Tội nhận hối lộ theo quy định của Bộ Luật hình sự có đặc điểm pháp lý như thế nào? Bị xử phạt ra sao?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Nhận hối lộ là gì ? Khi nào một hành vi nhận hối lộ sẽ bị truy tố và xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay ? Luật sư tư vấn và giải đáp một số khía cạnh pháp lý liên quan đến tội nhận hối lộ theo quy định hiện nay:

Mục lục bài viết

1. Hình phạt đối với tội nhận hối lộ ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tội nhận hối lộ được cấu thành do lỗi của người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. khái quát đặc điểm pháp lý của tội danh trên:

PHÂN TÍCH TỘI NHẬN HỐI LỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Tội nhận hối lộ thuộc tội phạm về tham nhũng được khoản 1 điều 279 () quy định như sau:

“Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.”

Tội nhận hối lộ  theo quy định của Bộ Luật hình sự có đặc điểm pháp lý như thế nào? Bị xử phạt ra sao?

Khách thể của tội phạm hối lộ là hoạt động đúng đắn, bình thường, tính chuẩn mực trong công tác của cơ quan, tổ chức do nhà nước quy định.

Đối tượng của tội nhận hối lộ phải là tiền của, tài sản hoặc những giấy tờ có giá trị tài sản. Trường hợp người có chức vụ không nhận tiền của, tài sản mà nhận tình cảm của người khác giới thì không coi là nhận hối lộ.

Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhận tiền của hoặc lợi ích vật chất khác dưới vất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc theo yêu cầu hoặc vì lợi ích của người đưa hối lộ.

Hành vi nhận hối lộ được thực hiện trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác nhau. Trong trường hợp sẽ nhận là trường hợp người có chức vụ chưa nhận tiền của hối lộ nhưng có căn cứ cho rằng đã có sự thỏa thuận về việc nhận hối lộ sau khi thực hiện xong một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Trường hợp được coi là đã nhận tiền của hối lộ là trường hợp người có chức vụ đã nhận tiền của mặc dù người có chức vụ chỉ mới nhận một phần tiền của ấy.

Thực tiễn cho thấy, người có chức vụ nhận quà biếu sau khi đã làm đúng chức trách của mình thì có phải đã nhận hối lộ không? Về vấn đề này đã có những quan niệm sau:

Thứ nhất: giữa người có chức vụ và người đưa quà biếu không có bất kỳ thỏa thuận nào về việc tặng quà biếu, người nhận quà biếu thực hiện công việc của mình đúng chức năng, quyền hạn, vô tư thì quà biếu được như sự biết ơn, có trước có sau, là tấm lòng, đạo đức của người Việt nam.

Thứ hai: Nếu nhận quà biếu thường xuyên, có hệ thống, tuy không có thỏa thuận giữa người tặng quà và người nhận quà, giá tri quà biếu lớn, người đưa quà biếu ngầm hiểu quà biếu ấy là của hối lộ thì coi là phạm tội nhận hối lộ.

Thứ ba: Đối với những công việc, những ngành có quy định cấm nhận quà dưới bất kỳ hình thức nào, giá trị nào thì việc nhận quà biếu coi như nhận hối lộ.

Mặt chủ quan của tội nhận hối lộ được thể hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội thấy trước họ là người có chức vụ, việc nhận tiền của là do lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhận tiền của hối lộ là trái pháp luật, trái với quy định của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, người phạm tội đã mong muốn nhận được tiền của hối lộ.

Chủ thể của tội nhận hối lộ phải là người có chức vụ, quyền hạn. Chức vụ, quyền hạn ấy liên quan trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người đưa hối lộ. Trường hợp người có chức vụ nhưng chức vụ, quyền hạn của họ không liên quan đến việc giải quyết công việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì không coi là tội nhận hối lộ mà phạm vào tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ theo khoản 1 điều 279 là: tiền của hối lộ phải có giá trị từ 500.000 đồng đến dưới 1.000.000 đồng. Nếu tiền của hối lộ có giá trị dưới 500.000 đồng thì truy cứu trách nhiệm hình sự khi có một trong ba tình tiết quy định tại khoản 1 điều 129.

Khoản 2 điều 279 quy định phạt tù từ 7 năm đến 15 năm cho 7 trường hợp quy định từ điểm a đến điểm g; khoản 3 quy định phạt tù từ 15 năm đến 20 năm cho hai trường hợp quy định tại điểm a và b; khoản 4 quy định phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Trân trọng./.

2. Hành vi nhận hối lộ ?

Chào các Luật sư, Em muốn nhờ luật sư tư vấn rõ: Công ty A mà em làm là Công ty TNHH MTV thuộc 1 tập đoàn lớn của Việt Nam. Em làm ở vị trí Nhân viên thu mua. Vị trí em làm công việc như sau: Nhận yêu cầu đặt hàng từ bộ phận, lên đơn hàng gửi cho nhà cung cấp theo các mức giá và nhà cung cấp đã được lãnh đạo công ty duyệt, đối chiếu công nợ và làm cho nhà cung cấp.

Hôm bị công an gọi lên em có trả lời lý do bên công ty B cho tiền em như sau: Do em làm tốt nên họ cho tiền bồi dưỡng em. Anh công an hỏi em làm tốt là như thế nào em kêu quan tâm tới việc mua hàng ( ví dụ như giá được chọn 2 nhà cung cấp thì ưu tiên mua của công ty B hơn) và đối chiếu công nợ nhanh chóng thì có bị kết tội là có lợi ích hay không? Em đã quên giải thích rằng việc em có ưu tiên hơn trong việc mua hàng của công ty B là do công ty B bán hàng hóa chất lượng, giấy tờ đầy đủ và hỗ trợ nhiệt tình và dù em có ưu tiên thì đơn đặt hàng của em cũng phải trình duyệt cấp trên ký nếu sếp em không ký em cũng không đặt của họ được. Việc đối chiếu công nợ dù em có làm nhanh thì cũng phải mất công đoạn chuyển sang cho kế toán thanh toán kiểm tra hồ sơ và kiểm tra giá nên em không điều khiển được quá trình này nhanh hay chậm.

Vậy việc em trả lời có coi là động cơ để nhận hối lộ không? Có đủ điều kiện để kết luận chưa? – Bên công an có yêu cầu em cung cấp bảng sao kê tài khoản ngân hàng nhưng nó có liên quan đến nhiều vấn đề cá nhân của em, tuy nhiên em đã viết tờ khai và bản tường trình cam kết cung cấp thì em có bắt buộc phải cung cấp không?

Mong luật sư tư vấn tiếp giúp em. Em cám ơn

Tội nhận hối lộ  theo quy định của Bộ Luật hình sự có đặc điểm pháp lý như thế nào? Bị xử phạt ra sao?

:

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Tội nhận hối lộ thuộc tội phạm về tham nhũng được khoản 1 điều 279 () quy định như sau:

“Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.”

Theo quy định nêu trên, căn cứ để xác định hành vi của bạn có phải hành vi nhận hối lộ hay không phụ thuộc vào việc xác định bạn có lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để ưu tiên công ty B trong việc thu mua hàng theo yêu cầu của công ty này không hay chỉ căn cứ vào khả năng, chất lượng hàng hóa, giá cả, thái độ phục vụ… để lựa chọn? Trường hợp này, muốn khẳng định việc bạn lựa chọn công ty B là do công ty B có chất lượng phục vụ tốt hơn các công ty khác, bạn cần cung cấp các chứng cứ chứng minh như đơn giá các loại mặt hàng của công ty B so với các công ty khác, chất lượng hàng hóa, chất lượng phục vụ ( thời gian giao hàng, giá vận chuyển, hỗ trợ vận chuyển…) và cơ quan điều tra cũng sẽ điều tra những nội dung kể trên để lảm
căn cứ xác định tội phạm.

Theo pháp luật tố tụng hình sự, việc cung cấp chứng cứ là quyền của người phạm tội, bị can, bị cáo. Họ có quyền cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp của bạn, bạn không có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ, nghĩa vụ thu thập chứng cứ là của cơ quan điều tra, tuy nhiên, khi được yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan để phục vụ quá trình điều tra thì bạn phải tuân thủ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Hoa hồng cho bác sĩ có phải là hành vi nhận hối lộ không ?

Khi nhận tiền của các hãng dược để kê toa theo yêu cầu, các cán bộ y tế đã có dấu hiệu phạm tội hình sự. Phải bằng nghiệp vụ điều tra phù hợp thì mới có thể làm sáng tỏ có hay không có hành vi phạm tội.

Mấy hôm nay, báo chí đã làm dư luận giận dữ, phẫn nộ khi đồng loạt đưa các thông tin về nạn kê thuốc nhận tiền hoa hồng trong ngành y. Bởi nếu chỉ tính riêng phần trăm cho bác sĩ kê toa và cho nhà thuốc phân phối chính thì giá thành đã được đội lên khoảng 50%. Còn nếu tính cả chi phí vận chuyển, tiền lương cho trình dược viên, phí quản lý và lợi nhuận của công ty… thì giá thành của viên thuốc có thể tăng gấp đôi, gấp ba so với giá ban đầu của nhà sản xuất.

Nhiều ý kiến cho rằng các bác sĩ nhận hoa hồng đã thiếu bản lĩnh, thiếu tu dưỡng y đức khi vì đồng tiền hoặc các quyền lợi vật chất khác mà quên mất nỗi đau, gánh nặng của người bệnh. Cũng nghĩ như thế nên tôi muốn lưu ý thêm: Vì sao vấn nạn này xảy ra đã lâu, đã có rất nhiều đoàn kiểm tra, thanh tra về giá thuốc ra quân mà đến giờ các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa có biện pháp chấn chỉnh? Đành rằng chuyện “hoa hồng thuốc” ngày càng kín đáo, tinh vi nhưng với những vụ đã rõ, tại sao không có công ty dược hay các cá nhân liên quan nào bị xử lý?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến - 0899456055

Phát biểu trên một tờ báo, chánh thanh tra Bộ Y tế cho biết: Năm 2005, Thanh tra Bộ Y tế từng có danh sách một số cán bộ y tế nhận hoa hồng để kê đơn thuốc nhưng cuối cùng do không có giấy tờ chứng minh các bác sĩ trong danh sách ký nhận tiền, Thanh tra đành chịu.

Theo Điều 279 , người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ có thể bị xử lý hình sự về tội nhận hối lộ. Tương ứng, Điều 289 BLHS quy định: Nếu của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng vi phạm nhiều lần thì người đưa hối lộ có thể bị phạt tù từ một đến sáu năm.

Ở đây, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, các cán bộ y tế đã nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác của các hãng dược để làm những việc theo yêu cầu của hãng và vì lợi ích của hãng. Về phía các hãng dược đã dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để “khiển” các cán bộ đó làm những việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của mình. Xem ra, về mặt pháp luật hình sự, hành vi đưa-nhận hoa hồng đã có dấu hiệu của tội đưa-nhận hối lộ. Như vậy, phải bằng nghiệp vụ điều tra phù hợp chứ không thể là những biện pháp hành chính đơn thuần thì mới có thể làm ra chuyện. Muốn vậy, không gì tốt hơn là các cơ quan điều tra nên khẩn trương vào cuộc để làm rõ có hay không có hành vi phạm tội.

Không kỳ vọng vấn nạn đưa-nhận “hoa hồng thuốc” sẽ chấm dứt trong ngày một ngày hai nhưng nếu các cơ quan hữu quan không quyết liệt xử lý thì chẳng thể nào giảm bớt.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý:

4. Xin luật sư phân tích một tội danh cụ thể đã bị truy tố tội nhận hối lộ ?

Thưa luật sư, Xin cho tôi một ví dụ cụ thể về một tội danh đã bị cơ quan điều tra truy tố về tội nhận hối lộ được không ? Phân tích giúp tôi các khía cạnh pháp lý liên quan đến tội danh này ? Cảm ơn!

Trả lời:

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Huỳnh Ngọc Sĩ (nguyên giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông – Tây và môi trường nước TP.HCM) về tội “nhận hối lộ” theo điều 279 Bộ luật hình sự.

Số tiền nhận hối lộ hàng trăm ngàn USD

Thông tin trên được báo chí cả nước đưa vào ngày 26-1-2010. Bước đầu cơ quan điều tra xác định từ năm 2003-2006, ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã nhiều lần nhận tiền từ các quan chức của Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) để giúp họ thắng thầu tư vấn một phần dự án đại lộ Đông – Tây và môi trường nước.

Vụ án đưa hối lộ, nhận hối lộ xảy ra tại Ban QLDA đại lộ Đông – Tây và môi trường nước TP.HCM được khởi tố vào ngày 8-12-2008, sau khi Viện Công tố địa phương Tokyo (Nhật Bản) truy tố bốn cựu quan chức của PCI về tội đưa hối lộ và vi phạm luật cạnh tranh của Nhật.

Liên quan đến sự việc trên, các cơ quan chức năng Việt Nam có công văn đề nghị Bộ Tư pháp Nhật Bản cung cấp những nội dung liên quan về việc nhận hối lộ của ông Huỳnh Ngọc Sĩ. Năm 2009, Bộ Tư pháp Nhật Bản chuyển hơn 3.000 trang tài liệu (gồm cả tiếng Anh và Nhật) đến Viện KSND tối cao. Viện KSND tối cao chuyển toàn bộ số tài liệu này đến cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an để tiến hành dịch ra tiếng Việt phục vụ công tác điều tra.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ, phó viện trưởng viện KSND tối cao Khuất Văn Nga khẳng định nguồn tài liệu này là một nguồn chứng cứ quan trọng để tiến hành các hoạt động tố tụng.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến - 0899456055

Trên cơ sở tài liệu do phía Nhật Bản chuyển sang và quá trình điều tra, xác minh, cơ quan điều tra xác định ông Huỳnh Ngọc Sĩ có dấu hiệu của tội nhận hối lộ. Theo đó, từ đầu năm 2001 đến đầu năm 2003, một số quan chức PCI nhiều lần gặp gỡ ông Huỳnh Ngọc Sĩ với mục đích bàn bạc, thỏa thuận đưa hối lộ để giành được các hợp đồng tư vấn sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản.

Các quan chức PCI hi vọng với việc đưa hối lộ cho ông Sĩ sẽ được tạo điều kiện thuận lợi ký kết các hợp đồng tư vấn thiết kế, thực hiện tư vấn, thanh toán hợp đồng theo đúng kế hoạch… Các quan chức của PCI khai nhận đã nhiều lần gặp gỡ bàn bạc và thống nhất chi 2,6 triệu USD cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ.

Trên thực tế, PCI đã trúng thầu tư vấn thiết kế và được gói thầu tư vấn giám sát dự án. Từ đầu năm 2002 đến tháng 8-2006, nguyên giám đốc điều hành PCI Sakano Tsuneo và trưởng văn phòng đại diện PCI tại Việt Nam Sakashita Haruo nhiều lần đưa hối lộ cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ với số tiền hơn 2,3 triệu USD. Tuy nhiên, trong quá trình xét xử, các công tố viên thuộc Viện Công tố địa phương Tokyo Nhật Bản chỉ xem xét hai lần đưa hối lộ của các cựu quan chức PCI với số tiền 820.000 USD.

Quá trình điều tra từ phía cơ quan chức năng của Việt Nam xác định có căn cứ cho thấy ít nhất một lần ông Sĩ nhận 262.000 USD của PCI. Cụ thể, khoảng tháng 5-2003, quan chức PCI có mặt tại TP.HCM đã rút tiền từ một ngân hàng của Nhật Bản, chi nhánh tại TP.HCM 262.000 USD và đưa cho ông Huỳnh Ngọc Sĩ. Do đó, cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố bị can đối với ông Huỳnh Ngọc Sĩ để tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.

Dự án đại lộ Đông – Tây

Dự án đại lộ Đông – Tây và Môi trường nước TP.HCM có tổng mức đầu tư 14.026 tỉ đồng, trong đó vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản trên 9,6 nghìn tỉ đồng, vốn đối ứng của Việt Nam hơn 4,4 nghìn tỉ đồng.

Ban quản lý dự án xây dựng đại lộ Đông Tây được UBND TP.HCM ra quyết định thành lập ngày 25-1-2000. UBND TP.HCM điều động ông Huỳnh Ngọc Sĩ làm phó giám đốc Sở Giao thông công chính kiêm Giám đốc Ban QLDA đại lộ Đông – Tây.

Tháng 4-2002, UBND TP.HCM có quyết định sáp nhập Ban QLDA đại lộ Đông – Tây và Ban quản lý dự án cải thiện môi trường nước thành phố thành Ban QLDA đại lộ Đông – Tây và môi trường nước TP.HCM, bổ nhiệm ông Huỳnh Ngọc Sĩ làm giám đốc, ông Lê Quả làm phó giám đốc ban QLDA.

Trong một vụ án khác cũng xảy ra tại Ban quản lý dự án đại lộ Đông – Tây và môi trường nước TP.HCM, ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị bắt tạm giam vào ngày 11-2-2009 cùng với cấp phó của mình là ông Lê Quả về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Vụ án này được khởi tố vào ngày 9-2-2009. Ngày 24-9-2009, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ án, tuyên phạt bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ 3 năm tù, bị cáo Lê Quả 2 năm tù do có hành vi làm trái quy định nhà nước, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 1,1 tỉ đồng. Sau đó, Viện KSND TP.HCM có kháng nghị xét xử phúc thẩm theo hướng tăng hình phạt đối với hai bị cáo.

—————————————————-

Qui định của pháp luật :

Tội nhận hối lộ

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

(Theo Điều 279 Bộ luật hình sự)

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *