Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản, hủy hoại đất, rừng và tài sản

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Nguồn tài nguyên đất, thủy sản, rừng là những tài nguyên quốc gia – Mọi hành vi hủy hoại tài sản sản, tài nguyên này đều có nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện nay. Luật sư tư vấn và phân tích cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản

Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản được quy định tại Điều 242 với nội dung cụ thể:

Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản

Điều 242. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản

1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;

b) Khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn;

c) Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 244 của Bộ luật này;

d) Phá hoại nơi cư ngụ của loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

g) Vi phạm quy định khác của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Tội phạm này xâm phạm trực tiếp tới việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xâm phạm tới môi trường.

Chủ thể thực hiện tội phạm vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác thủy sản bằng cách sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng diện, phá hoại nơi cư ngụ của các loài thủy sản thuộc doanh mục quý hiếm, …. thậm chí gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,…

Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý:

2. Thế nào là tội hủy hoại rừng ?

Thưa luật sư cho ví dụ về hành vi khác trong tội hủy hoại rừng? Con cảm ơn nhiều ạ.

Thế nào là tội hủy hoại rừng ?

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến gọi:

Trả lời:

Tội hủy hoại rừng được quy định tại Điều 243 như sau:

Điều 243. Tội huỷ hoại rừng

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2);

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;

e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

g) Diện tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Mặt khách quan của tội phạm này được hiểu như sau:

Có hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng.

– Đốt rừng: là dùng lửa hoặc các chất cháy khác đốt một phần diện tích hoặc toàn bộ diện tích rừng.

– Phá rừng: là hành vi chặt phá cây rừng, khai thác tài nguyên rừng không được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Hành vi khác huỷ hoại rừng có thể bao gồm: dùng hoá chất tiêu diệt cây rừng, thả gia súc đạp phá cây rừng…

Hành vi huỷ hoại rừng cấu thành tội phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Đã gây hậu quả nghiêm trọng;

– Đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

“Gây hậu quả nghiêm trọng” khi thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Ví dụ: Mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành đối với hành vi phá rừng sản xuất là 10.000m2. Nếu A phá rừng sản xuất với diện tích là 15.000m2. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

+ Gây thiệt hại về lâm sản có giá trị từ trên ba mươi triệu đồng đến sáu mươi triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ trên năm mươi triệu đồng đến một trăm triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu.

Trong trường hợp huỷ hoại rừng mà còn gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của người khác, tài sản của Nhà nước, tập thể, của cá nhân đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý về tội huỷ hoại rừng và tội tương ứng quy định trong Bộ luật hình sự.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

3. Việc xử lý đối với trường hợp hủy hoại đất ?

Kính chào Xin giấy phép! Hiện nay chúng tôi đang gặp khó khăn trong linh vực xử lý về Hủy hoại đất. Chúng tôi cũng đưa ra biện pháp xử lý theo quy định tại Điều 64 Luật đai năm 2013, (phù hợp nội bài đăng trên địa chỉ: ).

Nhưng khi tiến hanh lập biên bản lại gặp vướng mắc về quy định Cơ quan nào được phép lập Biên bản. Vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ, Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai:

“1. Trường hợp vi phạm pháp luật mà phải thu hồi đất, khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm lập biên bản về vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất. Trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì biên bản xác định hành vi vi phạm phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã làm chứng để làm căn cứ quyết định thu hồi đất và được lập theo quy định sau đây:

a) Cơ quan tài nguyên và môi trường tổ chức kiểm tra để xác định hành vi vi phạm quy định tại các Điểm c, d và g Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai; tổ chức thanh tra để xác định hành vi vi phạm quy định tại Điểm h và Điểm i Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai;

b) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản, người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm gửi biên bản cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để chỉ đạo thu hồi đất.” Trong đó các Điểm c, d và g là hanh vi vi phạm hanh chinh được quy định tại Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Như vậy có sự mẫu thuẫn giữa Nghị định số 43 và Nghị định số 102. Trong khi đó Điểm b Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai không thuộc hanh vi vi phạm hanh chinh thì không quy định cụ thể. Đề nghị Xin giấy phép tư vấn giúp: Đối với trường hợp Hủy hoại đất quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai thì xử lý như thế nào? Nếu thu hồi đất thì cơ quan nào có thẩm quyền lập Biên bản, (quy định cụ thể như thế nào)?

Rất mong được sự tư vấn của Xin giấy phép. Xin trân trọng cảm ơn.

>>

Trả lời

Hện nay quy định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai được ban hành thay thế Nghị Định 105/2009/ND-CP đã không có quy định đối với hành vi Hủy hoại đất. Đối với các trường hợp tự ý san ủi đất không có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thì hiện nay căn cứ vào để giải quyết. Cụ thể:

Điều 64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;

đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;

e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

2. Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Cơ quan có quyền ra quyết định thu hồi đất là UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện”

Vậy dựa theo mức độ hậu quả của việc gây ảnh hưởng và hủy hoại đất đai mà đầu cơ quan Nhà nước đưa ra quyết định xử phạt hành chính hay thu hồi đất.

Về vấn đề xác định thẩm quyền lập biên bản xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai thì theo quy định tại khoản 2 Điều 34 ghi nhận:

“2. Người có thẩm quyền lập biên bản gồm:

a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định tại các Điều 31, 32 và 33 của Nghị định này;

b) Công chức, viên chức thuộc các cơ quan quy định tại các Điều 31, 32 và 33 của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ”.

Theo đó thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được xác định bao thuộc về:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp,

– Thanh tra chuyên ngành đất đai (thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ; Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ; Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai).

– Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định tại khoản 3 Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì cũng có quyền xử phạt.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Tư vấn về tội hủy hoại tài sản ?

Kính chào các anh chị! Tôi có một vấn đề tôi xin được có ý kiến tư vấn của các anh chị như sau: Tôi có một người bạn làm Bí thư đảng ủy xã, vừa rồi trong quá trình đi công tác thì đồng chí Chủ tịch UBND xã không may bị qua đời. Tại phòng làm việc của đồng chí Chủ tịch UBND có để lại một số quần áo và giầy dép cá nhân, đáng lẽ số tài sản trên phải được bàn giao lại cho gia đình đồng chí chủ tịch, số tài sản trên theo ước tính ban đầu khoảng trên 2 triệu đồng.

Tuy nhiên do nóng vội nên bạn tôi và Ban thường vụ đảng ủy xã lại thống nhất đốt hủy số quần áo trên tại cơ quan. Việc làm trên đã bị gia đình đồng chí chủ tịch xã (đã mất) phản đối và viết đơn gửi các cơ quan chức năng yêu cầu xử lý hình sự.

Xin cho tôi hỏi với mức định giá trên và hành vi trên thì bạn tôi có đủ yếu tố cấu thành tội Hủy hoại tài sản theo Điều 178 của Bộ Luật hình sự hay không? Tôi rất mong các anh chị sớm tư vấn giúp tôi theo địa chỉ gmail này trong thời gian sớm nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: H.M

Tư vấn về tội hủy hoại tài sản  ?

Trả lời

Điều 178 quy định:

“Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

Căn cứ vào điều luật trên, hành vi của bạn chưa cấu thành tội cố ý làm hư hỏng tài sản với những lý do sau:

+ Hành vi làm hư hỏng tài sản của bạn gây thiệt hại hơn 2 triệu đồng nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng;

+ Bạn chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này;

+ Bạn chưa bị kết án về tội này.

Do đó, bạn không phạm tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự mà bạn đã vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15

“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *