp chất ma túy, lừa đảo chất ma túy, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt chất ma túy, tham ô chất ma túy.
Hành vi chiếm đoạt chất ma túy cũng tương tự như hành vi chiếm đoạt tài sản, tức là người phạm tội phải có ý thức chiếm đoạt chất ma túy ngay
trước, trong khi thực hiện hành vi khách quan của tội phạm.
Nếu người phạm tội không có ý thức chiếm đoạt chất ma túy hoặc không chứng minh được ý thức chiếm đoạt chất ma túy mà chỉ nhằm chiếm
đoạt tài sản, nhưng sau khi chiếm đoạt tài sản mới biết trong tài sản còn có chất ma túy nhưng người phạm tội vẫn cất giữ, vận chuyển hoặc mua bán thì không bị coi là hành vi chiếm đoạt chất ma túy, mà tùy trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm tài sản (cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp tài sản…) và tội tàng trữ, vận
chuyển hoặc mua bán trái phép chất ma túy.
Nếu ngay sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội mới biết trong tài sản có chất ma túy và đem chất ma túy nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền thì không coi là hành vi chiếm đoạt chất ma túy mà chỉ coi là chiếm đoạt tài sản. Ví dụ: Ngày 23/12/2001, Đỗ Quyết Th, Vũ Xuân H rủ nhau đi
cướp giật. Th chở H bằng xe máy đến khu vực Cầu Giấy, H phát hiện có một phụ nữ đi xe đạp, trên tay láy có một túi xách, H ra hiệu cho Th ép xe để H giật chiếc túi treo trên ghi đông xe đạp. Sau khi giật được túi xách, H và Th lục túi không thấy tiền mà chỉ 10 tép heroin nên bàn với nhau đi nộp cho
Công an. Tuy nhiên, nếu mục đích ban đầu là chiếm đoạt ma túy nhưng khi thực hiện hành vi chiếm đoạt thì lại không có ma túy mà chỉ có tài sản thì
người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt chất ma túy. Nếu người phạm tội không có mục đích rõ rệt là sẽ chiếm đoạt cái gì
(cái gì cũng được) nhưng khi chiếm đoạt lại là ma túy thì vẫn bị truy cứu về tội chiếm đoạt chất ma túy.
b. Hậu quả:
Hậu quả của các tội phạm về ma túy nói chung và hậu quả của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất
trái phép chất ma túy nói riêng không phải là yếu tố bắt buộc để định tội. Những thiệt hại do hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy gây ra cho xã hội chính là những thiệt hại phi vật chất (chính sách quản lý của Nhà nước đối với các
chất ma túy). Mặt khác còn gây ra hậu quả là có một hoặc một số chất ma túy được sản xuất ra làm tăng số lượng chất ma túy trong xã hội. Trong một số trường hợp hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất vào việc sản xuất trái phép chất ma túy còn gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự hoặc thiệt hại về tài sản thì người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh tương ứng với những thiệt hại mà người phạm tội gây ra. Ví dụ: Nguyễn Hoàng M vận chuyển trái phép 700g axit sunfuric, trong quá trình vận chuyển, do không cẩn thận nên đã để axit làm bỏng nặng cháu Nguyễn Hoàng L con của M có tỷ lệ thương tật 50%. Ngoài tội vận chuyển trái phép tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, mà còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý gây ra thương tích nặng cho người khác theo Điều 108 Bộ luật
hình sự.
Số lượng tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy mà
người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt cũng được
coi là hậu quả của tội phạm nhưng hậu quả này chỉ là những thiệt hại gián
tiếp cho xã hội và đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt, số lượng
càng lớn thì thiệt hại cho xã hội càng nhiều và người phạm tội bị phạt càng
nặng.
2.1.2.3. Mặt chủ quan của tội phạm:
Người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền
chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thực hiện hành vi phạm tội
của mình do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình bị cấm, thấy trước
được tác hại của hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền
chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy nhưng vẫn chưa thực hiện.
Như vậy, đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán tiền chất dùng vào
việc sản xuất trái phép chất ma túy chỉ có thể thực hiện do cố ý trực tiếp.
Không có trường hợp nào do cố ý gián tiếp. Tuy nhiên, đối với hành vi chiếm
đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì người phạm
tội có thể thực hiện hành vi phạm tội của mình do cố ý gián tiếp trong trường
hợp người phạm tội không cần xác định đối tượng, tiền chất cũng chiếm đoạt
mà tài sản khác cũng chiếm đoạt (bỏ mặt cho hậu quả xãy ra, tiền chất cũng
lấy mà tài sản cũng lấy).
Mục đích của người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc nếu không chứng
minh được người phạm tội biết dùng tiền chất vào việc sản xuất trái phép
chất ma túy thì không truy cứu trách nhiệm hình sự họ về tội “tàng trữ, vận
chuyển, mua bán tiền chất vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” được mà
tùy trường hợp cụ thể họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội
xâm phạm sở hữu nếu hành vi của họ cấu thành các tội phạm đó.
2.1.2.4. Mặt chủ thể của tội phạm:
Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép
chất ma túy cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: Độ tuổi,
năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các Điều 12, 13 Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên, đối với các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy, chỉ những người sau
đây mới là chủ thể của tội phạm này:
Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào
việc sản xuất trái phép chất ma túy quy định tại khoản 1 Điều 195 Bộ luật
hình sự là tội phạm nghiêm trọng và theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình
sự thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Chỉ người 16 tuổi trở lên
mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán
hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy theo
khoản 1 Điều 195 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, nếu người từ đủ 16 tuổi trở lên
sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội thì người dưới 16 tuổi vẫn
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà người người sử dụng dưới 16 tuổi
vào việc phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.1.3. Hình phạt của tội phạm:
Hình phạt được chia làm 5 khung6:
+ Khung 1 (khung cơ bản): Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, thì hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm;
+ Khung 2 (khung tăng nặng thứ nhất): Người nào tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thuộc một trong các
trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
– Có tổ chức;
– Phạm tội nhiều lần;
– Lợi dụng chức vụ quyền hạn;
– Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
– Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
Vận chuyển, mua bán chất ma túy qua biên giới bao gồm hành vi vận
chuyển chất ma túy qua biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Việt Nam, biên giới của một nước với nước thứ ba. Đây là hành vi khác nhau
(vận chuyển, mua bán), vì thế chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong hai
hành vi thì có thể áp dụng tình tiết này. Chỉ áp dụng tình tiết này trong trường
hợp thực tế người phạm tội đã vận chuyển, mua bán chất ma túy qua biên
6 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999.

giới. Nếu người phạm tội có mục đích vận chuyển, mua bán qua biên giới
nhưng chưa được thì không áp dụng tình tiết này.
– Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho trẻ em.
– Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội là dụ dỗ, xúi giục, mua chuộc lôi
kéo… trẻ em dưới 16 tuổi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy. Bán chất ma túy cho trẻ em là bán chất ma túy mà
mình có được (không kể nguồn gốc) cho trẻ em dưới 16 tuổi.
– Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, hoặc cao cô-ca có trọng lượng từ
500gam đến dưới 1kg;
– Heroin hoặc cocaine có trọng lượng từ 5gam đến dưới 30gam;
– Lá, hoa, quả, cây cần sa hoặc lá cây cô-ca có trọng lượng từ 10kg đến
dưới 25kg;
– Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ 50kg đến dưới 200kg;
Quả thuốc phiện sau khi được thu hoạch lấy nhựa, càn lại khô trên cây.
Hàm lượng morphine của quả khô không nhiều bằng quả thuốc phiện tươi. Vì
thế, số lượng quả thuốc phiện khô được quy định trong khoản này tương đối
lớn hơn so với số lượng quả thuốc phiện tươi tương ứng.
– Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ 10kg đến 50kg;
– Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ 20g đến dưới
100gam;
– Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ 100ml đến dưới 250ml;
– Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương
đương với số lượng chất ma túy đã quy định trong khoản 2 Điều này;
– Tái phạm nguy hiểm.
+ Khung 3 (khung tăng nặng thứ hai): Tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau,
thì người phạm tội bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
– Có tính chất chuyên nghiệp;
– Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc nhựa cao cô-ca có trọng lượng từ
1kg đến 5 kg;
– Heroin hoặc cocaine có trọng lượng từ 30gam đến dưới 100gam;
– Lá, hoa, quả, cây cần sa hoặc lá cây cô-ca có trọng lượng từ 25kg đến
dưới 75kg;
– Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ 200kg đến dưới 600kg;

– Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ 50kg đến dưới 100kg;
– Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ 100gam đến dưới
300gam;
– Các chất ma túy ở thể lỏng có trọng lượng từ 250ml đến dưới 750ml ;
– Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương
đương với số lượng chất ma túy đã quy định trong khoản 3 Điều này.
+ Khung 4 (khung tăng nặng thứ 3): Người nào tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chấy ma túy thuộc một trong các trường
hợp sau thì bị phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
– Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cây cao cô-ca có trọng lượng từ 5kg
trở lên;
– Heroin hoặc cocaine có trọng lượng từ 100gam trở lên;
– Lá, hoa, quả, cây cần sa hoặc lá cây cô-ca có trọng lượng từ 75kg trở
lên;
– Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ 600kg trở lên;
– Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ 100kg trở lên;
– Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng từ 300g trở lên;
– Các chất ma túy ở thể lỏng có thể tích từ 750ml trở lên;
– Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương
đương với số lượng chất ma túy đã quy định trong khoản 4 Điều này.
+ Khung 5 (hình phạt bổ sung): Người phạm tội này có thể bị phạt tiền
từ 5 triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
từ một năm trở lên.
* Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con
người:
Con người là vốn quý nhất của xã hội, là đối tượng hàng đầu được
pháp luật nói chung, Luật hình sự nói riêng bảo vệ đặc biệt. Bảo vệ con người
– trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tự do của
họ, vì đó là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu với bất kỳ một con
người nào, một quốc gia nào.
Vì lẽ đó, Bộ luật hình sự Việt nam tiếp theo qui định các tội xâm phạm
an ninh quốc gia ở chương XI đã qui định các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm danh dự của con người ở chương XII. Đây là những chương của Bộ luật hình sự bao gồm những qui phạm pháp luật trực tiếp bảo vệ con
người với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ xã hội.
Ở đây chúng ta chỉ đi nghiên cứu tội phạm thuộc mản tội xâm phạm về
nhân phẩm, danh dự của con người thôi.
Định nghĩa:
Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là những hành
vi cố ý xâm phạm đến quyền được tôn trọng về nhân phẩm, danh dự của con
người.
Các tội phạm trong nhóm tội này có đặc điểm sau:
– Hành vi phạm tội của tất cả các tội trong nhóm đều thể hiện dưới dạng
hành động phạm tội.
– Hậu quả của những hành vi phạm tội là thiệt hại gây ra cho danh dự,
nhân phẩm của con người thể hiện dưới dạng thiệt hại về tinh thần. Hậu quả
này không phải là dấu hiệu bắt buộc của tất cả các cấu thành tội phạm của
nhóm tội này. Tất cả các tội phạm đều có cấu thành tội phạm hình thức
– Lỗi của tất cả cấu thành tội phạm của nhóm này đều là lỗi cố ý.
2.2. Tội mua bán phụ nữ: (Điều 119-BLHS 1999)
2.2.1. Định nghĩa:
Mua bán phụ nữ là hành vi của một người coi phụ nữ như hàng hóa để
mua bán, trao đổi lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác7.
2.2.2. Dấu hiệu pháp lý:
2.2.2.1. Mặt khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội phạm này là xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của
người phụ nữ.
2.2.2.2. Mặt khách quan của tội phạm:
Mặt hành vi của tội này là biểu hiện ở hành vi mua hoặc bán phụ nữ.
Hành vi mua, bán được thanh toán thành tiền, vàng, ngoại tệ hoặc bất kỳ vật
nào có giá trị.
Cũng xem là hành vi mua bán phụ nữ khi dùng một phụ nữ đổi lấy một
phụ nữ khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thực tiễn cho thấy, có các
công ty vì nhu cầu công việc nên đã “chuyển nhượng” các nhân viên nữ giỏi
của mình cho nhau thì không phạm tội này. Việc phụ nữ có thỏa thuận để
mình trở thành “hàng hóa” để mua, bán hay không không là dấu hiệu bắt
7 Giáo trình Luật hình sự Việt nam – Tập II – NXB Công an nhân dân – 2005 buộc trong tội phạm này. Phụ nữ trong tội phạm này là phụ nữ đã đạt từ 16
tuổi trở lên (phân biệt với tội phạm tại Điều 20). Tội phạm hoàn thành khi có
hành vi mua hoặc bán phụ nữ diễn ra. Nếu mọi việc mua bán đã chuẩn bị
xong nhưng chưa được thực hiện việc trao đổi giữa tiền, lợi ích vật chất và
người phụ nữ cho các bên thì xem phạm tội chưa đạt.
2.2.2.3. Mặt chủ quan của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm này là lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). Người
phạm tội phải ý thức được rằng, việc làm của mình là đanh mua bán hoặc trao
đổi phụ nữ và mong muốn thực hiện, mong muốn việc mua bán, trao đổi diễn
ra hoặc có ý thức để mặc nó diễn ra. Thực tế việc mua bán, trao đổi phụ nữ
nhằm mục đích vụ lợi. Tuy nhiên, vụ lợi không là dấu hiệu bắt buộc.
2.2.2.4. Mặt chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội này là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo
qui định của luật định. Tuy nhiên, từ đủ 14 tuổi dến dưới 16 tuổi chỉ có thể
chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều này.
2.2.3. Hình phạt của tội phạm:
Hình phạt được chia làm ba khung8:
+ Khung 1 (khung cơ bản): Người nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ
2 năm đến 7 năm.
Ở đây được hiểu là hành vi mua, bán hoặc trao đổi phụ nữ từ đủ 16 tuổi trở
lên.
+ Khung 2 (khung tăng nặng): Phạm tội thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm:
– Vì mục đích mại dâm.
Trường hợp này, người phạm tội phải biết được phụ nữ mà mình mua,
bán hoặc trao đổi dùng vào mục đích mại dâm (bất kể đã dùng người phụ nữ
vào mục đích mại dâm hay chưa). Nếu người phạm tội không biết được điều
đó thì không áp dụng tình tiết này;
– Có tổ chức;
– Có tính chất chuyên nghiệp.
Đây là trường hợp mà người phạm tội lấy việc mua, bán hoặc trao đổi
phụ nữ làm phương tiện kiếm sống cơ bản cho mình;
– Để đưa ra nước ngoài.
8 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999.

Để áp dụng tình tiết này, chúng ta chỉ cần chứng minh người phạm tội
biết việc mua, bán hoặc trao đổi phụ nữ nhằm đưa ra nước ngoài, không quan
tâm đến việc có đưa phụ nữ đó ra nước ngoài được hay chưa;
– Mua bán nhiều phụ nữ.
Nhiều phụ nữ ở đây là từ 2 phụ nữ trở lên và đều đủ 16 tuổi trở lên;
– Mua bán nhiều lần.
Trường hợp này, người phạm tội thực hiện việc mua, bán hoặc trao đổi
phụ nữ nhiều lần, mỗi lần 1 phụ nữ. Nếu việc mua, bán hoặc trao đổi thực
hiện nhiều lần, có lần nhiều phụ nữ thì phải áp dụng cả hai tình tiết: Phạm tội
đối với nhiều phụ nữ và phạm tội nhiều lần.
+ Khung 3 (hình phạt bổ sung): Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị
áp dụng hình phạt tiền từ 5 triệu đồng dến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc
cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm.
* Các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
An ninh quốc gia luôn là vấn đề quan trọng và sống còn đối với sự tồn tại
của một Nhà nước, một chế độ chính trị nhất định. Bảo vệ an ninh quốc gia là
một trong những nhiệm vụ quan trọng và thiết yếu hành đầy của Đảng và Nhà
nước ta trong mọi giai đoạn cách mạng. Bảo vệ an ninh quốc gia trước hết là
bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ
nghĩa, sự tồn tại và vững mạnh của một chính quyền nhân dân và Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.
Việc qui định trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm an ninh
quốc gia trong pháp luật hình sự là một trong những biện pháp hữu hiệu để
đấu tranh với các tội phạm đặc biệt nguy hiểm này. Khái niệm tội xâm phạm
an ninh quốc gia trong Bộ luật hình sự năm 1999 có sự thay đổi cho phù hợp
với sự phát triển ngày càng vững mạnh của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và tình hình quốc tế. Qua từng thời kì cách mạng, so với các
văn bản pháp luật trước đây khái niệm tội xâm phạm an ninh quốc gia trong
Bộ luật hình sự năm 1999 có sự thay đổi rất lớn: Chỉ bao gồm các tội đặc biệt
nghiêm trọng có tính chất, mức độ nguy hiểm cao cho xã hội, có mục đích
chống chính quyền nhân dân, xâm phạm sự tồn tại và vững mạnh của chế độ
xã hội chủ nghĩa9.
9 Một số vấn đề lí luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam, TS Phạm Văn Tĩnh, NXB Tư pháp , Hà Nội 2007.

Vậy chúng ta đi đến phần khái niệm cụ thể như sau:
Ta đi đến khái niệm về tội xâm phạm an ninh quốc gia như sau: Các tội
xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi có tính chất và mức độ nguy
hiểm cao cho xã hội, xâm phạm các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực an ninh
quốc gia: Đó là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ
xã hội chủ nghĩa, sự tồn tại và vững mạnh của chính quyền nhân dân đó.
Vì những lẽ đó, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu một số tội phạm cụ thể
và điển hình của loại tội phạm này để làm rõ bản chất cũng như mức độ nguy
hiểm của nó.
2.3. Tội khủng bố: (Điều 84 – BLHS 1999)
2.3.1 Định nghĩa:
Khủng bố là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của
nhân viên Nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội hoặc mọi công dân khác nhằm
chống chính quyền nhân dân, hoặc xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân
thể của người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế (Giáo trình
Luật hình sự Việt nam – Tập II – NXB Công an nhân dân – 2005).
Tám năm đã trôi qua, sau vụ khủng bố kinh hoàng 11/9/2001, nhân loại
vẫn đang đứng trước sự đe dọa nghiêm trọng của chủ nghĩa khủng bố. Cho
đến nay, khủng bố và chống khủng bố vẫn là một trong những vấn đề nóng
bỏng nhất của thế giới.
Người ta cho rằng, hoạt động khủng bố có từ lâu đời, nhưng khái niệm
chủ nghĩa khủng bố thì xuất hiện lần đầu từ thế kỉ XVIII . Thuật ngữ “chủ
nghĩa khủng bố” xuất hiện vào năm 1798, khi nhà triết học người Đức
Emanuel Kant sử dụng để mô tả một quan điểm bi quan về số phận của nhân
loại. Nhưng lịch sử đầy biến động của thế giới tiếp sau đó đã làm thay đổi
những quan niệm về chủ nghĩa khủng bố. Đúng ra là chủ nghĩa khủng bố đã
có những biến tướng nhưng cụ thể nhận diện được.
Theo một số nhà nghiên cứu, chủ nghĩa khủng bố là một hiện tượng xã
hội hết sức phức tạp gắn với rất nhiều sự kiện lịch sử lớn trong suốt thế kỉ
XX, và đang trở thành một mối đe dọa đối với loài người trong thế kỉ XXI.
Sau chiến tranh, không có hình thức nào, bạo lực chính trị nào gây những tác
hại nào khủng khiếp như vậy.
Theo công ước 25 nước kí kết ở Geneve (Thụy Sĩ) ngày 16/11/1937,
các hành động khủng bố được xác định chung là “ những việc làm phạm tội ác nhằm chống lại một Nhà nước mà mục đích hoặc bản chất là gây ra sự
khủng khiếp đối với các nhóm người hay đối với dân chúng”.
Tuy nhiên, hiện nay cũng có những quan điểm sai lầm về khủng bố,
đánh đồng khủng bố với cuộc đấu tranh chính nghĩa của các dân tộc vì độc
lập, tự do khi bị xâm lược và áp bức hoặc ngược lại, sử dụng tiêu chuẩn “kép”
về khủng bố lập lờ ủng hộ những thế lực cực đoan vì những mưu đồ chính trị
đen tối. Lịch sử thế giới ở thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI ngày càng
đòi hỏi phải phân biệt hành động khủng bố với các hình thức đấu trang giải
phóng dân tộc hoặc chống lại đế quốc xâm lược.
Theo một số chính trị gia, hiện nay các tổ chức khủng bố có thể chia
làm sáu loại:
– Một là các tổ chức tôn giáo cực đoan;
– Hai là các tổ chức dân tộc chủ nghĩa cực đoan;
– Ba là các tổ chức khủng bố cực tả;
– Bốn là các tổ chức khủng bố cực hữu, tôn thờ chủ nghĩa phát xít mới, chủ
nghĩa cực quyền, chủ nghĩa chủng tộc và chủ nghĩa phản quốc gia;
– Năm là các tổ chức khủng bố mang sắc thái tôn giáo;
– Sáu là các tổ chức khủng bố bạo lực mang tính xã hội đen.
2.3.2. Dấu hiệu pháp lý:
2.3.2.1. Mặt khách thể của tội phạm:
Tội khủng bố xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, xâm
phạm an ninh đối nội hoặc gây khó khăn cho quan hệ quốc tế, xâm phạm an
ninh đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.3.2.2. Mặt khách quan của tội phạm:
Người phạm tội có một trong số các hành vi sau đây:
+ Xâm phạm tính mạng của nhân viên Nhà nước, nhân viên tổ chức xã
hội hoặc mọi công dân, người nước ngoài (giết người).
+ Xâm phạm sức khỏe, tự do thân thể (bắt giữ người, gây tổn hại sức
khỏe…) của nhân viên Nhà nước (cán bộ, công nhân viên Nhà nước, bộ đội,
công an…) hoặc của mọi công dân, người nước ngoài.
Tội phạm được xem là hoàn thành kể từ khi chủ thể thực hiện một
trong các hành vi được mô tả đã gây chết người, thương tích hoặc tổn hại sức
khỏe con người, bắt người. Tội phạm cũng được xem là cấu thành khi hành vi
khủng bố đã đe dọa đến tính mạng hay khiến người khác sợ hãi, lo lắng.

2.3.2.3. Mặt chủ quan của tội phạm:
Đây là một tội có lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích của nó là chống chính
quyền nhân dân hay gây khó khăn cho quan hệ quốc tế là dấu hiệu bắt buộc
đối với tội phạm này.
Nếu hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể, đe dọa xâm
phạm tính mạng không nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân thì
không cấu thành tội phạm này mà chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về các tội khác.
2.3.2.4. Mặt chủ thể của tội phạm:
Bất cứ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo qui định của luật. Tuy
nhiên, chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể chịu trách nhiệm hình sự
đối với tội phạm qui định tại khoản 3 của Điều này.
2.3.3. Hình phạt của tội phạm:
Hình phạt chia làm bốn khung theo luật định của pháp luật10.
+ Khung 1 (khung tăng nặng): Người nào nhằm chống chính quyền
nhân dân, xâm phạm đến tính mạng của nhân viên Nhà nước, nhân viên của
tổ chức xã hội hoặc mọi công dân, người nước ngoài thì người phạm tội bị
phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Đây là trường hợp
mà hành vi khủng bố đã gây ra hậu quả chết người (bất kể là chết mấy người
cũng không có ý nghĩa định tội).
+ Khung 2 (hình phạt cơ bản): Phạm tội trong trường hợp xâm phạm
đến tự do thân thể, sức khỏe (của nhân viên nhà nước, nhân viên của tổ chức
xã hội hoặc mọi công dân, người nước ngoài) thì người phạm tội bị phạt tù từ
5 năm đến 15 năm. Hành vi phạm tội để được xác định là khung này khi chỉ
gây ra hậu quả thương tích hoặc chỉ bắt giữ con tin gây mất ổn định an ninh.
Điều luật ở đây không xác định rõ là hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác đạt tỉ lệ bao nhiêu phần trăm (mức tối thiểu và
tối đa) thì xác định hành vi phạm tội thuộc khoản 2 Điều này. Tuy nhiên, theo
chúng tôi việc xác định mức tối thiểu là không cần thiết nhưng phải xác định
mức tối đa của tỉ lệ thương tật do hành vi khủng bố gây ra. Thiết nghĩ, chỉ
những hành vi khủng bố nào gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 60% trở xuống. Trường hợp phạm tội
10 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999.

gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật
từ 61% trở lên hoặc có thể dẫn đến chết người thì cần xác định ở khung 1.
+ Khung 3: Phạm tội trong trường hợp đe dọa xâm phạm đến tính
mạng, hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần (của nhân viên Nhà
nước, nhân viên tổ chức xã hội hoặc mọi công dân, người nước ngoài) thì
người phạm tội bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Hành vi đe dọa hoặc uy hiếp
tinh thần phải đến mức làm cho người bị đe dọa, uy hiếp tin là sự thật thì mới
thỏa mãn dấu hiệu khách quan của khung 3.
+ Khung 4: Khủng bố người nước ngoài nhằm gây khó khăn cho quan
hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tóm lại, tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia sẽ xuất hiện với quy mô,
phương thức, thủ đoạn, tính chất hành vi ngày càng đa dạng và phức tạp. Tội
phạm là người nước ngoài sẽ lợi dụng những hạn chế của ta do thiếu kinh
nghiệm, còn yếu kém về quản lý kinh tế, luật pháp quốc tế, non kém về khoa
học – kĩ thuật hoặc lợi dụng những cán bộ bị thoái chất ký
với nước ngoài gây lãng phí, thiệt hại kinh tế.
Tội BBPN-TE diễn ra phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi (môi giới
nhận con nuôi, kết hôn lấy chồng nước ngoài, xuất khẩu lao động, thậm chí
cưỡng ép, bắt cóc phụ nữ, trẻ em…).
Tội phạm buôn bán ma túy vẫn tiếp tục gia tăng và diễn biến khó
tưởng. Xu thế ma túy gắn liền với tội phạm có tổ chức, băng nhóm hoạt động
theo kiểu xã hội đen như đã từng xãy ra ở nhiều nước trên thế giới.
Các tội khủng bố hiện nay ở nước ta không có hoặc vừa mới manh nha
thì tổ chức an ninh của chúng ta đã kịp thời phát hiện và dập tắt ngay lập tức.
Điều này chứng tỏ được khả năng chống bọn tội phạm ở nước ta rất tốt. Tuy
nhiên, tình hình thế giới đang diễn ra phức tạp, nên chúng ta cần luôn theo
giỏi sát tình hình và có những phương pháp cảnh giác.

Ngoài ra, gia nhập WTO chúng ta còn phải đối mặt với một loạt tội phạm nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sự thống nhất, phát triển của đất nước là tội phạm về an ninh quốc gia. Các thế lực thù địch liên tục chống phá với phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhằm nhanh chóng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Sự cạnh tranh khốc liệt về kinh tế sẽ kéo theo những nhân tố mất ổn định về chính trị – xã hội, an ninh, chủ quyền quốc gia có nguy cơ bị xâm hại, quyền tự quyết dân tộc đặt dưới nhiều áp lực.

Để có thể ngăn chặn, hạn chế các tội phạm trên, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, làm rõ hiện tượng tội phạm phi truyền thống, tội phạm mới nảy sinh trong xu thế hội nhập để chủ động nắm chắc diễn biến tình hình. Rà soát, xây dựng, bổ sung hệ thống pháp luật phù hợp và tương thích với xu thế hội nhập, kẽ hở, tạo các mâu thuẫn hay xung đột về pháp luật mà tội phạm có thể lợi dụng. Đề xuất cấp có thẩm quyền thành lập các đơn vị chuyên trách đấu tranh chống tội phạm đáp ứng yêu cầu đấu tranh trong tình hình mới, đặc biệt là để đấu tranh chống tội phạm buôn bán người, tội sử dụng công nghệ cao, tội phạm khủng bố. Tập trung đẩy mạnh thuộc đề án chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, tăng cường hợp tác quốc tế, gắn an ninh với quốc phòng và đối ngoại, đón lõng, xây dựng và triển khai phương án phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, môi trường công nghệ cao.

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CÁC TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT QUỐC TẾ
3.1 Thực trạng tội phạm có tính chất quốc tế trên thế giới và ở Việt Nam.
3.1.1 Thực trạng tội phạm có tính chất quốc tế trên thế giới:
Thế kỉ XXI sẽ có nhiều biến đổi sâu sắc. Thế giới sẽ đứng trước vấn đề
toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không
có sự hợp tác đa phương, như các vấn đề về bảo vệ môi trường, hạn chế bùng
nổ về dân số, đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo, chống khủng bố và tội
phạm quốc tế.
Có thể nói tình hình tội phạm về ma túy, buôn bán phụ nữ-trẻ em,
khủng bố đã đựơc các nước trên thế giới bàn bạc, thảo luận, đánh giá rất
nhiều. Song, những vấn đề này chưa bao giờ bức xúc như hiện nay, bởi lẽ
những tội phạm này phát triển quá nhanh, quá mạnh và lan rộng.
Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc hiện nay trên thế giới có khoảng 250
triệu người thường xuyên sử dụng ma túy trong khi thu nhập từ buôn bán ma
túy đã lên 320 tỷ USD1. Hoạt động buôn lậu ma túy xuyên quốc gia tiếp tục
diễn biến hết sức phức tạp, nhiều tổ chức tội phạm buôn lậu ma túy xuyên
quốc gia đã và đang hình thành từ các vùng sản xuất ma túy đến các thị
trường tiêu thụ.
Báo cáo chỉ rõ, trên thế giới có 127 quốc gia “cung cấp” nạn nhân,
nhưng có tới 137 quốc gia là đích đến của các đường dây buôn người. 11
quốc gia đứng đầu về đích đến là Bỉ, Đức, Hy Lạp, Israel, Italia, Nhật Bản,
Hà Lan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Anh2. Điều này chứng tỏ, nhu cầu về
nô lệ tình dục vẫn gia tăng trên thế giới. Các khu vực trung chuyển mà những
đường dây này thường chọn là Albania, Bulgaria, Hungary, Italia, Ba Lan và
Thái Lan.
Cũng theo báo cáo của Văn phòng Chống ma tuý và tội phạm của
LHQ (UNDOC) mạng lưới buôn bán con người làm nô lệ tình dục hoặc lao
động cưỡng bức đã toả “chân rết” tới tất cả các khu vực trên thế giới. Phần
lớn các nạn nhân là phụ nữ và trẻ em. Họ bị đưa qua nhiều trạm trung chuyển
khác nhau, và bị buộc trở thành nô lệ lao động hoặc tình dục tại một quốc gia
1 Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. LHQ đề xuất các giải pháp phòng chống tội phạm, ma túy và khủng
bố http://www.cpv.org.vn /Những vấn đề toàn cầu/vấn đề khủng bố và tội phạm quốc tế/đăng ngày
9/10/2009.
2 Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Tệ nạn buôn người trên thế giới: Hơn 1 triệu nạn nhân trẻ em mỗi năm
http://hoilhpn.org.vn tin tức sự kiện/ đăng ngày 29/4/2006

xa lạ. UNDOC ước tính, có tới 77% số nạn nhân là phụ nữ, 33% là trẻ em và
chỉ có 9% là nam giới. Có 87% tổng số các nạn nhân này bị buộc trở thành nô
lệ tình dục. Riêng trẻ em, mỗi năm có hơn 1 triệu em là nạn nhân của bọn
buôn người1.
Về vấn đề khủng bố theo thống kê chưa đầy đủ của Tổ chức Cảnh sát
hình sự quốc tế (Interpol), thời gian qua hằng năm trên toàn thế giới đã xảy ra
hơn 700 vụ khủng bố, làm trên 7.000 người chết và khoảng 12.000 người bị
thương (thường năm sau nhiều hơn năm trước)4.
Tình hình tội phạm ma túy phát triển mạnh ở các khu vực trung tâm
trồng cây có chất ma túy tự nhiên: “Tam giác vàng”; “Trăng lưỡi liềm vàng”
(trồng cây thuốc phiện và sản xuất heroin); khu vực Nam Mỹ; một số nước
trồng cây cần sa ở châu Phi và châu Á, diện thích trồng cây có chất ma túy có
thể giảm đi nhưng nguy hiểm hơn là việc sản xuất, điều chế, buôn bán và sử
dụng các loại ma túy tổng hợp ATS sẽ tăng nhanh và lan rộng ra nhiều nước.
“Tam giác vàng”; “Trăng lưỡi liềm vàng” và khu vực Nam Mỹ vẫn còn là
những trung tâm sản xuất lớn ma túy tự nhiên (thuốc phiện, heroin,
cocaine…) và điều chế ma túy tổng hợp; các nước Tây Âu, châu Mỹ, nơi có
thế mạnh về sản xuất tiền chất đang và sẽ là một trung tâm điều chế và sử
dụng ATS của thế giới (hiện nay Hà Lan và Bỉ là nơi sản xuất và sử dụng
70% ATS ở châu Âu). Tại nhiều nước trên thế giới nhất là các nước đang
phát triển, bọn tội phạm về ma túy cũng sẽ tổ chức sản xuất ATS để kiếm lợi
nhuận cao hơn.
Đông Nam Á, “Tam giác vàng” vẫn là một trung tâm sản xuất ma túy
lớn nhất thế giới, các nước bên cạnh đã có nhiều nỗ lực nhưng do địa hình, lợi
nhuận từ sản xuất, buôn lậu ma túy; sự ổn định chính trị chưa vững chắc, nên
việc sản xuất và buôn bán ma túy ở đây không giảm mà còn phát triển lan
rộng sang các nước trong khu vực, khơi thông nhiều con đường vận chuyển
ma túy qua nước ta và các nước xung quanh ra 5 biển Đông, biển Thái Lan để
vận chuyển đi các nước nhất là các nước tiêu thụ nhiều ma túy.
Chủ nghĩa khủng bố quốc tế vẫn là một trong những mối đe dọa
nghiêm trọng nhất đối với nền hòa bình và an ninh quốc tế, vi phạm trắng
3 Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Tệ nạn buôn người trên thế giới: Hơn 1 triệu nạn nhân trẻ em mỗi năm
http://hoilhpn.org.vn/tin tức sự kiện/ đăng ngày 29/4/2006
4 Tạp chí Cộng sản. Tăng cường hợp tác quốc tế đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế http://www.tapchicongsan.org.vn /lí luận-thực tiễn/ đăng ngày 26/8/2009. trợn luật pháp quốc tế, đe dọa toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của các nước,nó
tàn phá nghiêm trọng cơ sở hạ tầng của nhiều nước, gây tổn thất và thương vong khủng khiếp đối vớii dân thường.
Thế giới đã chứng kiến một vụ khủng bố lớn nhất từ trước đến nay, vụ
khủng bố đã làm cho tình hình kinh tế, chính trị của thế giới phải thay đổi nói
chung, mà ảnh hưởng sâu sắc của nó với tình hình kinh tế cũng như chính trị
ở Mỹ nói riêng. Đó là vụ khủng bố này 11/9/ 2001 (Tòa Tháp Đôi bốc cháy).
Sự kiện ngày 11 tháng 9 thường được viết tắt 9/11 hoặc sự kiện 911
theo lối viết ngày tháng ở Mỹ, là một lần tấn công khủng bố tự sát có phối
hợp tại Hoa Kỳ diễn ra vào thứ ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001. Trong đó một
nhóm không tặc dường như cùng một lúc cướp 4 máy bay hành khách hiệu
Boeing đang trên đường bay nội địa ở Mỹ. Nhóm không tặc láy hai máy bay
đâm thẳng vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại thế giới tại
Manhattan, Thành phố New York – mỗi chiếc đâm vào một trong hai tòa
tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút. Trong vòng hai tiếng đồng hồ, cả
hai tòa tháp bị sụp đổ. Một không tặc láy chiếc máy bay thứ ba đâm vào tổng
hành dinh của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ tại Lầu Năm Góc ở quận Arlington,
Virginia. Máy bay thứ tư rớt xuống một đồng ruộng ở quận Somerset,
Pennsylvania, cách Pittsbursh 129km (80 dặm) về phía Đông, sau khi hành
khách chống cự. Theo con số chính thức được công bố, có 2.986 người bị liệt
kê thiệt mạng trong những cuộc tấn công, bao gồm các không tặc. Ủy ban
quốc gia về vụ khủng bố tại Hoa Kỳ ( Ủy ban 11/9) phát biểu trong bản báo
cáo cuối cùng rằng cả 19 người bắt cóc tiến hành tấn công là những tay
khủng bố, và mỗi người đều có liên quan một tổ chức Hồi giáo Al-Qaeda.
Bản báo cáo cho rằng Osama bin Laden, người Saudi, là thủ lỉnh của Al-
Qaeda và cuối cùng y là người có tội về cuộc tấn công. Ủy ban 11/9 báo cáo
rằng những không tặc đã biến những máy bay thành bom tự sát lớn nhất
trong lịch sử. Cuộc khủng bổ ngày 11 tháng 9 là một trong những sự kiện
đáng chú ý nhất diễn ra vào thế kỉ XXI, một trong những sự kiện kinh khủng
nhất về tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa và quân sự của lịch
sử Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới5.
Những nhà xung quanh bị thiệt hại nặng nề do sưc tàn phá của Tòa
tháp đôi khi chúng đổ sụp. Cuộc tấn công ngay lập tức gây ra những tác hại
5 Sự kiện 11/9. www.Wikipedia.com.

nghiêm trọng về kinh tế của nước Mỹ và trên thị trường thế giới. Thị trường
chứng khoán New York (NYSE), Thị trường chứng khoán Mỹ NASDAQ
đóng cửa trogn ngày 11 tháng 9 và ngưng hoạt động đến ngày 17 tháng 9. Cơ
sở vật chất và những trung tâm xử lý dữ liệu từ xa NYSE không bị thiệt hại
bởi vụ tấn công, nhưng các công ty thành viên, khách hàng và thị trường
không thể liên lạc được vì những thiệt hại lớn mà các cuộc tấn công gây ra
cho các phương tiện truyền thông gần WTC. Khi thị trường chứng khoán mở
cửa lại vào ngày 17 tháng 9 năm 2001, sau thời gian đóng cửa lâu nhất kể từ
cuộc Đại suy thoái năm 1929, chỉ số Dow Jones tuột xuống 684 điểm, tức
7,1% chỉ còn 8920 điểm, sự tuột dốc chưa từng xãy ra chỉ trong vòng một
ngày. Đén cuối tuần, chỉ số DJIA rơi tự do 1369,7 điểm (14,3%) lần tuột
giảm lớn nhất trong vòng một tuần trong lịch sử của chỉ số này. Thị trường
chứng khoán Hoa Kỳ mất 1,2 ngàn tỷ USD6.
Đại diện của các nước châu Phi nêu bật nguy cơ ngày càng lớn đối với
châu lục này khi các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia đang biến nơi đây
thành điểm chứa hàng và điểm quá cảnh buôn người, ma tuý và các hoá chất
nguy hiểm, đặc biệt trong bối cảnh kiểm soát biên giới lỏng lẻo, luật nhập cư
dễ dãi, công nghệ tài chính yếu kém và cơ sở hạ tầng vận tải quốc tế dễ tiếp
cận và phức tạp của các nước châu Phi. Các nước này cũng kêu gọi LHQ tài
trợ cho châu Phi ngăn chặn và xử lý tội phạm để tăng cường hiệu quả của
cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia ở châu lục này.
Ngày nay các nước trên thế giới đang tăng cường nỗ lực và quyết tâm
để chống lại những tội phạm này bằng những hành động thiết thực như đầu
tư tiền để xây dựng lực lượng, mua sắm nghiên cứu phương tiện kĩ thuật, đặc
biệt chương trình phối hợp hành động diễn tập của các nước chống lại tội
phạm ma túy, khủng bố, BBPN-TE…
Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Gia-nét Na-pô-li-ta-nô (Janet
Napolitano) ngày 11/8 thông báo chính phủ sẽ chi thêm 30 triệu USD cho
cuộc chiến chống ma túy, buôn bán phụ nữ trẻ em tại các khu vực biên giới7.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở thị trấn vùng biên En Pa-xô (El Paso)
thuộc bang Tếch-dớt (Texas), bà Na-pô-li-ta-nô cho biết khoản tiền trên sẽ
6 Diễn đàn. Sự kiện ngày 2-9-2001. www.s4u.1280.com /Các sự kiện chính trị nổi tiếng trong lịch sử/ đăng
ngày 18/9/2009.
7 Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. Mỹ bổ sung 30 triệu USD cho cuộc chiến chống ma túy tại biên giới
giáp Mê-hi-cô http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/NewsDetail.aspx?co_id=30378&cn_id=354993
/đăng ngày 12/8/2009.

được dùng để tăng cường các biện pháp an ninh trong khuôn khổ “Chiến dịch
Vườn đá” (Operation Stonegarden) cũng như việc ngăn chặn bạo lực, siết
chặt luật nhập cư và đấu tranh chống vận chuyển người và ma túy bất hợp
pháp qua biên giới. Chiến dịch này trực tiếp rót vốn cho việc đẩy mạnh áp
dụng các luật của bộ lạc, địa phương và bang trên khắp nước Mỹ đối với các
đối tượng buôn bán ma túy và đưa người vượt biên trái phép.
Tháng 6 vừa qua Bộ An ninh Nội địa Mỹ cũng đã tuyên bố hỗ trợ 60
triệu USD cho các bang Tây Nam có chung đường biên giới với Mê-hi-cô
gồm Tếch-dớt, Ca-li-pho-ni-a (California), A-ri-dô-na (Arizona) và Niu Mêhi-
cô (New Mexico). Khoản 30 triệu USD mới bổ sung cho các bang Tây
Nam sẽ đảm bảo cho lực lượng biên phòng được trang bị các nguồn vốn cần
thiết để đương đầu với những thách thức lớn và phức tạp ở khu vực biên giới
phía Nam. Trong khuôn khổ Sáng kiến Mê-ri-đa (Merida Initiative), chính
quyền của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma (Barack Obama) đã cam kết giải ngân
1,6 tỷ USD cho cuộc chiến chống ma túy tại Mê-hi-cô và Trung Mỹ, bao gồm
cả các chương trình huấn luyện và trang bị khí tài để tăng cường an ninh tại
phía bên kia biên giới với Mê-hi-cô.
Còn Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ, Besir Atalay, mới đây cho biết ba
quốc gia – Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Mỹ – đã thống nhất xác định chương trình hợp
tác trong cuộc chiến chống khủng bố hiện đang có chiều hướng ngày càng
phức tạp và nguy hiểm hơn.
Ông Atalay đã đưa ra tuyên bố trên trong cuộc họp báo tại thủ đô Thổ
Nhĩ Kỳ Ankara, sau hội nghị cơ chế hợp tác ba bên cấp bộ trưởng, được tổ
chức lần thứ ba, giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Mỹ, bàn về các cách thức phát
triển cơ chế hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố và loại bỏ ảnh hưởng
của Đảng Lao động Kurdistan (PKK) trong các lực lượng khủng bố Iraq.
“Ba đảng đã tăng cường quyết tâm để củng cố chương trình hợp tác,
tăng cường ảnh hưởng hơn nữa”, ông Atalay đã giải thích trước khi nói thêm
rằng: “Chương trình hợp tác trước hết thể hiện bằng việc đào tạo các lực
lượng an ninh của Iraq và vấn đề này cũng được đưa vào lịch trình làm việc
của hội nghị”.
Các quan chức cho biết Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Besir Atalay
chủ trì cuộc họp với sự tham dự của đại diện bên phía Iraq là Bộ trưởng An ninh Quốc gia Shirwan al-Waeli và phía Mỹ là Tướng Steven Hummer, người
đang đảm nhận nhiệm vụ tại Iraq8.
Liên quan tới vấn đề tại thị trấn Makhmour (miền bắc Iraq) và tương
lai của những người nhập cư Kurdes trong thị trấn này, ông Atalay cho biết:
“Vấn đề của Makhmour và các cơ sở liên quan khác là một trong những chủ
đề thảo luận sôi nổi lần này. Chúng tôi đánh giá rằng tất cả các vấn đề này
đều có liên quan với nhau. Chúng ta cần có thêm các phân tích và thông tin
về thị trấn này”.
Về phần mình, ông Shirwan al-Waili lưu ý rằng mục tiêu chính của hội
nghị và cơ chế hợp tác ba bên là loại bỏ lực PKK và các phần tử khủng bố
trên lãnh thổ Iraq và vùng biên giới của ba quốc gia. Ông cũng đưa ra đánh
giá hội nghị hiện tại đạt được “thành công tích cực” đồng thời chỉ ra rằng các
bên đã thay đổi quan điểm theo hướng thống nhất về tất cả các vấn đề này.
Về phía Nga và Trung Quốc thì đúng 11 giờ 40 phút (giờ địa phương)
ngày 22/7, Tổng tham mưu trưởng của Quân đội Giải phóng nhân dân Trung
Quốc (PLA) – Tướng Chen Bingde và Tổng tham mưu trưởng lực lượng quân
đội Nga Nikolai Makarov đã tuyên bố bắt đầu các cuộc diễn tập quân sự
mang tên “Sứ mệnh hòa bình 2009”9 tại thành phố Khabarovsk của Nga.
Thiếu tướng Luo Yuan, nhà bình luận quen thuộc về các vấn đề quân
sự Trung Quốc cho rằng, định hướng cũng như sự chuẩn bị cho cuộc diễn tập
đã bộc lộ bản chất chống khủng bố của sự kiện này. Ông Luo nói: “Mục tiêu
chính của cuộc diễn tập này không nhằm rèn luyện khả năng phòng thủ, tấn
công, linh động trong các cuộc tấn công mà nhằm nâng cao khả năng bao
vây, tiêu diệt bất ngờ những tên khủng bố”.
Giáo sư tại Trường đại học Quốc phòng của PLA Oyuang Wei lại nhận
xét: “Các hoạt động khủng bố tại mỗi quốc gia và khu vực lại mang những
đặc điểm khác nhau. Có thể đó là một vụ việc với quy mô lớn giống như tại
Chechnya song cũng có thể chỉ là các hoạt động nhỏ lẻ như ném bom cảm tử
hoặc ném bom ngoài đường phố…Do vậy, các hoạt động chống khủng bố cần
linh động để đối phó với các mối đe dọa khác nhau về mặt an ninh”.
8 Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Hợp tác ba bên giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Mỹ về chống khủng bố .
http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/NewsDetail.aspx?co_id=30378&cn_id=352873/đăng ngày
30/7/2009.
9 Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. “Sứ mệnh hòa bình 2009” – thông điệp cứng rắn đối với chủ nghĩa
khủng bố

http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30378&cn_id=351844/đăng

ngày 23/7/2009.

Cuộc tập trận chung mang tên “Sứ mệnh hòa bình 2009” thu hút sự
tham gia của khoảng 2.600 quân nhân đến từ 2 nước, được trang bị hơn 40
máy bay chiến đấu và máy trực thăng cũng như các thiết bị do thám đặc biệt
khác phục vụ cho cuộc chiến chống khủng bố.
Theo nhận định của ông Ouyang thì cuộc diễn tập này thể hiện tinh
thần quyết tâm chống khủng bố và mối quan hệ đối tác tin cậy giữa hai nước.
Trong khi đó, cũng có một số ý kiến cho rằng cuộc tập trận này được
coi là cơ hội để tăng cường hợp tác chống khủng bố sau khi gần đây bạo lực
bùng phát dữ dội ở khu vực Tân Cương thuộc Trung Quốc. “Trung Quốc nhật
báo” dẫn lời Thiếu tá Wang Haiyun, cựu tùy viên quân sự Trung Quốc tại
Nga, nói: “Ở một mức độ nào đó, vụ bạo loạn xảy ra ngày 5/7 tại Tân Cương
đã thúc đẩy hợp tác chống khủng bố giữa Trung Quốc và Nga”.
Bản thân nước Nga cũng đang phải vật lộn với bạo lực gia tăng tại các
khu vực Ingushetia, Đaghextan và Chechnya thuộc Bắc Capcaz. Nga và
Trung Quốc cũng cảnh giác trước tình trạng bất ổn bắt nguồn từ Afghanistan
ngày càng dâng cao tại Trung Á. Vassily Kashin, chuyên gia về quân sự
Trung Quốc làm việc tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm
Khoa học Nga ở Moscow nói: “Tình hình tại Trung Á, trong đó có
Kyrgyzstan và Uzbekistan không ổn, do vậy đó là khu vực có khả năng hợp
tác thiết thực nhất”.
“Thời báo hoàn cầu” (Trung Quốc) nhận định rằng cuộc diễn tập lần
này cho thấy hai nước Trung-Nga đã coi nhau là đối tác địa chính trị lớn nhất,
trên cơ sở đó, nâng cao thêm một bước lý luận và thực tiễn tác chiến liên hợp
giữa quân đội hai nước. Trong môi trường chính trị quốc tế đầy biến đổi, chủ
nghĩa khủng bố đã trở thành vấn đề nan giải đặt ra trước nhiều nước, việc
tăng cường diễn tập với các nước hữu nghị là vô cùng quan trọng đối với sự
ổn định tình hình khu vực và ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố.
Sau các vòng đối thoại chiến lược giữa các lãnh đạo Ban tham mưu của
Nga và Trung Quốc tại Khabarovsk, lực lượng quân đội hai bên sẽ tiến hành
tập trận tại căn cứ đào tạo chiến thuật Taonan của PLA thuộc phía Đông Bắc
tỉnh Jilin (Trung Quốc).
Trong khuôn khổ Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), cuộc diễn tập
này sẽ kết thúc vào đúng dịp kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại
giao Nga-Trung Quốc. Cuộc diễn tập này hiện đang thu hút sự quan tâm theo dõi của 4 nước thành viên SCO là Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và
Uzbekistan cũng như các nhà lãnh đạo khác của SCO.
Trung Quốc và Nga đều là hai nước thành viên của SCO trước đây đã
từng tham gia vào hai cuộc tập trận chống khủng bố với tên gọi “Sứ mệnh
hòa bình” trong năm 2005 và 2007.
Rõ ràng những hành động trên góp phần thiết thực vào viêc chống tội
phạm, nó đã làm tiếng vang như lời cảnh báo bọn tội phạm khi tình hình tội
phạm có tính chất quốc tế phát triển quá nhanh và lan rộng.
3.1.2 Thực trạng tội phạm có tính chất quốc tế ở Việt Nam:
Nước ta là một nước đang phát triển, nhưng tình hình tội phạm đã phát
triển một cách tương đối nhanh chóng đặc biệt là các tội phạm có tính chất
quốc tế. Các tội phạm có tính quốc tế phát triển ngày càng nhiều và tương đối
mạnh.
Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, trong những năm qua,
tình hình tội phạm xuyên quốc gia ở Việt Nam cũng có xu hướng tăng dần về
cả số lượng vụ việc lẫn tính chất mức độ nghiêm trọng. Đã hình thành các
đường dây BBPN-TE từ Việt Nam sang các nước trong khu vực, thậm chí
đến các nước châu Âu, châu Phi… nhằm mục đích khai thác tình dục. Đã xuất
hiện hoạt động của một số băng nhóm tội phạm người gốc Hoa cấu kết với
các băng nhóm tội phạm xã hội đen ở trong nước để hoạt động phạm tội tại
Việt Nam như bảo kê, cướp tài sản, giết người… Các hoạt động buôn lậu ma
túy từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại diễn biến hết sức phức tạp, xuất
hiện ngày càng nhiều đường dây buôn bán vận chuyển các chất ma túy xuyên
quốc gia, chủ yếu là Hê-rô-in, các loại ma túy tổng hợp, cần sa với nhiều thủ
đoạn tinh vi.
Tình hình tội phạm về ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam có
xu hướng ngày càng gia tăng Tổng kết mới đây của TANDTC cho thấy, trong
năm 2008, tòa án các địa phương đã xét xử 9.044 vụ án với 12.071 bị cáo
phạm các tội về ma túy, tăng 1.383 vụ so với năm trước. Sáu tháng đầu năm
2008, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy toàn quốc bắt giữ
5.542 vụ, 8.249 đối tượng; thu 83,83kg heroin, 10,41kg thuốc phiện, 9,95kg
cần sa, 99,1kg cần sa khô, 132kg cần sa tươi, hơn 8 tấn nhựa cần sa, 89.153
viên ma túy tổng hợp, 1.420viên, ống thuốc gây nghiện, 56 súng, hơn 4.572
viên đạn cùng nhiều tài sản trị giá hàng chục tỷ đồng. So với 6 tháng đầu năm 2007 tăng 28% số vụ và 31% số đối tượng, thuốc lắc tăng gấp 4,5 lần,
cần sa thu số lượng lớn hơn rất nhiều. Có thể nói, tội phạm ma túy gia tăng sẽ
kéo theo những diễn biến phức tạp khác về hoạt động của các loại tội phạm,
ảnh hưởng chung đến trật tự xã hội. Còn báo cáo của Văn phòng Interpol Việt
Nam cho thấy tội phạm ma túy có những diễn biến phức tạp khác10.
Về tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em ta thấy, riêng tại thành phố Hồ
Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa của đất nước và cũng là nơi tập trung
đa dạng hình thức buôn bán PNTE, trong mấy năm qua đã tích cực triển khai
chương trình hành động này và kết thúc giai đoạn I từ năm 2004 – 2006. Tuy
nhiên, do phạm vi hoạt động của tội phạm này không gói rọn trong thành phố
Hồ Chí Minh, mà dính líu tổ chức xuyên quốc gia, cũng như tội phạm xuất
phát và hầu hết nạn nhân có liên quan từ nhiều tỉnh, cho nên việc đánh giá
thực trạng tình hình tội phạm và nhận định công tác phòng chống tội phạm
buôn bán PNTE phải trên phạm vi cả nước, trong đó có sự đóng góp của
thành phố Hồ Chí Minh.
Thông tin mới nhất mà chúng tôi đã được đọc trên số Báo công an
thành phố Hồ Chí Minh ra ngày chủ nhật 22/4/2007 sau khi tổng kết giai
đoạn I chương trình hành động chống tội buôn bán PNTE năm 2004 – 2006:
– Trong hai năm 2005 – 2006, cả nước phát hiện 568 vụ, 933 đối tượng
phạm tội buôn bán PNTE. Trong số 1.518 nạn nhân số phụ nữ bị lừa đảo tuổi
từ 18 – 35 chiếm đa số, gồm 511 vụ với 882 đối tượng tham gia.
– So với năm 2005, số vụ buôn bán PNTE của năm 2006 được phát hiện
nhiều hơn 72%; số đối tượng tăng 89% và số người bị hại tăng 138%.
Từ 1999 đến nay (9 năm), cả nước xác định được 33 tuyến, 139 địa
bàn trọng điểm thường diễn ra hoạt động buôn bán PNTE ra nước ngoài, đưa
vào diện quản lý 2.048 đối tượng với 654 đối tượng có liên quan, lập danh
sách 5746 PNTE bị bán ra nước ngoài, 7940 PNTE vắng mặt lâu ngày tại địa
phương nghi bị bán11.
– Riêng năm 2008, cả nước phát hiện 375 vụ buôn bán, phụ nữ, trẻ em,
với hơn 700 đối tượng, lừa bán hơn 900 nạn nhân, tăng 6 vụ và 37 đối tượng
so với năm 2007. Tình hình buôn bán phụ nữ trẻ em ra nước ngoài vẫn diễn
10 Báo An ninh thủ đô. Tội phạm ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp.
http://www.antd.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=36200&ChannelID=80 /đăng ngày 11/2/2009
11 Thông tin pháp luật dân sự. Bài tham luận Thực trạng và giải pháp phòng, chống tội phạm buôn bán phụ
nữ và trẻ em – Luật gia Phan Thị Việt Thu . http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/01/13/1241-5
đăng ngày 13/1/2008.

biến phức tạp, tính chất, quy mô và thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng
tinh vi, có tổ chức xuyên quốc gia. Nguyên nhân của tình trạng BBPN-TE do
điều kiện kinh tế ở nhiều địa phương khó khăn, thanh niên thiếu việc làm, trẻ
em thất học bị bọn tội phạm dụ dỗ, lừa gạt12…
Cho đến nay, theo thống kê 5746 PNTE được đưa vào danh sách chính
thức bị bán ra nước ngoài và 7940 vắng mặt lâu ngày tại địa phương bị nghi
là đã bị bán. Như vậy trên 13.000 mảnh đời PNTE Việt Nam đã ghi nhận là
nạn nhân của tội buôn bán PNTE, đã bị vùi trôn nghiệt ngã trong địa ngục
trần gian mà những người có lương tri không bao giờ có thể tưởng tượng
được. Và trong đó hiện còn bao nhiêu người đang sống trong nỗi đày đọa,
xác thân bị vùi vập ngày đêm làm trò tiêu khiển và mang lại lợi nhuận cho
những loại người không còn nhân tính, bao nhiêu người đang rênh siết trong
bệnh hoạn, cô dươn trong nỗi niềm tuyệt vọng và bao nhiêu người chết dần
mòn trong đớn đau tủi nhục… Tính chất và quy mô của hoạt động phạm tội
có chiều hướng gia tăng, có tổ chức chặt chẽ và xuyên quốc gia… Bọn tội
phạm thường lợi dụng triệt để số PNTE ở các vùng thôn nghèo, có trình độ
học vấn thấp, hoàn cảng kinh tế khó khăn, hứa tìm việc làm thích hợp nhẹ
nhàng ở thành phố, thị xã với mức lương ổn định, sau đó tìm mọi cách đưa
qua biên giới bán cho các chủ chứa hoặc các tổ chức tội phạm ở nước
ngoài13.
Vào tháng 6 năm 2005, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa ra báo cáo rằng
Việt Nam là một trong những nước cần chú ý với tình trạng tội phạm có tính
chất quốc tế vì đặc điểm của Việt Nam rất gần vùng “Tam giác vàng” nên
tình hình ma túy cũng có rất nhiều phức tạp. Những nơi này không chỉ tồn tại
nhiều diện tích trồng cây có chất ma túy như thuốc phiện, cần sa, các cơ sở
sản xuất điều chế bất hợp pháp, các loại ma túy như sản xuất tân dược gây
nghiện, ATS, mà còn là nơi chuyển heroin, thuốc phiện, cần sa, ma túy tổng
hợp đi các nước, trong đó Việt Nam vừa là nơi tiêu thụ vừa là nơi hóa cảnh.
Trong khi đó biên giới đường bộ và đường biển nước ta dài gần 8.000 km, có
nhiều sân bay, cảng biển và cửa khẩu quốc tế, tội phạm về ma túy sẽ triệt để
lợi dụng để hoạt động, đây là một áp lực rất lớn đối với Việt Nam. Vấn đề
12 Xa lộ tin tức. Năm 2008, phát hiện 375 vụ buôn bán phụ nữ, trẻ em

http://tintuc.xalo.vn/052069276347/nam_2008_phat_hien_375_vu_buon_ban_phu_nu_tre_em.html

13 Viện khoa học pháp lí và kinh doanh quốc tế. Bài tham luận Thực trạng và giải pháp phòng, chống tội
phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em – Luật gia Phan Thị Việt Thu. http://www.ibla.org.vn/?cate=n&id=472
/đăng ngày 15/5/2007.

mua bán PNTE Việt Nam sang Trung Quốc, Hongkong, Ma cao, Malaysia,
Đài Loan,…để làm việc mãi dâm.
Đối với tình hình tội phạm khủng bố ở Việt Nam, trong lịch sử Việt Nam
chưa ghi nhận những vụ khủng bố có quy mô lớn, nhưng các âm mưu khủng
bố là rất nhiều. Năm 1965, Việt cộng đánh bom khủng bố ở Sài Gòn. Trong
chiến tranh Việt Nam, tại miền Nam Việt Nam có xuất hiện nhiều vụ đánh
bom nhằm mục đích phá hoại các cơ quan đầu nảo của chính quyền Việt
Nam Cộng hòa do lực lượng Cộng sản thực hiện. Bên cạnh đó, trong thời kì
này, với sự giúp đỡ của CIA, phía Việt Nam Cộng hòa cũng đã triển khai
chiến dịch Phượng hoàng nhằm tróc rễ cơ quan bí mật nằm vùng của Cộng
sản. Các nỗ lực của chiến dịch Phượng hoàng chủ yếu diễn ra bằng các biện
pháp khủng bố, ám sát, thủ tiêu các phần tử nghi ngờ là Cộng sản. Ngày nay
tại Việt Nam chế định khủng bố được quy định trong Bộ luật hình sự ra đời
sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 tại Mỹ. Các hoạt động mang tính đối kháng
với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thường bị chính quyền
Việt Nam liệt vào dạng “khủng bố” và đều bị lực lượng an ninh Việt Nam
phát hiện và ngăn chặn.
Gần đây, ở nước ta còn có một nhân vật khác từng âm mưu lật đổ chính
quyền Việt Nam, đó là Nguyễn Hữu Chánh. Ngày 30/4/1995, Nguyễn Hữu
Chánh thành lập tổ chức tự nhận là “Chính phủ cách mạng Việt Nam tự do”,
tự phong cho mình là Thủ tướng, trụ sở chính đặt tại 12755 Brookhurst St
#202 Garden Grove CA 92840, Hoa Kỳ. Sau đó, tổ chức này đổi tên thành
“Chính phủ Việt Nam tự do” với mục đích tôn chỉ là chống phá Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng mọi thủ đoạn. Chuyển thuốc nổ và
mìn để đánh bom khu vực đông người ở Việt Nam.
Đầu năm 1997, Nguyễn Hữu Chánh đã cùng Hà Viên là người Việt Nam
sinh sống tại Hoa Kỳ, đưa người từ Hoa Kỳ về Thái Lan lập căn cứ, tổ chức
tuyển mộ các đối tượng là người Việt Nam sinh sống ở Campuchia qau Thái
Lan huấn luyện để đưa về Việt Nam thực hiện âm mưu khủng bố, rải truyền
đơn chống lại Nhà nước Việt Nam.
Bọn chúng đã lập một nhóm ỏ Campuchia gồm 5 tên: Lê Kim Hùng,
Huỳnh Bửu Châu, Lê Văn Minh, Trần Văn Đức, Nguyễn Hoàng Sơn và giao
cho nhóm này chịu trách nhiệm chỉ huy đồng bọn ở Campuchia tìm mua
thuốc nổ, kíp nổ, dây cháy chậm và tổ chức cho xâm nhập về Việt Nam dùng thuốc nổ đánh phá các nơi công cộng như khu vực đường Nguyễn Huệ, quận
1, thành phố Hồ Chí Minh, khu vực bến Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ… là
những nơi thường xuyên tập trung đông người.
Ngoài nhũng mục tiêu đã nêu trên, chúng còn chọn mục tiêu như khu vực
đài Hoa Sen, cầu Tân An – Long An, cầu Bắc Mỹ Thuận và một số trạm hạ
thế của đường dây 500 KW là mục tiêu phá hoại.
Từ ngày 13/3/1999 đến ngày 27/72000, Nguyễn Hữu Chánh đã chỉ đạo Lê
Kim Hùng và 36 đồng phạm mua 59.960 kg thuốc nổ, 44 kíp nổ để tại Thái
Lan và Campuchia. Sau đó chúng tổ chức chỉ đạo đưa 12 đợt người về Việt
Nam, trong đó có 6 đợt người mang theo 12,960 kg thuốc nổ, 9 kíp và dây
cháy chậm, 10 quả bom, mìn tự tạo, 53 cờ chính quyền Sài Gòn cũ, 17.661 tờ
truyền đơn đem về Việt Nam để thực hiện gây nổ và rải truyền đơn tuyên
truyền kích động gây rối ở một số tụ điểm quan trọng về chính trị, văn hóa,
kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thuộc miền Nam.
Ngày 29/5/2001, với các hành vi phạm tội nêu trên của Nguyễn Hữu
Chánh và đồng bọn, đã bị Tòa án nhân dân thánh phố Hồ Chí Minh xét xử sơ
thẩm. Đến ngày 01/8/2001, Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại
thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử phúc thẩm.
Nguyễn Hữu Chánh đã bị Cơ quan an ninh điều tra (ANDDT) – Bộ công
an khởi tố về hai tội “khủng bố”, “Tuyên truyền chống Nhà nước chủ nghĩa
xã hội Việt Nam”. Khi hết hạn điều tra, do không bắt được Nguyễn Hữu
Chánh, nên ngày 13/11/2000, Cơ quan an ninh điều tra – Bộ công an đã ra
quyết định số 227/ANĐT tạm đình chỉ điều tra và ra quyết định truy nã đối
với Nguyễn Hữu Chánh theo đúng quy định của pháp luật. Từ đó cho thấy
nguy cơ tìm ẩn về tội phạm này ở Việt Nam là rất lớn trong thời kì hội nhập.
Qua những số liệu trên ta thấy, tình hình tội phạm có tính chất quốc tế ở
Việt Nam có nguy cơ ngày càng phát triển và chứa đựng nhiều nguy cơ. Cho
nên Việt Nam ngoài nhiều biện pháp phòng chống trong nước cũng đã hợp
tác với quốc tế về phòng chống loại tội phạm này.
Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá,
đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế, 5 năm qua (từ 2005 đến 2010), Lực
lượng Công an nhân dân đã đẩy mạnh công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế,
phối hợp chặt chẽ với Lực lượng An ninh, Cảnh sát thuộc đối tác nước ngoài, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức,
xuyên quốc gia, tội phạm hình sự nguy hiểm và tội phạm có tính chất quốc tế.
Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ làm cơ
sở pháp lý cho công tác hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm.
Việt Nam đã ký kết, gia nhập hoặc phê chuẩn nhiều điều ước quốc tế quan
trọng như Điều ước quốc tế về chống khủng bố, 3 Công ước của Liên Hiệp
Quốc về kiểm soát ma tuý; 1 Công ước của Liên Hiệp Quốc về phòng, chống
tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Về hợp tác tương trợ tư pháp, Việt Nam
đã ký kết hàng chục Hiệp định tương trợ tư pháp song phương về các vấn đề
dân sự, hình sự với nhiều nước trên thế giới và hàng chục Điều ước quốc tế
đa phương về hợp tác chống các loại tội phạm như tội phạm ma tuý, tội phạm
có tổ chức. Việt Nam là 1 trong 3 thành viên trong khối ASEAN phê chuẩn
sớm nhất “Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa các nước ASEAN”
(ký tháng 11/2004, có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 20/10/2005).
Hiện tại, Việt Nam đang tiếp tục nghiên cứu xem xét khả năng gia nhập 5
Điều ước quốc tế về chống khủng bố và tích cực xây dựng dự thảo Luật
Tương trợ tư pháp, Luật Dẫn độ tội phạm và chuyển giao người bị kết án phạt
tù.
Hệ thống các văn bản pháp quy của Việt Nam và các điều ước quốc tế,
thoả thuận quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết về hợp tác quốc tế phòng
chống tội phạm được đánh giá ngày càng đầy đủ, hoàn thiện về số lượng và
chất lượng tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động phối hợp đảm
bảo an ninh trật tự phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
đang nỗ lực cùng các nước trong khuôn khổ ASEM, APEC, ASEAN,
ASEAN + 3 ký kết và thực hiện nhiều tuyên bố về hợp tác chống khủng bố
quốc tế; tham gia chương trình hành động chống tham nhũng châu Á – Thái
Bình Dương; đẩy mạnh hợp tác với 5 nước là Uỷ viên thường trực Hội đồng
Bảo an Liên Hiệp Quốc (Anh, Nga, Pháp, Mỹ, Trung Quốc); phối hợp chặt
chẽ với Lào, Campuchia, Trung Quốc phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh
trật tự khu vực biên giới.
Trong 5 năm gần đây, Bộ Công an Việt Nam đã ký kết hàng chục thoả thuận
quốc tế với cơ quan an ninh, cảnh sát nước ngoài về hợp tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm. Lực lượng Công an nhân dân đã và đang phối hợp chặt chẽ
với Tổ chức Cảnh sát quốc tế (INTERPOL) và Hiệp hội Cảnh sát các nước ASEAN (ASEANAPOL) trong cuộc chiến chống khủng bố, chống các loại
tội phạm: buôn lậu, rửa tiền, tiền giả, BBPN-TE và các loại tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia khác.
3.2 Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
trong xử lí các tội ma túy; mua bán phụ nữ- trẻ em; khủng bố.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình tội
phạm ở nước ta ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều tội phạm xuyên quốc
gia như ma túy, khủng bố, buôn bán người, tội phạm xâm hại môi trường…
Hiện nay đã xuất hiện một số hành vi phạm tội mới mang tính chất xuyên
quốc gia, một số tội có tính chất quốc tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
đối với xã hội, đồng thời gây nhiều khó khăn cho công tác điều tra, xử lý tội
phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép chất ma túy, tội khủng bố, tội xâm hại
môi trường, rửa tiền, tài chính xuyên quốc gia, tội phạm chiến tranh còn sót
lại…
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên kết quả công tác hợp tác
đấu tranh phòng chống tội phạm Việt Nam trong những năm qua còn tồn tại
nhiều. Phạm vi của đề tài có phần rộng cho nên ta không thể đi phân tích hết
được vấn đề từ thế giới đến Việt nam mà chỉ đi tập trung phân tích, tim hiểu
những bất cập, nguyên nhân, giải pháp ở nước ta để từ đó thấy được thực
trạng để mọi người cùng đưa ra ý kiến
– Thứ nhất, khó khăn trong hợp tác quốc tế về thắt chặt đường biên
giới , tìm hiểu thông tin tội phạm ở nước ngoài và dẫn độ tội phạm.
Ông Nguyễn Văn Khanh, Phó trưởng phòng cục cảnh sát điều tra tội
phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an) cho biết: hầu hết các vụ án đều liên quan
đến yếu tố nước ngoài nên việc cần làm là hoàn thiện pháp luật trong hợp tác
điều tra tội phạm có tính chất quốc tế để nâng cao hiệu quả trong công tác
phòng chống tội phạm này là điều cần thiết.
Các cơ quan tiến hành tố tụng cũng cho rằng do khó khăn trong hợp tác
quốc tế nên nhiều trường hợp đã phát hiện ra tội phạm nhưng không thể bắt
được kẻ cầm đầu.
Ví dụ: Vụ án Trần Văn Sơn (Tây Ninh) cho ta thấy điều nói trên. Sơn là
tên đầu xỏ ở Macao đã mốc nối với Kiều Jí (người Macao). Kiều Jí và một
người Việt sống ở MaCao tên Yến đề nghị Sơn về Việt Nam tuyển đối tượng
sang MaCao bán ma túy và ứng trước cho Sơn một số tiền để thực hiện hành vi. Khi vụ án được phát hiện, Sơn đã kịp đưa hàng chục người sang Trung
Quốc và đã bị xét xử. Nhưng do khó khăn trong hợp tác tư pháp quốc tế nên
hai đối tượng là Yến và Kiều Jí (hai kẻ chủ mưu trong vụ án) cơ quan điều tra
không “với tay” tới bọn chúng14.
Việc hợp tác với nước ngoài thường bị kéo dài do thông tin về tội phạm
muốn trao đổi với nước ngoài phải báo cáo qua nhiều nấc dẫn đến chậm,
không còn tính chiến đấu. Quan hệ với người nước ngoài vẫn theo những quy
định cách đây hàng chục năm, chưa được đổi mới cho phù hợp thực tế hiện
tại. Một số hiệp định của Chính phủ về hợp tác đấu tranh chống tội phạm
không được phổ biến rộng cho những người trực tiếp làm công tác thực tế
nên hầu như không đi vào cuộc sống.
– Bọn tội phạm thường lợi dụng những khó khăn như khu vực biên giới
dân cư thưa thớt, có nhiều đường mòn sông suối dễ qua lại, cùng với tinh
thần thiếu thiện chí hợp tác giữa các nứơc và sự khác biệt về chính sách
hình sự, mối quan hệ đối ngoại còn nhiều điểm chưa tương đồng.
Bọn tội phạm thường lợi dụng địa hình biên giới hiểm trở, đườngF
tiểu ngạch giữa các quốc gia để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Trong
khi đó, các quốc gia hợp tác với nhau để đấu tranh chống loại tội phạm có
tính chất quốc tế này còn hạn chế.
Mặc dù trong những năm vừa qua các quốc gia láng giềng đã cóF
nhiều cố gắng trong hợp tác quốc tế nhưng nhìn chung chưa đạt được hiệu
quả cao, còn nhiều hạn chế.
Đường biên giới Việt Nam với các nước khá rộng, nhưng lực lượngF
lại quá mỏng nên rất khó kiểm soát được tình hình.
Xu hướng phạm tội có tổ chức xuyên quốc gia ngày càng tinh vi,F
thể hiện rõ qua việc cấu kết, móc nối giữa các đối tượng có tiền án tiền sự
trong nước…đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tính nguy hiểm và mức
độ nghiêm trọng của tội phạm.
Có nhiều quốc gia khi nước ta tham gia lấy thong tin về đối tượngF
nào đó thì còn có thái độ bất hợp tác hoặc hợp tác thì cũng đùn đẩy làm kéo
dài thời gian gây khó khăn cho ta trong việc xác định thông tin đối tượng.
14 Lawsoft (Thư viện pháp luật) . Phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ em: Nhiều vụ không xử được
http://www.thuvienphapluat.vn/Default.aspx?CT=NW&NID=11812 / đăng ngày 10/6/2008.

Đến nay, Việt Nam đã ký 17 hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự,F
hình sự và hiệp định dẫn độ tội phạm với 16 nước. Tuy nhiên, do sự khác biệt
về chính sách hình sự, mối quan hệ đối ngoại còn nhiều điểm chưa tương
đồng… nên nhiều yêu cầu về tương trợ hình sự và dẫn độ còn khó khăn, hiệu
quả chưa cao.
– Thứ hai, công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện phòng chống tội
phạm có tính chất quốc tế còn một số mặt bất cập
Công tác tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng về phòng chống tội phạm
có tính chất quốc tế ở một số nơi chưa tiến hành thường xuyên, chưa có đầu
tư nguồn lực cho các họat động này. Mô hình truyền thông, tổ, nhóm, câu lạc
bộ… chưa được nhân rộng; thiếu tài liệu tuyên truyền; trình độ năng lực của
đội ngũ cán bộ Hội, tuyên truyền viên ở một số nơi còn hạn chế so với yêu
cầu. Một số bộ phận nhân dân thiếu hiểu biết còn dễ dàng bị lợi dụng, sa vào
tệ nạn buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ trẻ em (BBPNTE).
– Công tác tuyên truyền cho người dân, nâng cao nhận thức pháp luật,
vạch trần thủ đoạn của tội phạm có tính chất quốc tế còn nhiều hạn chế.
Muốn hoạt động đúng pháp luật thì trước hết con người phải có ýF
thức đúng về pháp luật. Vì thế việc giáo dục pháp luật có ý nghĩa to lớn trong
đời sống xã hội. Do nhiều người chưa nhận thức được tác hại của tội phạm
này và các quy định của pháp luật nên vẫn còn lún sâu vào tội phạm này.
Mặt khác, công tác tuyên truyền giáo dục về pháp luật và tác hạiF
cho nhân dân vùng sâu, vùng cao còn nhiều yếu kém. Nhất là kết hợp giáo
dục và giúp đỡ đồng bào để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Vì vậy, có
một số vùng có xu hướng tái phạm.
Thực tế là người dân sợ tội phạm hoặc sợ phiền hà nên không báoF
tin, tố giác tội phạm cho các cơ quan chức năng.
Pháp luật có đi sâu vào cuộc sống nhân dân thì chức năng phòng ngừa của nó
mới phát huy tác dụng “xét theo thực chất pháp luật hình sự được ban hành
chủ yếu để răn đe, ngăn ngừa, phòng vệ từ xa…nên xem đây như là một bản
thôg điệp phát đi cho tất cả những ai đang lún sâu vào con đường phạm tội
cũng là con đường tội ác đối với con người, đối với xã hội, hãy dừng lại trước
khi quá muộn”.

– Thứ ba, ngày càng có nhiều hình thức phạm tội mới.
Hệ thống pháp luật liên quan đến phòng, chống tội phạm chưa được hoàn
thiện hoặc chưa được sửa đổi, bổ sung đáp ứng với tình hình, cùng với tác
động của mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với những yếu kém trong
việc quản lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của các cơ quan Nhà nước tổ chức kinh
tế, tổ chức xã hội, chúng ta chưa đánh giá đúng tính phức tạp, nghiêm trọng
của sự phát triển tội phạm trong thời kì mới, để đề ra những chủ trương, biện
pháp đấu tranh phù hợp.
Ông Nguyễn Công Hồng, Vụ phó Vụ Pháp luật hình sự-hành chính (Bộ
Tư pháp), cho biết tội phạm BBPN-TE có nhiều thủ đoạn mới như lên mạng
Internet tìm kiếm, dụ dỗ các đối tượng để bán sang nước ngoài, đưa nạn nhân
ra nước ngoài trá hình bằng cách làm visa du lịch ngắn ngày15. Các đường
dây tội phạm có nhiều biện pháp tinh vi, hoạt động đảm bảo bí mật theo kiểu
“một biết một” nên rất khó tìm ra kẻ chủ mưu. Thậm chí có hình thức tội
phạm mới như buôn bán trẻ sơ sinh, trẻ còn trong bào thai.
Ông Nguyễn Quốc Việt, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự-hành chính (Bộ
Tư pháp) đề xuất nên quy định một tội danh chung là tội buôn bán người để
hình sự hóa cả hành vi buôn bán nam giới từ 16 tuổi trở lên. Về yếu tố cấu
thành của tội buôn bán người, cần quy định mục đích bóc lột và các thủ đoạn
cưỡng ép, lừa gạt để loại trừ các trường hợp đối tượng bị buôn bán đồng tình
với việc buôn bán (trừ người dưới 18 tuổi).
Bà Đỗ Hoàng Yến, Vụ phó Vụ Phổ biến và giáo dục pháp luật (Bộ Tư
pháp), cũng bày tỏ băn khoăn nếu nhập Điều 119 vào Điều 120 (Bộ luật Hình
sự) để quy định chung về tội “mua bán người” thì sẽ có quy định thế nào về
mua bán bào thai. “Khi bào thai chưa thành người thì có thể quy tội kẻ mua
bán bào thai hay không?”16 – bà Yến đặt câu hỏi
Đối với tội phạm về ma túy thì theo thời gian, thủ đoạn của tội phạm ma
túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Tuyến buôn bán vận chuyển ma túy
cũng có thay đổi, đa dạng hơn. Trước đây các đối tượng hầu như chỉ vận
chuyển bằng đường bộ, bây giờ chuyển sang đường hàng không, đường bưu
điện, đường biển.
15 Vnmedia. Phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em: nhiều vụ không xử được http://www6.vnmedia.vn /cập
nhật ngày 10/06/2008.
16 Lawsoft (Thư viện pháp lụât). Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự ? http://lawsoft.thuvienphapluat.vn /đăng
ngày 18/7/2008.

Loại ma túy càng ngày càng nguy hiểm hơn: Từ năm 1997 đến 1998
heroin là chủ yếu, nhưng đến năm 2000 thì ma túy tổng hợp nhiều. Tính chất
tội phạm cũng nghiêm trọng hơn.
Trước đây có nhiều tên buôn bán nhỏ, nhưng bây giờ có nhiều tên buôn
bán ma túy với số lượng rất lớn vì xuất phát từ tâm lý: 2 bánh heroin bị bắt
cũng chịu mức án tử hình mà 100 bánh thì cũng vậy.
Tội phạm ma túy chống trả các lực lượng phòng chống ma túy ngày càng
quyết liệt, hy sinh, thương vong sẽ nhiều nếu không có sự kết hợp và bảo vệ
tốt. Như Thào A Sùng ở Mường Lát (Thanh Hóa), một mình hắn có 5 quả lựu
đạn và một khẩu AK.
Nhiều tội phạm bị HIV/AIDS đã tấn công lực lượng công an bằng kim
tiêm và cào cắn. Với những đối tượng này chúng sẵn sàng liều mạng với lực
lượng của C17, sẵn sàng lao thẳng xe vào đội hình các anh em chiến sỹ đang
làm nhiệm vụ.
Mặt khác, trong các vụ án ma túy, yếu tố nước ngoài trong buôn bán ma
túy đang gia tăng. Trước đây tội phạm ma túy chủ yếu liên quan đến Lào,
Campuchia, Trung Quốc .
Nhưng bây giờ địa bàn không chỉ liên quan đến các nước láng giềng, các
nước trong khu vực mà giờ đây đã liên quan đến châu Đại Dương, châu Mỹ,
châu Âu, 2 năm gần đây sang cả châu Phi. Đặc biệt bọn khủng bố ngày nay
với các hình thức như đánh bom liều chết, đánh bom trong ô tô không người
lái… rất khó kiểm soát.
– Nhiều hình thức phạm tội mới phát sinh nhưng chưa có luật điều chỉnh.
Thực tiễn nảy sinh hành vi mà trước đó không có, nói cách khác làF
tồn tại xã hội đã đi trước ý thức xã hội, ở đây là ý thức của các nhà làm luật.
Hình thức phạm tội ngày càng tinh vi hơn, một số đối tượng còn amF
hiểu pháp luật từ đó có biện pháp đối phó lại với các cơ quan chức năng.
Bộ luật hình sự hiện hành chưa quy định về tội mua bán thai nhi,F
mua bán nam giới,chưa có danh mục các chất ma túy…trong khi đó, đây
đang là các vấn đề bức xúc trong xã hội.
Theo ông Việt, nhìn lại các quy định của BLHS, không thấy có tộiF
mua bán người hoặc mua bán nam giới là chưa bao quát hết. Cạnh đó, hai
điều luật hiện hành (119, 120) lại nêu cấu thành của tội này là “mua và bán”
đã bỏ qua hàng loạt hành vi đáng bị xử lý như tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp, nhận người… Cạnh đó, luật cũng không quy định cách thức mà những
kẻ phạm tội thực hiện như ép buộc, lừa dối, lạm dụng quyền lực với mục đích
bóc lột. Đây là điều “vênh” giữa luật nước ta với các quy định quốc tế. Vì
thế, ông đồng tình với dự luật là bổ sung tội mua bán người vào luật và cũng
đề nghị luật nói rõ là: “Mục đích của việc mua bán người là bóc lột tình dục,
sức lao động, các hình thức bóc lột khác hoặc để lấy các bộ phận cơ thể”.
– Thứ tư, có sự tái phạm lại của tội phạm khi tái hòa nhập vào cộng
đồng
Tình hình tội phạm có nguy cơ tái phạm lại khi hòa nhập vào cộng đồng
chiếm tỉ lệ cao trong những năm gần đây. Một phần là do sự kì thị của mọi
người và sự mặc cảm của người phạm tội. Mặt khác, do lợi nhuận từ việc
buôn bán ma túy, phụ nữ và trẻ em ngày càng cao thúc đẩy gia tăng về các tội
phạm này.
Sau đây ta sẽ lấy một ví dụ17 về tội mua bán phụ nữ trẻ em của Lê thị Gấm
(Ninh Bình) để thấy rõ vấn đề này.
Sau khi bị bán ra Trung Quốc, trải qua những ngày bôn ban chìm nổi nơi
xứ người, Gấm trở thành “mẹ mìn”, quay lại lừa bán những cô gái quê khác
như một cách “trả thù đời”.
Lại Thị Gấm (sinh năm 1986), sinh ra và lớn lên ở một miền quê yên bình
ở Ninh Bình. Cuộc sống nhà nông vốn khó khăn nên học hết lớp 2 Gấm đã
nghỉ học. Lấy chồng, có một con và đã li dị với chồng, năm 2006, Gấm bị lừa
bán sang Trung Quốc làm gái mại dâm.
Với làn da trắng mịn, đôi má bầu bỉnh và khuôn mặt xinh xắn, dễ thương,
Gấm nhanh chóng lọt vào mắt xanh của ông chủ mại dâm tên Cận,người
Trung Quốc. Từ một gái bán dâm nơi xứ người, Gấm trở thành người vợ
không đăng kí kết hôn với ông chủ Cận. Vì quá “khan hàng”, cần có thêm
“hàng mới” để phục vụ khách, Cận đã bàn với Gấm để Gấm trở lại Việt Nam,
tìm cách lừa bán vài thiếu nữ Việt Nam sang Trung Quốc để hành nghề mại
dâm. Nghe lời Cận, Gấm về Việt Nam và gặp chị gái là Lại Thị Thảo – vốn
sống ở Lâm Đồng, lúc đó về quê chơi. Gấm đã nhờ chị gái mình tìm hàng để
17 Báo điện tử Việt Nam. Thôn nữ buôn người để… trả thù đời
http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/06/791236/ đăng ngày 30/06/2008.

đưa sang Trung Quốc bán dâm và đưa ra thỏa thuận sẽ trả cho chị Thảo 2
triệu đồng cho một người tìm được.
Thấy dễ kiếm tiền, Thảo đã lặn lội về Lâm Đồng rủ them Lưu Thị Ngọc
tham gia làm ăn với mình. Bọn họ đến nhà một người tuyển dụng lao động tự
do tại địa phương và đặt vấn đề thuê ba phụ nữ đi hái chè ở Lâm Đồng. Với
vóc dáng quê mùa chất phát, Thảo và Ngọc dễ dàng qua mắt đựơc người
tuyển dụng lao động và chọn được ba cô gái trẻ để đem bán.
Vũ Thị Miền, một cô gái chưa đầy 18 tuổi cũng đã từng bị lừa bán sang
Trung Quốc hành nghề mại dâm được tên Cận giao nhiệm vụ đem tiền về cho
Gấm. Ngày 4/7/2007, Thảo điện cho em gái đã tìm được ba phụ nữ. Lúc này,
Gấm bảo Miền đưa 3 triệu đồng rồi đến nhà môi giới nhận hàng.
Ba cô gái chất phát, có cô chưa đến tuổi thành niên được Thảo hứa hẹn sẽ
đưa ra Hà Nội để làm nghề trông trẻ và bán cà phê, còn hứa sẽ cho đi du lịch
Sa Pa, đã cả tin nghe theo lời mẹ mìn, lên xe cùng ra Hà Nội. Cả bọn áp tải
ba cô gái bằng xe khách đi từ Lâm Đồng ra Hà Nội và chuyển bốn lần xe.
Tuy nhiên, khi đến bến xe phía Nam Hà Nội , một trong ba cô gái nghi ngờ
hành vi mờ ám của hai mẹ mìn liền báo cho lực lượng công an làm nhiệm vụ
tại bến xe khách phía Nam.
Ngay sau đó Thảo và Ngọc cũng bị bắt và đưa ra Hà Nội để điều tra. Tại
cơ quan công an chúng đã thừa nhận hành vi mua bán phụ nữ.
– Do nạn nhân bị mặc cảm, thêm vào đó là sự kì thị của cộng đồng nên
họ không muốn tố giác tội phạm. Sau khi quay về hòa nhập cộng đồng thì
cuộc sống của họ đa phần gặp khó khăn. Một phần do nạn nhân sợ bọn tội
phạm trả thù. Trong khi đó chúng ta chưa thật sự giải quyết tốt vấn đề này.
Những trường hợp sau khi quay về từ lầm lỡ, đa số các trường hợpF
nạn nhân hay tránh mặt mọi người, có một số dám đối mặt nhưng họ rất ngại
khi nghe mọi người nhắc đến vấn đề mà họ từng làm. Nhưng hiện tại ở nông
thôn lối sống kì thị, phân biệt đối với những người này còn biểu hiện quá rõ.
Khi tập trung lại số đông còn bàn tán phê phán người từng phạm tội mà
không suy nghỉ đến mặt tốt của họ cho nên từ đó làm cho những người phạm
tội mặc cảm sống khép kín thậm chí khi biết một số người khác phạm tội họ
cũng không tố giác vì nghĩ đến sự kì thị, phân biệt của mọi người liệu ai tin
lời họ, ngoài ra khi họ tố giác thì liệu ai bảo vệ họ khi tội phạm quay lại trả
thù họ cho nên từ nhiều tâm lý họ cứ để mặc nhiên cho sự việc xãy ra.

Tình trạng những người phạm tội sau khi quay trở về thì đời sốngF
của họ vô cùng cực khổ do không công ăn, việc làm vì sự kì thị, phân biệt
nên họ rất khó kiếm được việc để nuôi sống bản thân chưa kể đến những
người có gia đình trong khi đó Nhà Nước ta chưa thật sự giải quyết tốt vấn đề
này mặc dù đã có nhiều chủ trương giải quyết việc làm để họ có việc làm khi
quay về cộng đồng song khi quay về áp dụng ở từng địa phương thì chỉ là lý
thuyết, cho nên từ những nguyên nhân tổng hợp trên rất dễ cho nạn nhân tái
phạm lại vì sự sống và mặc cảm lớn.
– Thứ năm, theo đánh giá của cục phòng chống tệ nạn xã hội, đầu tư
cho công tác phòng chống các tội phạm có tính chất quốc tế hiện nay quá
ít, không tương xứng với nhiệm vụ.Ngân sách chủ yếu là lấy thường
xuyên của các bộ, ngành và địa phương trong nguồn chi nên nhiều nơi bố
trí rất ít kinh phí cho chương trình phòng chống tội phạm này. Sự phối
hợp giữa các cấp các ngành còn hạn chế.
Vấn đề hiện nay tội phạm phát triển mạnh, để giải quyết được tốt tình
hình thì cần có sự đầu tư tốt về mọi mặt. Nhưng hiện tại ở nước ta không có
được điều này, đa phần chỉ nói trên lí thuyết, nếu không có sự đầu tư thì sao
có được hiệu quả cao nhất, nếu ngân sách chỉ từ bộ, ngành, địa phương theo
hàng năm. Trong khi những tội phạm này luôn phát triển. Vậy để đối phó lại
chỉ với lực lượng, phương tiện đó thì làm sao đạt được hiệu qua cao. Có
trường hợp ở một số địa phương khi nhận kinh phí từ bộ nganh về để chống
những tội phạm này do kinh phí địa phương hệp nên còn phải chia để chống
một số tội phạm khác cho nên dù có tâm quyết thì những lực lượng chống tội
phạm về ma túy, buôn bán phụ nữ-trẻ em cũng phải chấp nhận thức tế.
Ngoài ra, để chống tội phạm về ma túy, buôn bán phụ nữ-trẻ em có
hiệu quả cao nhất thì sự phối hợp của các cấp, các ngành cùng một tiếng nói
chung là điều vô cùng quan trọng và sẽ đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều. Song
qua thực tế, do nhiều nguyên nhân mà sự phối hợp của các cấp, các ngành
còn rất hạn chế chưa như mong muốn.
– Khó khăn trong việc phối hợp giữa các cấp và thiếu kinh phí trong
họat động phòng chống tội phạm có tính chất quốc tế.
Phòng chống tệ nạn xã hội phải được thực hiện chủ yếu ở xãF
phường nhưng hầu như các địa phương không có ngân sách để chi cho công
tác này ở cấp xã.

Ở nhiều tỉnh thành, hầu hết nhiệm vụ chỉ dừng lại ở việc quản líF
hành chính như chỉ đạo, lập kế hoạch, tổng hợp một số tình hình, thậm chí
sao chép thông tin, thiếu nhân lực và kinh phí để triển khai các họat động cụ
thể có tính chuyên môn.
Cuối cùng sự phối hợp giữa các ngành trong việc trao đổi thông tinF
về xác định tội phạm, tiếp nhận tội phạm trở về còn thiếu tính liên tục gây
hạn chế trong công tác hỗ trợ.
– Thứ sáu, phòng không đi đôi với chống nên tình hình tội phạm vẫn
có chiều hướng tăng.
Phát biểu tại Hội thảo Quốc gia về Phòng, chống tội phạm có tính chất
quốc tế, bà Huỳnh Thị Nhân, Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường
trực Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nhấn mạnh: Hiện nay, tình trạng
buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em cùng với tội phạm về
ma túy, khủng bố,…đang có diễn biến tăng và phức tạp không chỉ ở nước ta
mà còn ở các quốc gia trên thế giới, nhất là những nước nghèo, nước đang
phát triển ở khu vực Châu Á, Châu phi18… Đây không chỉ đơn thuần là tình
trạng tội phạm mà vấn nạn này còn gắn liền với hiện tượng phá hủy thế giới.
Do đó, việc phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, ma túy, khủng bố…
không còn nằm trong phạm vi một nước, khu vực mà đang là vấn đề của toàn
thế giới và đã được đưa vào thành một trong những chương trình hành động
của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên nói nó là vấn đề của toàn thế giới nhưng để
thực hiện một cách có hiệu quả nhất thì mỗi nước nên có phương hướng để
phòng chống tội phạm này. Ta thấy ở Việt Nam vấn đề phòng không đi đôi
với chống qua các lần Đại hội đều nói phòng chống nhưng nhìn một cách
tổng quát đúng nghĩa thì chỉ mới có “phòng” mà chưa có được những hành
động “chống” quy mô lớn rộng khắp cả nước. Mặt khác, biện pháp phòng
chống còn nằm quá nhiều trên giấy tờ mà không thấy đem ra áp dụng trên
thực tế. Mà nếu có áp dụng thì hiệu quả cũng không cao, cho nên ta có
“phòng” lại các loại tội phạm này trên giấy qua các lần Đại hội còn “chống”
chỉ trên giấy mà tội phạm còn tăng trên thực tế vì chưa có “chống” hiệu quả.
– Triển khai thực hiện việc phòng chống tội ma túy, buôn bán phụ nữ-trẻ
em, khủng bố chưa toàn diện đồng bộ.
18 Tuyên giáo. Công tác phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em – trách nhiệm của toàn xã hội
http://www.tuyengiao.vn/Home/MagazineStory.aspx?mid=41&mzid=297&ID=819 /đăng ngày 8/7/209.

Một là, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, nhiềuF
mâu thuẫn trong đời sống kinh tế – xã hội nảy sinh, nhất là phân hoá giàu
nghèo, tình trạng thất nghiệp. Một số khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa,
đời sống nhân dân còn rất khó khăn, dân trí thấp, nhiều người và gia đình họ
ở trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị lôi cuốn vào quá trình tìm kiếm công
việc làm ở đô thị hay ở nước ngoài và qua ít lần vận chuyển sẽ sống giàu có
suốt đời, mà chưa có những họat động phòng chống thiết thực.
Hai là, do tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố xấu như các luồngF
văn hoá độc hại, các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý trong nước và khu
vực; bọn tội phạm trong nước móc nối với tội phạm người nước ngoài khai
thác lợi dụng các điều kiện này để hoạt động phạm tội.
Ba là, nhận thức về tính nghiêm trọng, sựF cần thiết và trách nhiệm
phải tăng cường phòng, chống tội phạm BBPN-TE,ma túy ở nhiều cấp uỷ
Đảng, chính quyền, Ban ngành, đoàn thể còn hạn chế. Công tác phòng ngừa,
đấu tranh chống tội phạm BBPN-TE,ma túy chưa được triển khai một cách
toàn diện, đồng bộ; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng thiếu chặt chẽ,
cơ chế tổ chức bộ máy thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu phòng chống tội
phạm BBPN-TE, ma túy trong tình hình mới.
Khi phát triển ở mức độ nhất định, các tổ chức tội phạm sẽ gây raF
nhiều loại tội ở nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả kinh tế, hình sự và ma túy,
miễn là có được siêu lợi nhuận. Với lực lượng bị xé nhỏ như hiện nay các cơ
quan điều tra của chúng ta sẽ không có cái nhìn tổng thể, toàn diện về tổ chức
tội phạm. Khi điều tra cũng chỉ chú ý tới một mặt là hình sự hay kinh tế hoặc
ma túy theo lĩnh vực được phân công. Điều này đã làm hạn chế khả năng
điều tra mở rộng án.
– Thứ bảy, có nhiều phương hướng chống tội phạm nhưng mức độ
tiềm ẩn tội phạm còn rất lớn.
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đánh giá, công tác
phòng chống tội phạm ma túy, BBPN-TE đã được nâng lên một bước; nhiều
đường dây, tổ chức tội phạm buôn bán người đã được phát hiện và xử lý
nghiêm minh trước pháp luật…Tuy nhiên, tình hình tội phạm buôn bán người
vẫn đang diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng với nhiều hình thức,
quy mô mới phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội, gây tổn hại thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội.

Theo Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an, hoạt động tội
phạm ma túy và mua bán phụ nữ, trẻ em nhìn chung vẫn diễn biến phức tạp,
tính chất quy mô và thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ
chức chặt chẽ và xuyên quốc gia. Mức độ tiềm ẩn tội phạm còn rất lớn.
– Sự nhận thức yếu kém của người dân. Và Nhà nước khi có chính sách
mở cửa chưa kiểm soát được tình hình tội phạm.
Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do điều kiện kinh tế ở nhiềuF
địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa còn khó khăn. Mặt khác, do tác động
từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, do thiếu việc làm và có một bộ phận trẻ
em thất học nên nhiều người đã bị bọn tội phạm dụ dỗ, lừa gạt…
Nhiều đối tượng người nước ngoài, lợi dụng chính sách đối ngoại mởF
cửa và hội nhập vào nước ta núp dưới danh nghĩa ký kết, làm ăn kinh tế,
tham quan, du lịch…cấu kết với một số cò mồi, môi giới trong nước hình
thành đường dây buôn người xuyên quốc gia.
– Thứ tám, có biện pháp phòng chống nhưng thiếu lực lượng chuyên
trách thực hiện.
Trên thực tế qua các Đại Hội ta thấy có rất nhiều biện pháp, ý kiến được
nêu lên để phòng chống các loại tội phạm liên quan đến ma túy, BBPN-TE
phát sinh theo tình hình, có những vấn đề được thảo luận rất lâu dài, song cái
cơ bản cốt yếu để làm được điều đó là vấn đề con người, lực lượng chuyên
trách thì không được nhắc đến.
Hiện tại lực lượng đội ngũ của nước ta đang phòng chống về tội phạm ma
túy, buôn bán phụ nữ-trẻ em đa phần không phải là lực lượng chuyên trách
mà được lắp ghép từ một số lực lượng khác nhau tạo nên một đội phòng
chống đóng ở một số địa phương trọng điểm, nếu là lực lượng không chuyên
trách thì làm sao hiểu hết được từng kế hoạch, thủ đoạn của bọn tội phạm.
Mặc dù lực lượng này đã có nhiều kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên tình hình
tội phạm phát triển theo từng thời kì giai đoạn, không phải với những kế
họach thủ đoạn cũ mà ngày càng phát sinh nhiều thủ đoạn, hình thức phạm
tội mới cho nên cần phải có lực lượng chuyên trách được đào tạo bài bản
chuyên sâu thì mới đối phó được với thời cuộc.
– Chưa được quan tâm xây dựng lực lượng chuyên trách thống nhất từ
trung ương đến địa phương.

Về tổ chức lực lượng chuyên trách và cơ chế phối hợp trong hợp tácF
quốc tế đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố
nước ngoài ở Việt Nam: Phân tích, đánh giá tình hình thực tế cho thấy trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã xuất hiện nhiều loại tội phạm mới mang
tính xuyên quốc gia như đề cập ở trên. Trong khi đó lực lượng chuyên trách
về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia ở Việt Nam chưa thật sự được các
ngành quan tâm chỉ đạo một cách tổng thể từ Trung ương đến lực lượng chức
năng ở các địa phương hoặc nếu có thì việc tổ chức lực lượng chức năng ở
địa phương chưa thống nhất, còn chồng chéo; chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tế. Hơn nữa kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm trong hợp tác quốc tế,
hiểu biết về pháp luật quốc tế, kiến thức ngoại ngữ và kỹ năng sử dụng các
loại phương tiện kỹ thuật hiện đại cùng với việc trang bị các phương tiện kỹ
thuật hiện đại phục vụ yêu cầu về hoạt động phòng, chống tội phạm mới của
lực lượng thực thi pháp luật nói chung còn hạn chế.
Việc xây dựng lực lượng chuyên trách làm công tác hợp tác quốc tếF
về tương trợ tư pháp hình sự và dẫn độ tội phạm còn bị động, chưa bài bản.
Mặc dù Luật Tương trợ tư pháp về hình sự của Việt Nam đã có hiệu lực từ
ngày 1-7-2008, nhưng do chưa có Thông tư hướng dẫn thi hành nên việc áp
dụng pháp luật và tổ chức phối hợp thực hiện giữa các bộ, ngành, các cơ
quan chức năng từ Trung ương đến địa phương còn gặp nhiều khó khăn, bị
động, mang tính hình thức, chưa hiệu quả. Thủ tục hành chính vẫn là vấn đề
bất cập ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả chuyên môn. Cơ chế phối hợp trao đổi
thông tin, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành chức năng chưa thực sự đạt hiệu
quả cao.
– Thứ chín, tội phạm về khủng bố đã có bàn bạc thảo luận qua các lần
Đại Hội nhưng chưa có những hành động thiết thực trong nhân dân.
Hiện tại tội phạm này đã được thảo luận và bàn bạc rất nhiều qua các lần
Đại hội. Như mới đây UBTVQH sang ngày 25/5 qua phiên thảo luận đã đề
nghị thêm án tử hình đối với tội khủng bố.
Theo UBTVQH, Tội khủng bố quy định tại Điều 84 của BLHS hiện hành
có phạm vi điều chỉnh hẹp cả về mục đích, đối tượng và hành vi phạm tội,
trong khi các điều ước quốc tế liên quan đến chống khủng bố mà Việt Nam là
thành viên lại luôn đặt tội phạm khủng bố trong mối liên hệ với nhiều loại tội
phạm nguy hiểm khác như tội buôn bán ma túy, buôn bán người, rửa tiền và với phạm vi điều chỉnh khá rộng… Việc quy định Tội khủng bố phải bảo đảm
vừa không làm ảnh hưởng tới chính sách hình sự trong việc xử lý tội phạm về
khủng bố nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân, vừa phúc đáp yêu cầu
đấu tranh phòng chống khủng bố đặt ra trong giai đoạn mới và tạo điều kiện
thuận lợi hơn trong hợp tác quốc tế về chống khủng bố. Nếu chỉ quy định Tội
khủng bố như tại Điều 84 của BLHS với khách thể xâm hại là an ninh quốc
gia và mục đích phạm tội là nhằm chống chính quyền nhân dân sẽ gây khó
khăn cho việc phòng chống tội phạm và hợp tác quốc tế về chống khủng bố,
nhất là việc dẫn độ tội phạm, trong khi điều ước quốc tế về phòng, chống
khủng bố mà Việt Nam là thành viên quy định hành vi khủng bố rộng hơn,
mục đích phạm tội không phải chỉ chống chính quyền nhân dân như Điều 84.
Khách thể của tội phạm này là an toàn công cộng, trật tự công cộng.
Do đó, UBTVQH đề nghị giữ Điều 84 tại Chương XI Các tội xâm phạm
an ninh quốc gia và sửa tên của Điều 84 thành Tội khủng bố nhằm mục đích
chống chính quyền nhân dân; đồng thời, bổ sung Điều 230a Tội khủng bố để
quy định hành vi khủng bố nhằm các mục đích khác như trong dự thảo Luật.
Như vậy, Bộ luật hình sự đã được bổ sung thêm một điều mới (Điều 230a) có
quy định về hình phạt tử hình.
Song vấn đề này chỉ còn trên thảo luận mà chưa thật sự tuyên truyền sâu
rộng trong nhân dân cũng như có hành động thiết thực để lên án mạnh mẽ tội
phạm này.
– Chỉ mới đề phòng tội phạm có tính chất quốc tế này ở tầm vĩ mô.
Trong quan điểm của nhiều đại biểu còn chủ quan về vấn đề này vìF
xem tội phạm này chưa thực sự tác động đến nước ta mặc dù đã thấy và thấy
rất rõ tội phạm này đang diễn biến rất phức tạp trên thế giới, ngay cả trong
khu vực Đông Nam Á với các nước láng giềng. Tình hình tội phạm này cũng
đang diễn ra hết sức gay go, căng thẳng.
Nhiều ý kiến khác lại cho rằng đây là một vấn đề chính trị lớn nênF
chỉ trong khép kín không được tuyên bố rộng rãi và thậm chí cũng chưa có kế
hoạch, biện pháp nào để người dân nắm rõ nguy cơ của loại tội phạm này.
3.3 Những giải pháp cho việc phòng, chống có hiệu quả tội phạm ma túy,
mua bán phụ nữ- trẻ em, khủng bố:
Không thể phủ nhận trong những năm qua, chính phủ Việt Nam đã có
rất nhiều nỗ lực và hiện vẫn đang tiếp tục đề ra những giải pháp tích cực nhằm ngăn chặn các tội phạm này, nhưng thực tế vẫn chưa đạt được hiệu quả
cao trong khi tình hình tội phạm đang có xu hướng phát triển.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây tình hình tội phạm có tổ chức
đã phát triển và diễn biến phức tạp. Đấu tranh chống tội phạm có tổ chức đã
và đang là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Nghị quyết 09/CP của
Chính phủ và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm. Để tổ chức đấu
tranh chống ma-phi-a và các tội phạm quốc tế, Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ
với Liên hợp quốc và các nước. Cảnh sát Việt Nam đã tham gia INTERPOL
năm 1991, ASEANAPOL năm 1995. Năm 1997, Việt Nam trở thành thành
viên của 3 Công ước Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy năm 1961,1971 và
1988; năm 2000, tham gia Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia; năm 2003 là thành viên của Công ước Liên hợp quốc
về chống tham nhũng v.v.. Ngoài ra, Nhà nước Việt Nam đã tham gia, phê
chuẩn, ký kết hàng chục công ước, hiệp định về chống khủng bố, chống các
tội phạm quốc tế với Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và với các nước
khác trên thế giới.
Để làm tốt công tác phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm có
tính quốc tế nói riêng ta đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải vạch ra các
những giải pháp cụ thể nhằm vô hiệu hóa loại tội phạm này.
Sau đây là một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần vào việc đấu tranh chống
lại các loại tội phạm nói trên.
– Thứ nhất, phải tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, phối hợp chặt
chẽ với các nước láng giềng.
Tăng cường hội nhập quốc tế về lĩnh vực phòng, chống tội phạm, nhất
là lĩnh vực tương trợ tư pháp hình sự, dẫn độ bảo đảm chủ động phòng ngừa
và hợp tác có hiệu quả trong đấu tranh trấn áp tội phạm xuyên quốc gia ở Việt
Nam. Tăng cường việc ký kết, tham gia các điều ước quốc tế đa phương, song
phương về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia. Theo đó, ưu tiên việc ký
kết các hiệp định tương trợ tư pháp hình sự và dẫn độ song phương với những
nước trong khu vực, đặc biệt là các nước láng giềng, các nước có nhiều yêu
cầu về hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia hoặc những nước có số
đông cộng đồng người gốc Việt Nam đang làm ăn sinh sống trên thế giới và
khu vực.

Về phòng chống tội phạm ma túy: tăng cường hợp tác đào tạo lực
lượng hành pháp; tập huấn về hoạt động kiểm soát tiền chất; thiết lập mạng
trao đổi thông tin về các loại ma túy mới nguy hiểm; thúc đẩy khả năng hợp
tác tư pháp trong hoạt động kiểm soát ma túy.

Về phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em: xây dựng chương trình đào tạo cấp khu vực về chống buôn bán phụ nữ và trẻ em; đào tạo các quan chức hành pháp dựa trên tình hình khu vực về công tác điều tra, giám sát, phát hiện, chỉ đạo và báo cáo các vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em;
triển khai các chương trình chung về chống buôn bán phụ nữ và trẻ em.

Về chống tội phạm khủng bố: hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực thiết lập các hệ thống và hoạt động phòng chống khủng bố; đảm bảo an ninh biên giới, kiểm soát hoạt động xuất nhập cảnh, tăng cường an ninh hàng không, đường biển; bảo vệ an toàn các sự kiện quốc tế lớn, các nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo (VIP); trấn áp các hoạt động cung cấp tài chính cho khủng bố; phòng ngừa, ngăn chặn khủng bố bằng sinh học và hóa học; thực hiện có hiệu quả các Công ước quốc tế liên quan đến hoạt động chống khủng bố. Nhà nước và Bộ Công an cần có quy định rộng mở hơn về việc tiếp xúc, giao tiếp với người nước ngoài đối với những người có nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm.

Hiện có sĩ quan liên lạc, đại diện cảnh sát của một số nước đang làm việc ở Việt Nam. Họ là những đầu mối liên lạc gắn kết giữa cảnh sát Việt Nam với quốc tế. Chúng ta, một mặt, cần tận dụng triệt để sự hợp tác và hoạt động này khi ta chưa có đủ sĩ quan liên lạc ở nước ngoài; mặt khác, cũng cần triển khai sớm mạng lưới sĩ quan liên lạc của cảnh sát Việt Nam ở nước ngoài làm cầu nối cho sự phối hợp quốc tế giữa cảnh sát Việt Nam với cảnh sát nước ngoài, trong việc thực hiện các hiệp định, nghị định thư về hợp tác đấu tranh chống tội phạm, các công ước quốc tế mà chúng ta tham gia, ngăn chặn từ xa sự thâm nhập của các tổ chức tội phạm quốc tế vào nước ta. Muốn vậy cần phải sớm chuẩn bị lực lượng, chọn lựa kỹ càng theo những tiêu chuẩn định trước, đào tạo, huấn luyện thêm cho họ kỹ năng trinh sát, ngoại giao, pháp luật quốc tế, giao tiếp. Họ phải được làm việc hoặc thực tập ở những đơn vị nghiệp vụ để học kinh nghiệm về nghiệp vụ và phối hợp quốc tế trong điều tra tội phạm.

– Thứ hai, phải tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để nâng cao hiệu quả cao nhất trong việc phòng chống tội buôn bán phụ nữ-trẻ em, ma túy, khủng bố. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm có tính chất quốc tế nói riêng nhằm nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của công dân về bảo vệ an ninh trật tự xã hội. Phải triển khai rộng rãi chương trình hành động qua các cuộc tuyên truyền phổ biến giáo dục thường xuyên đến nhân dân, mà các đoàn thể địa phương khu phố tổ dân phố là lực lượng nòng cốt để vừa giúp người dân cảnh giác đối với thủ đoạn của bọn tội phạm, vừa xây dựng họ thành lực lượng phòng chống phát hiện kịp thời bọn tội phạm có tính chất quốc tế ngay khi chúng manh nha tội ác. Đồng thời cũng cần có biện pháp đối với những loại người vô tình, thờ ơ trước tội ác. Nếu có sự góp tay của quần chúng thì không thể nào tồn tại những điểm tập kết của bọn tội phạm. Xác định rõ nhiệm vụ phòng chống kiểm soát ma túy là nhiệm vụ của quốc gia, là trách nhiệm của mọi người, của toàn xã hội. Do đó, cần phải có biện pháp tuyên truyền rộng rãi và sâu rộng hơn nữa. Phải đặt ra chương trình giáo dục về cách phòng chống ma túy. Theo chúng tôi trên phương tiện thông tin đại chúng cần dành một mục riêng để nói về việc phòng chống, kiểm soát ma túy, nhất là trên các phương tiện: Đài truyền hình trung ương, Đài tiếng nói Việt nam, các báo lớn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Nghị quyết số 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm để mọi người dân nhận thức đầy đủ và tự giác thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; kịp thời biểu dương những gương người tốt, việc tốt và các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân phòng, chống tội phạm.

– Thứ ba, kiện toàn hành lang pháp lí.

Hệ thống pháp luật trong nước ngày một hoàn thiện, nhưng chưa thực sự đồng bộ, chưa thay đổi kịp so với những diễn biến và sự phát triển của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; chưa tạo được hành lang pháp lý thật sự thuận lợi cho các lực lượng thi hành pháp luật trong thực thi nhiệm vụ. Hoạt động của tội phạm ở nước ta diễn ra phức tạp, xu hướng tăng và quốc tế hóa. Tiềm ẩn tội phạm còn rất lớn, nhiều đường dây phạm tội còn hoạt động ngầm, quy mô lớn chưa được phá vỡ. Do thiếu hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nên chưa tạo hành lang pháp luật cho các cơ quan, ban, ngành, đặc biệt là cơ quan thi hành pháp luật trong thông tin tội phạm điều tra khám phá các đường dây. Vì vậy cần kiến nghị để các cơ quan lâp pháp sửa đổi bổ sung nhằm kiện toàn hành lang pháp lý giúp nâng cao hiệu quả đấu tranh và phòng ngừa tội phạm có tính quốc tế này.

Tiếp tục bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, đảm bảo thực hiện có hiệu quả Bộ luật Hình sự, Bộ luật , Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự.

Nhà nước cần sớm ban hành Luật Bảo vệ nhân chứng, bảo vệ quyền lợi, tính mạng, sức khỏe cho những người dân khi họ phối hợp, cộng tác, giúp
đỡ các cơ quan pháp luật trong đấu tranh chống tội phạm. Nhà nước nghiên cứu và ban hành Luật Đấu tranh chống tội phạm có tổ chức như nhiều nước đã làm, trong đó cần có những biện pháp trừng trị những kẻ là thành viên của các tổ chức tội phạm, dù mới chỉ tham gia tổ chức, chưa trực tiếp thực hiện những hành vi phạm tội. Đây là công cụ hữu hiệu nhất vừa để phòng ngừa, ngăn chặn những biểu hiện nhen nhóm câu kết thành những băng nhóm với mục đích phạm tội, vừa để trừng trị một cách nghiêm khắc những kẻ cố tình tham gia tổ chức, những kẻ cầm đầu, chỉ huy mà khó tìm thấy chứng cứ phạm tội của chúng.
– Thứ tư, cần hỗ trợ, quản lí chặt chẽ các đối tượng và nạn nhân sau khi trở về.
Đề nghị lực lượng công an và chính quyền địa phương quản lí chặt chẽ số đối tượng đã có tiền án, tiền sự, trong đó chú ý đến các đối tượng liên quan
đến buôn bán ma túy và phụ nữ trẻ em, không để cho đối tượng tiếp tục phạm tội. Thiết lập mạng lưới tai mắt từ cơ sở để tiếp nhận các nguồn tin do nhân dân cung cấp, trên cơ sở đó làm tốt công tác nắm tình hình tội phạm ma túy, buôn bán phụ nữ trẻ em từng tháng, từng quý.
Tìm hiểu và phối hợp với những nạn nhân đã bị buôn bán ra nước ngoài, hay nạn nhân bị buộc tham gia vận chuyển ma túy sau khi trở về địa phương để thu thập thông tin, đây là cơ sở quan trọng cho việc điều tra, khám phá, bốc dỡ các vụ án được nhanh chóng.

Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội và tạo điều kiện để họ tái hòa nhập vào cộng đồng xã hội nhằm tránh tình trạng tái phạm nguy hiểm loại tội phạm nói trên. Phát động quần chúng nhân dân tham gia phát hiện tố giác tội phạm, dặc biệt là cộng đồng dân tộc thiểu số nhằm làm cho họ hiểu rõ hơn về mức đọ nguy hiểm của tội phạm; cảm hóa, giáo dục người phạm tội tại cộng đồng dân cư; vận động người phạm tội ra đầu thú và truy bắt bọn tội phạm có .

Cần có chính sách cụ thể về khen thưởng vật chất, tinh thần để khuyến khích họ, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tiếp nhận tin về bí mật thông tin, có trách nhiệm bảo vệ người tố giác tội phạm. Để làm được việc này Nhà nước cần dành một khoản kinh phí nhất định cho việc bảo vệ nhân chứng, lực lượng công an cũng phải có những đơn vị chuyên trách bảo vệ nhân chứng để bảo vệ họ khi cần thiết. Có như vậy, dân mới tin, mới mạnh
dạn hợp tác với công an trong cuộc đấu tranh đầy nguy hiểm này.

– Thứ năm, phải có sự phối hợp của các cấp các ngành trong việc phòng chống tội buôn bán phụ nữ-trẻ em, ma túy, khủng bố. Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa phạm thàn phố và cả nước cần có sự vào cuộc đồn bộ, thường xuyên của các cấp, các ngành và toàn xã hội, phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay. Công an và các cấp cần tập trung lực lượng, đấu tranh quyết liệt với bọn phạm chủ động dề xuất các đợt cao điểm tấn công tội phạm và xác lập các chuyên án, đi sâu điều tra, bóc gở các đường dây liên quan đến nhiều đối tượng ở nhiều địa phương. Cần tăng cường các biện pháp đấu tranh, phòng ngừa ở địa phương trọng điểm, các địa phương có nguy cơ lớn.

Bên cạnh đó cần xác định phòng, chống tội phạm ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em là vấn đề mang tính xã hội cao, lấy phòng ngừa là chính, các bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền với nhiều hình thức và nội dung phong phú để mọi người thấy được thủ đoạn họat động của bọn tội phạm, trách nhiệm của các tổ chức, gia đình và của mọi người dân. Từ đó chủ động phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn. Đối với những vụ đã điều tra khám phá cần nhanh chóng đưa ra xét xử công khai nghiêm khắc nhằm răn đe tội phạm, nâng cao ý thức cảnh giác tội phạm để từ đó thấy được tầm quan trọng lớn của tội phạm làm cho ý thức trong quần chúng nhân dân và tạo đà phát động quần chúng tham gia tố giác đấu tranh với tội phạm này.

Các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các địa phương kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo chương trình quốc gia phòng, chống tội
phạm. Tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm theo cơ chế quản lý, điều hành chương trình mục tiêu quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 59/2004/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ trách nhiệm đã được phân công trong Nghị quyết số 09/CP, Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và những yêu cầu nhiệm vụ trong Chỉ thị này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch cụ thể chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm đến năm 2010 đồng thời gửi Thường trực Ban Chỉ đạo 138/CP để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đề nghị ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội, thành viên của Mặt trận tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các
ngành, các cấp chính quyền trong công tác vận động nhân dân, hội viên, thành viên tham gia phòng, chống tội phạm thực hiện Nghị quyết số 09/CP,
Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm trong giai đoạn đến năm 2010. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao có kế
hoạch phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật thuộc Chính phủ đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm một cách kịp thời và
nghiêm minh, thực hiện tốt Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số vấn đề trọng tâm công tác tư pháp trong thời
gian tới.

– Thứ sáu, cần hành động thiết thực hơn về vấn đề phòng đi đôi với chống tội phạm ma túy, mua bán phụ nữ- trẻ em, khủng bố. Một là, nâng cao nhận thức về nhiệm vụ phòng, chống tội phạm BBPN-TE, ma túy là vấn đề mang tính xã hội cao, phải đặt trong mối quan hệ giữa phòng, chống tội phạm với giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, huy động sự tham gia của các ngành, đoàn thể và toàn xã hội. Tập trung vào việc tổ chức tuyên truyền giáo dục thường xuyên, dưới nhiều hình thức, tổ chức các chiến dịch truyền thông rộng khắp trong cả nước đặc biệt là ở các vùng trọng điểm, tới các nhóm đối tượng nguy cơ cao; lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng, chống các tội phạm và tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội; hỗ trợ, tư vấn cho các gia đình nạn nhân và những phụ nữ, trẻ em có nguy cơ bị buôn bán. Đối với những người là nạn nhân khi trở về, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức các hoạt động hỗ trợ, giáo dục, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống, tái hoà nhập cộng đồng.

Hai là, tăng cường đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em, ma túy. Thực hiên phương châm lấy phòng ngừa là chính; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa với đấu tranh xử lý tội phạm BBPN-TE, ma túy và tái hoà nhập cộng đồng cho nạn nhân phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và luật pháp quốc tế. Công tác đấu tranh cần tập trung vào các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm BBPN-TE, ma túy và các loại tội phạm khác có liên quan, nhất là đối với tội phạm BBPN-TE ra nước ngoài, tội phạm buôn bán ma túy hoạt động có tổ chức và có tính quốc tế. Kiên quyết truy bắt các đối tượng phạm tội còn lẩn trốn, không để những đối tượng này tiếp tục phạm tội hoặc phát
triển thành các băng nhóm tội phạm mới.

Ba là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm BBPN-TE, buôn bán ma túy. Cần tập trung nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện đồng bộ các văn bản và quy phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống BBPN-TE, ma tuý trên các lĩnh vực: pháp luật hình sự, hành chính, hôn nhân và cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, du lịch và xuất khẩu lao động, xuất nhập cảnh, xử lý các vi phạm và tái hoà nhập cộng đồng cho nạn nhân.

– Thứ bảy, phải thực hiện nhiều chính sách tổng hợp đi đôi với nhau để nâng cao hiệu quả cao nhất trong việc phòng chống loại tội phạm này. Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nhấn mạnh, các cấp ủy, Bộ, ngành, địa phương cần nhận thức rõ công tác phòng chống tội phạm ma túy và BBPN-TE là nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội quan trọng và cần huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ những loại tội phạm này.

Xây dựng và hoàn thiện sớm hệ thống pháp luật về phòng, chống BBPN-TE và tội phạm ma túy một cách thống nhất và đồng bộ, trong đó ưu tiên xây dựng Luật Phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em để sớm trình Quốc hội phê duyệt.

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành chức năng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, làm cho người dân, nhất là các đối tượng phụ nữ hiểu được các âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng buôn bán-vận chuyển ma túy, BBPN-TE để phòng ngừa, tránh tình trạng bị rủ rê, lôi kéo và trở thành nạn nhân của những loại tội phạm này. Khi đã phát hiện các đối tượng, đường dây buôn bán-vận chuyển ma túy, BBPN-TE thì cần chủ động triệt phá; xử lý nghiêm minh trước pháp luật nhằm nâng cao tính răn đe các đối tượng khác.

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cũng yêu cầu Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp cùng các Bộ, ngành hữu quan triển khai xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân sớm tái hòa nhập cộng đồng; ổn định cuộc sống; tránh tâm lý mặc cảm… – Thứ tám, cần tập trung đào tạo lực lượng chuyên trách có chiều sâ và đồng bộ.

Cần tổ chức các lực lượng chuyên trách chống tội phạm xuyên quốc gia theo cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm chủ động phòng ngừa, phát hiện điều tra và xử lý tội phạm triệt để. Tiếp tục mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo cán bộ thi hành pháp luật theo hướng chú trọng vấn đề đào tạo, huấn luyện kiến thức, các kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn về công tác phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm xuyên quốc gia nói riêng theo chức năng của mỗi ngành. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ, am hiểu pháp luật quốc tế, ngoại ngữ, tin học và kinh nghiệm, đồng thời đầu tư về kinh phí, trang thiết bị, phương nghiệp vụ phục vụ hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm đáp ứng kịp thời yêu cầu hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm của mỗi lực lượng chức năng từ Trung ương đến địa phương.

Đấu tranh chống tội phạm có tổ chức, đặc biệt là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đòi hỏi phải có lực lượng có tính chuyên môn cao, những cán bộ giỏi về nghiệp vụ, hiểu biết sâu cả về luật pháp của Việt Nam và quốc tế, có trình độ ngoại ngữ và giàu kinh nghiệm hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm, tâm huyết và nghiêm túc trong công việc. Vì vậy, cần nghiên cứu thành lập lực lượng chuyên trách chống tội phạm có tổ chức và tội phạm xuyên quốc gia với quy mô tổ chức đủ mạnh cả về lượng và chất ở Bộ Công an và công an các tỉnh, các thành phố trọng điểm. Lực lượng này, bên cạnh trình độ nghiệp vụ và luật pháp tinh thông, cần được trang bị những phương tiện nghiệp vụ hiện đại, được huấn luyện kỹ năng sử dụng có hiệu quả các phương tiện này.

– Thứ chín, cần nên có nhiều hành động thiết thực, sâu rộng trong nhân dân để phòng chống có hiệu quả đối với loại tội phạm này Cần nên phát động những phong trào tuyên truyền lớn ở từng địa phương, vùng quê nói rõ tác hại của loại tội phạm này để mọi người biết và đề phòng.

Xây dựng lực lượng chuyên trách thống nhất từ trung ương đến địa phương. Khi có lực lượng chuyên trách ở mọi địa phương, họ sẽ tuyển chọn người và đào tạo tiếp để có khả năng đối phó tối đa khi loại tội phạm này xảy
ra.

Những người trong bộ máy lãnh đạo Nhà nước cần hiểu và nắm rõ điều kiện nào trong nước dễ dàng cho loại tội phạm này phát triển mà tránh. Như: giải quyết các vấn đề như tình trạng bất bình đẵng về chính trị, kinh tế và xã hội, các tiêu chuẩn kép, việc đối xử mang tính chất chọn lọc cũng như việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế còn gặp nhiều hạn chế. Bởi lẽ tất cả hành động này đều tạo điều kiện để cho khủng bố phát triển. Giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của chủ nghĩa khủng bố quốc tế như tình trạng nghèo khổ cùng cực, những bất công về chính trị và xã hội… cũng chưa được thiết thực do đó tạo điều kiện cho khủng bố phát triển.

KẾT LUẬN

Đề tài luận văn bao gồm tập hợp những nội dung chủ yếu mang tính chất học tập là chính. Qua đó, việc nghiên cứu đề tài không ngoài mục đích là tìm hiểu và học hỏi. Do vậy, nội dung nghiên cứu cũng nhằm vào mục đích chung.

Qua phân tích nội dung chủ yếu mà đề tài đã đặt ra mong rằng góp phần vào xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong công tác đấu tranh và phòng chống các loại tội phạm nói chung và tội phạm có tính chất quốc tế nói riêng. Nội dung nghiên cứu của đề tài được thể hiện một cách rõ ràng qua ba chương của phần nội dung và đã nêu lên được các đặc điểm, bản chất cũng như cấu thành tội phạm, hình phạt, phương hướng phòng chống, thực tiễn đấu tranh và hướng để hoàn thiện pháp luật, cụ thể là:

– Chương I: Tập trung tìm hiểu khái niệm, những cơ sở lí luận và quan điểm về các tội phạm có tính chất quốc tế. Từ đó cho thấy được tầm quan trọng cũng như rèn luyện ý thức đấu tranh, phòng và chống loại tội phạm này.

– Chương II: Người viết tập trung vào phân tích những qui định của pháp luật về các phổ biến, nêu lên những dấu hiệu pháp lý hình thành cac tội phạm này. Tập trung nghiên cứu, phân tích về định nghĩa, mặt khách thể, mặt khách quan, và mặt chủ thể của tội phạm này. Đồng thời nêu lên những hình phạt được Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 qui định, qua đó giúp hiểu rõ hơn bản chất, đặc điểm của loại tội phạm này. Ý nghĩa của việc tại sao đi nghiên cứu các tội phạm này cũng
được đề cập trong chương này một cách rõ ràng và cụ thể.

– Chương III: Chương này tập trung vài việc nghiên cứu nêu lên những thực trạng của các loại tội phạm này trong và ngoài nước. Phân tích những nguyên nhân hạn chế, bất cập trong việc xét xử cũng như trong công tác đấu tranh chống loại tội phạm này. Từ đó đề ra những biện pháp phòng chống, thực hiện đấu tranh chống tội phạm này cũng như những kết quả đạt được sau đó đưa ra những biện pháp hoàn thiện nó. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế đã và đang tác động đến tiến trình phát triển của đất nước ta trở nên rõ rệt hơn, mạnh hơn và cấp bách hơn. Trong bối cảnh đó, công tác đảm bảo an ninh trật tự cũng đứng trước những vấn đề mới, thách thức mới. Dù trong hoàn cảnh nào thì bản chất của thế lực thù địch, phản động là không đổi, chúng tiếp tục thực hiện âm mưu chống phá sự nghiệp xây dựng, phát triển của `đất nước ta. Hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO, ranh giới đối tác, đối tượng đan xen nhau, khó phân biệt. Trong bối cảnh mới, các thế lực thù địch đã có sự điều chỉnh phương thức, thủ đoạn hoạt động chống phá ta ngày càng tinh vi xảo quyệt. Thời gian qua đã xuất hiện nhiều loại tội phạm mới, như tội phạm có tính chất quốc tế, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm lừa đảo trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, tài chính, đầu tư, tội phạm lợi dụng công nghệ cao…
Do đó chúng ta cần phải có những biện pháp tích cực như:

+ Đảng, Nhà nước và các đơn vị, địa phương chủ động trong công tác nắm tình hình, nâng cao khả năng phân tích, dự báo, đánh giá tình hình, các yếu tố tác động đến an ninh trật tự nước ta, để có đối sách, kế hoạch, biện pháp đấu tranh thích hợp.

+Trong đấu tranh phòng chống tội phạm điển hình như tội phạm ma túy, nhất là tuyến biên giới, vai trò phối hợp giữa Công an, Quân đội thể hiện
ngày càng rõ.

+Cuộc đấu tranh này phát huy cả vai trò của lực lượng khác phối hợp với Công an thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm. Phối hợp tăng cường kiểm soát biên giới, đảm bảo an ninh tuyến biên giới, phối hợp tuần tra giữa lực lượng Công an với Quân đội, lực lượng thanh niên.

+ Phải tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, phối hợp chặt chẽ với các nước láng giềng.

+ Tăng cường hiệu quả của việc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

+ Phải có sự phối hợp giữa các cấp, các nghành.

+ Cần hỗ trợ, quản lí chặt chẽ các đối tượng và nạn nhân sau khi trở về.

+ Cần quan tâm đúng mức thiết thực hơn về vấn đề phòng đi đôi với chống tội phạm

+ Phải thực hiện nhiều chính sách tổng hợp đi đôi với nhau

+ Cần tập trung đào tạo lực lượng chuyên trách có chiều sâu và đồng bộ. Rõ ràng qua công tác phối hợp phõng ngua như vậy đã phát huy hiệu quả, đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng. Do đó, những năm vừa qua,mặc dù các thế lực thù dịch tìm mọi cách phá hoại nhưng Công an và Quân đội phối hợp chặt chẽ, tạo thành sức mạnh làm thất bại các hoạt động phá hoại của kẻ địch.Chúng ta bảo đảm ổn định chính trị và nhờ sự ổn định chính trị đó mà liên tục những năm đổi mới có điều kiện đưa đất nước tăng trưởng. Đó cũng là cơ hội, điều kiện để kêu gọi đầu tư nước ngoài xây dựng, phát triển đất nước.

Công cuộc đấu tranh của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhằm chống lại các loại tội phạm, đặc biệt là các tội phạm có tính chất quốc tế là cuộc đấu tranh gay gắt, phức tạp, quyết liệt và lâu dài. Tất cả vì an ninh quốc gia, hòa bình ổn định và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng ta, sự thống nhất và quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ tập thể của nhân dân được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chúng ta sẽ tiêu diệt một cách triệt để các loại tội phạm này, nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ nền hòa bình thế giới. Tóm lại, đấu tranh phòng chống các tội phạm nói chung, tội phạm có tính chất quốc tế nói riêng là vấn đề chiến lược quan trọng của đất nước trong thời kì mới. Sự phát triển phồn thịnh của đất nước là nhờ vào sự ổn định về tất cả các mặt trong đời sống xã hội của quốc gia đó.

(MKNLAW FIRM sưu tầm trên internet)

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *