Tội gây thương tích trong khi thi hành công vụ

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tội gây thương tích trong khi thi hành công vụ và tội cố ý gây thương tích là hai tội danh khác nhau được quy định trong luật hình sự. Luật sư phân tích các quy định pháp luật liên quan đến hai tội danh trên và các vấn đề pháp lý liên quan:

Mục lục bài viết

1. Tội gây thương tích trong khi thi hành công vụ

Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ được quy định tại Điều 137 :

1. Người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên, mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31 % trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến - 0899456055

PHÂN TÍCH CẤU THÀNH TỘI GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI SỨC KHỎE CHO NGƯỜI KHÁC KHI THI HÀNH CÔNG VỤ

A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM

1. Khái niệm:

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ được hiểu là hành vi của người được giao thực hiện công vụ đã làm cho người khác bị thương tích, hoặc bị tổn hại cho sức khỏe do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên.

2. Các yếu tố cấu thành tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác khi thi hành công vụ đối với người phạm tội

2.1. Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm quyền được bảo hộ về sức khỏe của công dân

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

a) Về hành vi:

Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép.

Việc xác định thế nào là sử dụng vũ khí ngoài những trường hợp pháp luật cho phép căn cứ vào điểm 1 phần III nghị định số 94 HĐBT ngày 2-7-1984 của Hội đồng Bộ trưởng. Nghị định quy định:

Trong khi thi hành công vụ bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, người được giao sử dụng vụ khí chỉ được nổ súng vào các đối tượng sau:
Những kẻ đang dùng vũ lực gây bạo loạn, đang phá hoại, đang hành hung cán bộ, chiến sĩ bảo vệ, đang tấn công đối tượng hoặc mục tiêu bảo vệ. Những kẻ đang phá trại giam, cướp phạm nhân, những phạm nhân đang nổi loạn, cướp vũ khí, phá trại giam hoặc dùng vũ lực uy hiếp tính mạng các cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ quản lý, canh gác, dẫn giải tội phạm; những người phạm tội nguy hiểm đang bị giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang có lệnh bắt mà chạy trốn. Những kẻ không tuân lệnh của cán bộ, chiến sĩ đang tiến hành nhiệm vụ tuần tra, canh gác, khám, lại lợi dụng vũ lực chống lại, uy hiếp nghiêm trong tính mạng cán bộ thừa hành nhiệm vụ hoặc tính mạng của nhân dân. Bọn lưu manh, côn đồ đang giết người, hiếp dâm, gay rối trật tự rất nghiêm trọng đang dùng vũ lực cướp phá tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc tài sản của công dân. Người điều khiển phương tiện không tuân lệnh, cố tình chạy trốn khi người kiểm soát phương tiện giao thông vận tải ra lệnh và đã biết rõ trên phương tiện có vũ khí hoặc tài liệu phản động, tài liệu bí mật quốc gia, có tài sản đặc biệt quý giá của Nhà nước; hoặc có bọn phạm tội, bọn lưu manh, côn đồ đang sử dụng phương tiện để bắt đối tượng.Trước khi nổ súng bắn chết các đối tượng trên, người thi hành công vụ phải ra lệnh hoặc bắn cảnh cáo mà đối tượng không chấp hành, thì được coi là không có tội (trừ trường hợp bắn người điều khiển phương tiện).

Như vậy nếu dùng vũ lực trong trường hợp không thuộc các trường hợp quy định tại Nghị định số 94 HĐBT ngày 2-7-1984 của Hội đồng Bộ trưởng thì được coi là dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép.

Hơn nữa, hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép phải gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì mới cấu thành tội gây thương tích hoặc gây tổn haị cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ. Vì vậy, trong mọi trường hợp, các cơ quan tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định pháp ý đối với nạn nhân.

b) Về hậu quả:

Hậu quả của tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ là thiệt hại về thể chất – hậu quả thương tích hoặc tổn hại đáng kể cho sức khỏe người khác. Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ hoàn thành khi hậu quả thương tích hoặc tổn hại đáng kể cho sức khỏe của người khác xảy ra. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép với hậu quả thương tích hoặc tổn hại đáng kể cho sức khỏe của người khác.

Lưu ý: Trường hợp hành vi phạm tội dẫn đến chết người thì người thực hiện hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm chết người trong khi thi hành công vụ.

2.3. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp.

Động cơ phạm tội của người đang thi hành công vụ là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức hoặc của công dân.Nếu không xuất phát từ động cơ này thì người phạm tội phải bị xử phạt về tội khác theo quy định của Bộ luật Hình sự.

2.4. Chủ thể của tội phạm

Là người đang thi hành công vụ, có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

2.5. Hình phạt

Khung cơ bản được quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự, theo đó người nào trong khi đang thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài nhưng trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến ba năm.

Khung tăng nặng được quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật Hình sự có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm tù trong trường hợp phạm tội đối với nhiều người.

Khoản ba điều luật có quy định về hình phạt bổ sung: người phạm tội có có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 05 năm.

3. Về phía nạn nhân

Nạn nhân (người bị hại) là những người đang có hành vi xâm phạm đến lợi ích mà người phạm tội có nhiệm vụ bảo vệ. Hành vi xâm phạm đến các lợi ích đó phải là hành vi trái pháp luật. Ví dụ: Một người vừa trộm cắp xe đạp đang chạy trốn; một lái xe chở hàng lậu không chịu dừng xe để kiểm tra; một người không chấp hành lệnh khám nhà, khám người, khám đồ vật của cơ quan điều tra…

B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ

1. Trong khi thi hành công vụ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người

Nếu trong khi thi hành công vụ do sử dụng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép mà gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người và người này có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.

2. Trong khi thi hành công vụ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người trong khi thi hành công vụ là gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên và mỗi người đều bị thương tật từ 31% trở lên. Nếu có nhiều người bị thương tật nhưng chỉ có một người có tỷ lệ từ 31% trở lên thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 137 Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy, có trường hợp trong khi thi hành công vụ do sử dụng vũ khí ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người nhưng chỉ có một người có tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên, còn những người khác có tỷ lệ thương tật dưới 31% nhưng tổng tỷ lệ thương tật lại trên 31%, thậm chí tới trên 61%. Vậy có truy cứu người phạm tội theo khoản 2 Điều 137 không?

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý:

2. Làm thế nào để kiện người hành hung và ?

Luật sư cho tôi hỏi, tôi có một người em khi đang phát biểu giữa cuộc hòa giải gồm có ban hòa giải và nhiều người dân tham gia chứng kiến thì bị và lôi nhân phẩm của người giáo viên ra sỉ nhục và bị đánh vào thân thể.

Tôi yêu cầu ban hoà giải lập biên bản hiện trường nhưng họ không làm nên sự việc chưa được sáng tỏ. Vậy người hành hung có những quyền hạn gì để khởi kiện lên cấp cao hơn và phải làm gì, cần những thủ tục gì? Xin chân thành cảm ơn!

>> gọi:

Trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 134 quy định về Tội hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Căn cứ quy định tại Điều 155 có quy định:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Để bảo vệ quyền, lợi ích của em trai bạn, bạn có thể tố giác hành vi của người đó theo quy định tại Điều 134 và Điều 155 của theo đó, công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.

3. Phải làm sao khi bị hành hung mà cơ quan chức năng không giải quyết hết sự việc?

Kính thưa luật sư! Tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn giúp. Vừa qua tôi có gửi câu hỏi về vấn đề tôi vay nợ cô A và bị cô A dắt người đến hành hung tôi. Theo lời luật sư tôi đã gửi đến cơ quan công an xã, về phía cơ quan công an đã gửi giấy thông báo tiếp nhận đơn của tôi và đã lấy lời khai của tôi 2 lần. Cơ quan công an cũng đã mời cô A lên lấy lời khai. Những lời khai của cô A đều trùng khớp với tôi.

Cô A đã thừa nhận là vu khống và dắt người đến đòi nợ. Sự việc vẫn tiến triển tốt được vài ngày, thì tôi không thấy cơ quan có hành động không xử lí cho tôi nữa. Tôi có lên đồn hỏi thì nhận được câu trả lời là: “mượn tiền người ta thì lo mà trả, khi nào người ta tới hành hung tôi nữa thì công an mới can thiệp vô”. Về phía cô A thì các anh công an nói làm đơn giải hoà với tôi. Tôi không đồng ý hoà giải. Mong luật sư tư vấn giúp tôi phải làm sao trong trường hợp này để cơ quan công an có trách nhiệm giải quyết sự việc cho tôi và bảo vệ quyền lợi cho tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Phải làm sao khi bị hành hung mà cơ quan chức năng không giải quyết hết sự việc ?

Trả lời:

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì sự việc đang được cơ quan công an tiến hành giải quyết thì sau một thời gian cơ quan công an lại không tiến hành giải quyết vụ việc nữa và nói rằng vụ việc đã được hòa giải mà sự thật là bạn không đồng ý hòa giải.

Trong trường hợp nêu trên, nếu cơ quan công an tiếp tục không giải quyết vụ việc cho bạn, bạn có quyền khiếu nại lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu cơ quan công an tiếp tục giải quyết vụ việc cho bạn.

Về quyền khiếu nại:

Điều 7 quy định: Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của .

Như vậy, trong trường hợp trên nếu bạn thấy có hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu không khách quan của cơ quan công an trong quá trình giải quyết vụ việc bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại.

Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại:

Căn cứ Điều 17 quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

“Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.”

Về thời hạn giải quyết khiếu nại:

Điều 9 về thời hiệu khiếu nại quy định như sau:

“Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.”

4. Trường hợp hành hung để tẩu thoát có phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?

Xin giấy phép phân tích quy định của pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và những vấn đề pháp lý liên quan:

Trả lời:

Trong một số trường hợp, “Hành hung để tẩu thoát” có là tình tiết tăng nặng?

Theo Bộ luật hình sự hiện hành, tình tiết hành hung để tẩu thoát được xác định là tình tiết tăng nặng đối với một số tội phạm như Tội cướp giật tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 171), Tội cướp tài sản (điểm đ khoản 2 Điều 173). Tuy nhiên, liệu có phải mọi hành vi hành hung khi tẩu thoát đều được xem là tình tiết tăng nặng “hành hung để tẩu thoát” theo pháp luật hình sự hay không?

quy định về tình tiết hành hung để tẩu thoát, tuy nhiên, không đưa ra định nghĩa thế nào là hành hung để tẩu thoát. Trường hợp hành hung để tẩu thoát bao gồm 2 trường hợp:

– Thứ nhất, người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì bị phát hiện và người phạm tội có hành vi chống trả lại người phát hiện nhằm tẩu thoát.

– Thứ hai, người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản đó thì bị phát hiện và người phạm tội có hành vi chống trả lại người phát hiện nhằm tẩu thoát.

Trong trường hợp nạn nhân hoặc người khác giành lại được tài sản mà người phạm tội trộm hoặc cướp giật được, mà người phạm tội tiếp tục dùng bạo lực hoặc đe dọa dùng bạo lực ngay lập tức để một lần nữa chiếm đoạt tài sản đó thì đây không phải là trường hợp “hành hung để tẩu thoát” mà sẽ chuyển hóa từ Tội trộm cắp hoặc cướp giật tài sản thành Tội cướp tài sản.

>> Tham khảo thêm nội dung:

5. Dùng dao hành hung phụ nữ đang mang thai? Phạm tội gì?

Kính thưa luật sư, em có một việc muốn nhờ luật sư tư vấn như sau. Gia đình bác em có xưởng cho thuê nhưng trong quá trình giao dịch 2 bên không đồng nhất với nhau nên dẫn đến việc phá hợp đồng. Em là cháu ruột, sau khi nghe bác em kể chuyện thì em có sự hiểu lầm là khách hàng chủ định phá hợp đồng và có những lời lẽ đe dọa lăng mạ bác em, trong lúc tức giận em đã không kìm chế được, em có qua rủ bạn đi cùng, nhưng không nói là đi đâu.

(Bạn em không tham ra vụ việc và bạn em là người can em lại, có hàng xóm chứng kiến sự việc từ đầu đến cuối) và em đến nhà người thuê đạp nhiều lần làm cong cửa xếp nhà người thuê, em có cầm khúc củi vứt sát nhà người thuê nên đập 2 cái vào cánh cửa sếp và ném vào tay người thuê, sau đó 2 bên to tiếng chửi bới nhau, (em có mang 1 con dao dài 60 cm đi, nhưng bọc kín trong túi nilon đen cuộn tròn, dao em mang đi cho đám cưới mượn làm cỗ) em cầm và vung lên hù dọa, (dao vẫn nguyên trong túi, không lộ hình).

Tất cả mọi hành động của em đều diễn ra bên ngoài đường, em không bước chân vào bên trong nhà, không đụng chạm đến người nạn nhân. Sau đó, em được mời lên phường giải quyết ngay sau đó, trong quá trình lấy lời khai thì nạn nhân bảo đang có bầu 2 tuần, thấy trong người khó chịu cần đi khám, nhưng bác sĩ về báo lại là theo dõi thêm, (tất cả thương tật chỉ có 1 vết xước nhỏ ở tay không thâm tím, không chảy máu) nạn nhân không cho xem giấy siêu âm. Sau hôm em gây ra vụ việc thì 10 ngày sau đó gia đình em vào thăm và xin lỗi thì nạn nhân báo là đang bị ra huyết, bác sĩ bảo cần phải theo dõi thêm 6 ngày. Em chưa có tiền án tiền sự, cũng chưa gây rối với ai bao giờ? Em rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Em cảm ơn luật sư.

Tội gây thương tích trong khi thi hành công vụ

Trả lời:

Thứ nhất, theo như bạn miêu tả lại thì hành vi bạn chuẩn bị sẵn 1 con dao dài 60cm, bạn cầm và vung lên hù dọa. Như vậy hành vi của bạn rất có thể cấu thành: Tội được quy định tại Điều 133 như sau:

Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Thứ hai, theo như bạn trình bày: thấy trong người khó chịu cần đi khám, nhưng bác sĩ về báo lại là theo dõi thêm, tất cả thương tật chỉ có một vết xước nhỏ ở tay không thâm tím, không chảy máu. Nạn nhân không cho xem giấy siêu âm. Sau hôm em gây ra vụ việc thì 10 ngày sau đó gia đình em vào thăm và xin lỗi thì nạn nhân báo là đang bị ra huyết.

Trong trường hợp có kết quả giám định thương tật sức khỏe của nạn nhân thì bạn có thể vi phạm vào Điều 134 có quy định về hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Thứ ba, bạn có thể bị các cơ quan chức năng xử lý về hành vi gây rối trật tự công cộng. Tùy theo mức độ mà bạn có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 318 quy định về tội gây rối trật tự công cộng:

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.”

6. Tư vấn xử lý vấn đề hành hung có chủ đích nhiều lần đối với phụ nữ có thai?

Thưa luật sư, tôi xin hỏi luật sư: Tôi là nữ giới hiện sinh sống ở tỉnh Gia Lai. Hiện tôi đang mang thai hơn 8 tháng. Cách đây 01 tháng, một người đàn ông 30 tuổi cùng bán hàng ở quán bên cạnh trong chợ, vô cớ sang quán chửi bới và đánh tôi, dùng dép và tay đập đánh túi bụi vào đầu và người tôi. Sau đó tôi được đưa vào viện điều trị.

Kết quả giấy chứng thương bệnh viện là sưng nề nhiều vùng đầu, bụng đau. Người đó đã đánh tôi lần này là lần thứ 2. Lần thứ nhất cách đây hơn 01 năm, cũng vô cớ đánh vào đầu và người tôi. Lần đó tôi không trình báo công an.

Từ đó tới nay, người đó luôn chửi bới và đe dọa đánh tôi nhiều lần. Tôi rất sợ và luôn im lặng không dám nói gì. Tôi xin hỏi luật sư về vấn đề này, làm thế nào để tôi có thể bảo vệ được mình. Trong trường hợp này người đánh tôi sẽ phải chịu trách nhiệm pháp luật như thế nào? Làm thế nào để người này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật? Cảm ơn luật sư!

Tư vấn xử lý vấn đề hành hung có chủ đích nhiều lần đối với phụ nữ có thai ?

Trả lời:

Trường hợp của bạn sau khi bị hành hung và gây ra thương tổn về cả thể chất lẫn tinh thần như vậy, bạn cần tố cáo ngay lên cơ quan công an địa phương để được bảo vệ quyền lợi của mình.

Căn cứ Điều 134 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì bạn cần xác định xem thương tích của mình là bao nhiêu %, từ đó có thể xác định được mức độ xử phạt đối với hành vi hành hung gây thương tích của người kia, khi bị tố cáo.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận hình sự – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *