Tội danh vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và mức xử phạt

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Những ngày tháng 03 năm 2018 đến nay chúng ta vẫn chưa hết bàng hoàng về một đám cháy tại Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh làm 13 người tử vong và nhiều tài sản bị hư hại. Đến nay, cơ quan điều tra đã có kết luận, vậy người có trách nhiệm sẽ chịu phạt thế nào?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư tư vấn:

Theo cơ quan điều tra, ông N.V.T – Giám đốc công ty H.T là người đã được báo về tình trạng không hoạt động được của hệ thống trung tâm phòng cháy chữa cháy của tòa nhà này không hoạt động. Người này đã biết và ký hợp đồng bảo dưỡng với một đơn vị chuyên môn, đồng thời đã ký biên bản nghiệm thu trong đó ghi nhận về tình trạng không hoạt động của hệ thống phòng cháy chữa cháy nhưng ông vẫn không triển khai sửa chữa, thay thế thiết bị đã hỏng để dẫn đến hệ thống không hoạt động khi có cháy.

Theo quy định của pháp luật hình sự, việc vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy như sau:

Điều 313. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Dưới góc độ pháp lý:

– Chủ thể của tội phạm này không là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự là có thể là chủ thể của tội phạm.

Người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này do vô ý và không có trường hợp phạm tội nào thuốc trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng.

– Khách thể của tội phạm là xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về phòng cháy chữa cháy.

– Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan là hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy. Biểu hiện của hành vi vi phạm là không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Không thực hiện là không làm những quy định của Nhà nước về phòng cháy chữa cháy mà lẽ ra phải làm. Thực hiện không đúng là tuy có thực hiện những thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện sai các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Hậu quả của hành vi này vừa là dấu hiệu bắt buộc vừa không phải là bắt buộc.

– Mặt chủ quan của tội phạm: người phạm tôi thực hiện hành vi vi phạm là do vô ý tức là tuy thấy được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa đươck hoặc không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Như vậy, khi ông T đã có đủ các dấu hiệu phạm tội trên sẽ phải đối mặt với những hình phạt từ phạt tiền cho tới phạt tù đến 8 năm. Tuy nhiên, tùy vào các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà hình phạt cụ thể sẽ được cơ quan có thẩm quyền đưa ra.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *