Tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tinh thần bị kích động mạnh hay trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được hiểu là một dạng diễn biến tâm lý của người gây thương tích khi người bị gây thương tích liền trước đó có những hành vi trực tiếp tác động đến “trạng thái tinh thần” của người đã gây thương tích đối với chính mình:

Mục lục bài viết

1. Tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Điều 135, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:

Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên42;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến - 0899456055

pháp luật hình sự qua điện thoại gọi:

PHÂN TÍCH VIỆC ĐỊNH TỘI DANH CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI SỨC KHỎE CHO NGƯỜI KHÁC TRẠNG THÁI TINH THẦN KÍCH ĐỘNG MẠNH:

Định tội là việc xác định một hành vi cụ thể đã thực hiện thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu của một tội phạm nào đó trong số các tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS). Định tội cũng là một hoạt động tư duy do người tiến hành tố tụng – chủ thể định tội thực hiện. Đồng thời, đó cũng là hình thức hoạt động thể hiện sự đánh giá về mặt pháp lý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đang được kiểm tra, xác định trong mối tương quan với các quy phạm pháp luật hình sự. Để định tội cho một hành vi cụ thể, người áp dụng phải căn cứ vào cấu thành tội phạm (CTTP) được rút ra từ những quy định của BLHS. Nếu tình tiết của một hành vi phạm tội phù hợp với các dấu hiệu của một CTTP cụ thể được quy định trong BLHS, thì hành vi đó được xác định theo tội danh của CTTP đó.

Như vậy, CTTP được xem là cơ sở pháp lý duy nhất để định tội, là mô hình pháp lý có các dấu hiệu cần và đủ để xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Bởi vì, một trong những đặc điểm của tội phạm là được quy định trong BLHS. BLHS quy định tội phạm bằng cách mô tả các dấu hiệu của hành vi phạm tội. Từ cơ sở pháp lý đó, các nhà lý luận khái quát thành các dấu hiệu đặc trưng chung gọi là CTTP. Vì thế, chủ thể định tội cần nhận thức đúng bản chất các dấu hiệu CTTP trong quá trình định tội.

Để chủ thể định tội nhận thức đúng các dấu hiệu của CTTP, các dấu hiệu của chúng phải được mô tả chính xác, rõ ràng trong BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015). Sự mô tả các dấu hiệu CTTP của từng tội phạm cụ thể trong BLHS năm 2015 giúp cho chủ thể định tội thực hiện tốt công việc của mình, trong đó có mục đích rất quan trọng là xác định sự khác nhau giữa tội phạm này với tội phạm khác. Vì thế, CTTP phải có tính đặc trưng. Khi mô tả các dấu hiệu của CTTP, nhà làm luật phải hết sức chú ý đến đặc điểm này của CTTP. Hầu hết các tội phạm trong BLHS năm 2015 được các nhà làm luật mô tả một cách chính xác, rõ ràng, giúp cho chủ thể định tội, các nhà nghiên cứu pháp luật hình sự nhận thức đúng đắn sự khác nhau giữa tội phạm này với tội phạm khác. Tuy nhiên, trong BLHS năm 2015 vẫn còn một vài tội phạm mà tính đặc trưng của chúng chưa rõ khiến cho chủ thể định tội gặp khó khăn khi xác định một hành vi là phạm tội này hay tội khác. Minh chứng cụ thể là CTTP của hai tội: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 của BLHS năm 2015) và Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135 của BLHS năm 2015). Cả hai CTTP của hai tội đều chứa đựng dấu hiệu “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” và có thể có hậu quả chết người xảy ra. Vì vậy, khi xác định điểm đặc trưng của CTTP của hai tội này mà dựa vào chủ quan của người phạm tội là việc làm không dễ chút nào, thậm chí là không thể khi sự mô tả của hai CTTP trong hai tội nói trên của BLHS năm 2015 chưa có sự khác nhau rõ ràng.

Có nhiều quan điểm khác nhau về trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Có quan điểm cho rằng, tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng (tâm lý) không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi của mình. Gần giống với quan điểm này là quan điểm cho rằng, trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng ý thức bị hạn chế ở mức độ cao do không chế ngự được tình cảm dẫn đến sự hạn chế đáng kể khả năng kiểm soát và điều khiển hành vi. Như vậy, hai quan điểm nói trên đều thừa nhận trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trạng thái mà tâm lý bị ức chế ở mức độ cao dẫn đến nhận thức bị hạn chế làm giảm đáng kể khả năng điều khiển hành vi, nhưng vẫn còn khả năng điều khiển hành vi của mình. Quan điểm thứ ba lại coi trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trạng thái của một người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó, họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình; trạng thái tinh thần của họ gần như người điên (người mất trí). Đây là cơ sở để phân biệt với trường hợp phạm tội do tinh thần bị kích động. Theo quan điểm này, người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dù chưa mất hoàn toàn khả năng nhận thức, nhưng đã mất khả năng tự chủ – khả năng kiềm chế và điều khiển hành vi của mình.

Theo chúng tôi, hai quan điểm đầu có vẻ hợp lý hơn. Một người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là người dù chịu sự tác động mạnh mẽ về mặt tâm lý nhưng khả năng nhận thức vẫn còn, nghĩa là khả năng kiềm chế và điều khiển hành vi của họ vẫn còn. Còn nếu theo quan điểm thứ ba thì, nếu khả năng kiềm chế và điều khiển hành vi của họ mất, có thể coi họ là một trong những trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự. Điều 21 của BLHS năm 2015 quy định nếu một người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác (nguyên nhân khách quan) mà dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi, thì được xem là người không có năng lực trách nhiệm hình sự. Người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có nguyên nhân xuất phát từ người bị hại. Như vậy, có thể coi việc họ mất khả năng tự chủ và điều khiển hành vi là nguyên nhân ngoài ý muốn của họ. Nếu xem họ mất khả năng tự chủ và điều khiển hành vi, họ sẽ không chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm của mình theo quy định của Điều 21 của BLHS năm 2015.

Thực tế, chỉ có thể xảy ra trường hợp một người vẫn còn khả năng nhận thức mà mất khả năng tự kiềm chế và điều khiển hành vi của mình do cơ chế sinh học hoặc một bệnh nào đó làm tổn hại bộ phận điều khiển hành vi của não bộ. Những tác động tâm lý dù có mạnh mẽ đến đâu cũng không thể làm cho một người mất khả năng tự chủ và điều khiển hành vi của mình.

Có thể lý giải vì sao trong trường hợp bình thường họ không phạm tội mà trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh họ phạm tội thông qua mức độ nhận thức của họ trong lúc này. Bình thường, họ nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội và nhận thức được điều đó là sai, trái pháp luật, phải gánh lấy trách nhiệm pháp lý nên họ kiềm chế hành vi của mình. Tuy nhiên, trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, mức độ nhận thức của họ giảm đi đáng kể. Họ vẫn có thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội ở mức độ nào đó, nhận thức một cách khái quát về hậu quả mà họ không quan tâm đến, không nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật cũng như không nhận thức được sẽ phải gánh lấy hậu quả pháp lý từ hành vi của mình. Thực tế đó làm giảm đi đáng kể khả năng tự chủ và điều khiển hành vi của mình (chứ không phải mất hẳn khả năng đó) và kết quả là hành vi phạm tội xảy ra.

Với cách hiểu này, xét ở góc độ chủ quan người phạm tội, có thể phân biệt “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” và “trạng thái tinh thần bị kích động” ở mức độ nhận thức của người phạm tội khi thực hiện hành vi. Khi thực hiện hành vi, nếu người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thể gây ra hậu quả cụ thể nào, bất chấp việc hành vi của mình có trái pháp luật và mình phải chịu trách nhiệm pháp lý hay không thì có thể coi đây là trường hợp “trạng thái tinh thần bị kích động”. Làm sáng tỏ điểm này phải căn cứ vào từng đối tượng cụ thể. Có trường hợp đối với đối tượng đó là bị kích động mạnh nhưng đối với đối tượng khác thì không. Ví dụ, khi phát hiện vợ mình ngoại tình với người khác tại nhà mình, có người vác dao chém đôi tình nhân này. Tuy nhiên, có người bình tĩnh yêu cầu họ mặc đồ vào để nói chuyện nghiêm túc.

Ngoài ra, còn có thể dựa vào nguyên nhân dẫn đến trạng thái tinh thần bị kích động để xác định tinh thần có bị kích động mạnh hay không. Nguyên nhân làm cho “tinh thần bị kích động mạnh” là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Trong khi đó, nguyên nhân làm cho “trạng thái tinh thần bị kích động” là hành vi trái pháp luật của nạn nhân hoặc của người khác. Tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân là một căn cứ để xem tinh thần của người phạm tội có bị kích động mạnh hay không. Khi xem xét tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của người bị nạn, cần đánh giá toàn diện về cả cường độ lẫn số lượng của hành vi. Có trường hợp hành vi có cường độ mạnh nhưng chỉ xảy ra một lần cũng đủ dẫn đến kích động mạnh. Hoặc có trường hợp, hành vi dù cường độ thấp nhưng xảy ra nhiều lần cũng có thể dẫn đến tinh thần bị kích động mạnh.

Khi phân tích CTTP của hai tội được quy định tại Điều 125 và 135 của BLHS năm 2015, một vấn đề khác nảy sinh là việc xác định yếu tố chủ quan – lỗi của người phạm tội.

Điều 125 quy định Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau: “Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó…”.

Còn Điều 135 -Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó…”.

Đa số các tài liệu khi phân tích về hai tội phạm này đều thừa nhận lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Quan điểm này xuất phát từ sự phân tích mặt chủ quan của Tội giết người (Điều 123) và Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 134). Tuy nhiên, qua việc phân tích “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” cho thấy, khi phạm tội, người phạm tội không nhận thức rõ hậu quả nguy hiểm cho xã hội cụ thể nào sẽ xảy ra từ hành vi của mình và do đó, cũng không thể nói họ mong muốn hậu quả cụ thể nào đó xảy ra. Trong khi đó, để xác định người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp thì khi thực hiện hành vi, họ phải nhận thức được hậu quả chết người /thương tích, tổn hại sức khoẻ sẽ xảy ra từ hành vi của mình, mong muốn hậu quả đó xảy ra. Vì vậy, đối với Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, chỉ có thể nói người phạm tội có lỗi cố ý gián tiếp trong khi thực hiện tội phạm. Khẳng định trên có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét hai tội phạm này có giai đoạn tội phạm chưa hoàn thành hay không. Theo đó, hai tội phạm này sẽ không có giai đoạn chưa hoàn thành. Bởi vì, giai đoạn chưa hoàn thành chỉ xảy ra đối với các tội phạm có dấu hiệu chủ quan là lỗi cố ý trực tiếp.

Qua một số nội dung đã phân tích, việc xác định điểm đặc trưng của hai CTTP của hai tội nói trên dựa theo BLHS năm 2015 có điểm vướng mắc.

Theo quy định hiện hành, căn cứ vào bản chất của “tình trạng tinh thần bị kích động mạnh” giữa hai tội không thể phân biệt được khi dựa vào dấu hiệu chủ quan, nghĩa là dựa vào lỗi của người phạm tội đối với hậu quả. Bởi vì, như đã phân tích người phạm tội không nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây ra hậu quả cụ thể nào (chết người hay thương tích /tổn hại sức khoẻ). Khi thực hiện hành vi, họ chỉ nhận thức một cách khái quát về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả từ hành vi đó gây ra. Thực tế xảy ra hậu quả gì, họ chấp nhận hậu quả đó. Do đó, chỉ có thể phân biệt hai CTTP này thông qua dấu hiệu hậu quả. Nếu hậu quả chết người xảy ra có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội, đó là Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Nếu hậu quả xảy ra chỉ là thương tích, đó là Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

Cũng có quan điểm cho rằng, nếu sau khi phạm tội, hậu quả xảy ra ngay hoặc sau đó vài giờ thì đó là trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Nếu hậu quả chết người xảy ra sau một thời gian nhất định, đó là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Quan điểm phân biệt này không có cơ sở khoa học vì trong cả hai trường hợp, người phạm tội không nhận thức được rõ ràng hậu quả của hành vi phạm tội do mình gây ra.

Như vậy, căn cứ vào bản chất của “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”, hậu quả thực tế xảy ra là cơ sở quan trọng nhất để phân biệt hai CTTP của các tội nói trên. Tuy nhiên, theo sự mô tả của Điều 125 và Điều 135 trong BLHS năm 2015, chúng ta gặp khó khăn trong việc phân biệt chúng. Vấn đề này xảy ra khi nghiên cứu CTTP cơ bản của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Khoản 1, Điều 125) và CTTP tăng nặng của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Khoản 2, Điều 135) vì cả hai CTTP đều chứa đựng hậu quả chết người. Như đã phân tích, khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội trong cả hai trường hợp đều không nhận thức rõ hành vi của mình có thể gây ra hậu quả cụ thể nào (chết người hay thương tích /tổn hại sức khoẻ) vì khi đó khả năng nhận thức của họ đã giảm đi đáng kể. Do đó, việc xác định trường hợp nào là cố ý đối với hậu quả chết người (giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh) hay vô ý với hậu quả chết người (cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dẫn đến chết người) là điều không khả thi. Giải quyết vấn đề này, theo chúng tôi, nhà làm luật nên nghiên cứu bỏ dấu hiệu hậu quả “chết người” trong CTTP tăng nặng của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (điểm b, Khoản 2, Điều 135 của BLHS năm 2015). Như vậy, điểm b, Khoản 2, Điều 125 của BLHS năm 2015 sau khi được sửa đổi sẽ là: “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác”.

Theo quy định sửa đổi đó, mọi hành vi tấn công người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà có hậu quả chết người sẽ thoả mãn CTTP của Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Nếu hành vi tấn công người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mà chỉ có hậu quả thương tích /tổn hại sức khoẻ thì thuộc CTTP của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Có như vậy người áp dụng mới không gặp lúng túng khi định tội đối với hai tội phạm này.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý:

2. Trách nhiệm hình sự cho tội cố ý gây thương tích?

Thưa luật sư, tôi có vài vấn đề mong luật sư tư vấn giúp! Ngày 31/07/2015 một nhóm gồm 4 người trong 1 gia đình bên ngoại tôi (dì thứ 5, con trai, con gái và con dâu của dì) lên nhà tôi có hành vi chửi bới đe dọa gia đình tôi.

Sau đó, bà ngoại tôi vừa từ Mỹ về cũng tham gia và dùng lời lẽ xúc phạm ba tôi. Ba tôi giận dữ có dùng miếng mê ca (thanh chắn máy photo) đập xuống đất để thỏa cơn bực tức, khiến bà ngoại tôi giật mình té ngã (không trúng ngoại tôi). Con trai của dì 5 tôi tên Cường đã dùng ly thủy tinh tôi đang để trên bàn đứng khoảng cách gần chừng 1,5m chọi thẳng vào mặt ba tôi gây thương tích nghiêm trọng (do cơ quan công an chưa đưa đi giám định nên không biết tỷ lệ thương tật là bao nhiêu) may 18 mũi ở môi, 4 mũi ở sống mũi, gãy xương mũi, sập hai vách ngăn phải tiến hành phẫu thuật mũi sau 1 tuần nằm viện. Riêng phần tôi và người dì thứ 9 đã bị nhóm người trên đè đánh, tuy không gây thương tích nghiêm trọng nhưng phải nằm điều trị 4 ngày tại bệnh viện (do bị đánh vào đầu gây co giật, ói và sưng), …

Không những vậy bọn chúng còn đập phá đồ đạc trong nhà gồm tủ kính, bàn ghế, ly tách, …. vỡ tan tành. Gia đình tôi không đồng ý , do đây không phải lần đầu chúng tôi bị hành hung, nhưng những lần trước chúng tôi nghĩ là gia đình nên cho qua! Nhưng lần này quá nghiêm trọng, hơn nữa họ còn đe dọa cả em gái, con và chồng tôi. Tôi xin hỏi luật sư, nếu gia đình tôi làm đơn khởi kiện thì mức án dành cho Cường là khoảng bao nhiêu năm? Gia đình tôi xin đòi bồi thường thiệt hại cho cả 3 người gồm tôi, ba tôi, dì 9 tôi là bao nhiêu tiền? Đây có được xử chung một vụ án gây thương tích gồm 4 người hay không? Nếu không thì chỉ Cường bị truy tố còn 3 người kia có bị xữ lý hay không (3 người kia tham gia đánh tôi và dì 9, đập phá đồ đạc)? Cảm ơn!

Trách nhiệm hình sự cho tội cố ý gây thương tích?

Luật sư hình sự, gọi:

Trả lời:

Theo như bạn nói thì 4 người trong gia đình nhà họ ngoại đã đến nhà bạn đã có hành vi lăng mạ xúc phẩm danh dự nhân phẩm nhà bạn, sau đó bà ngoại ở bên Mỹ cũng tham gia và có những lời lẽ không hay. Do không chịu được những lời lẽ đó, ba bạn đã dùng miếng mê ca đập xuống đất khiến bà ngoại bạn bị té ngã. Trong tình huống này có thể hiểu được là ba bạn đang trong cơn nóng giận và không kiềm chế được hành vi của mình (tuy nhiên cũng không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng). Tuy nhiên, khi thấy ba bạn hành động như vậy, trong cơn hiếu chiến Cường đã có hành vi dùng cốc thủy tinh đập thẳng vào mặt ba bạn, trong câu hỏi bạn không nói rõ tỉ lệ thương tật là bao nhiêu phần trăm. Căn cứ Điều 134 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác và Điều 135 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì Cường có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội trên.

Về việc Cường và nhóm người trên phạm tội với vai trò là đồng phạm được quy định tại Điều 17 BLHS 2015 với vai trò cùng là người thực hành. Vì vậy bạn có thể làm đơn khởi kiện 4 người này trong cùng một vụ án về tội cố ý gây thương tích và tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, tuy nhiên bị cùng truy tố về một tội nhưng mức độ chịu hình phạt thì tùy thuộc vào lỗi của mỗi người (Nguyên tắc cá thể hóa) được quy định tại Điều 178 BLHS năm 2015 như sau:

“Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.”

>> Tham khảo thêm nội dung liên quan:

3. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Điều 135 quy định Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh:

>>

Luật sư bào chữa tại tòa án ?

– Ảnh minh họa

PHÂN TÍCH HÀNH VI PHẠM TỘI TRONG TRẠNG THÁI BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH

Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra là trường hợp trước khi có hành vi phạm tội, người phạm tội không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức do hành vi trái pháp luật của người người bị hại hoặc khác gây ra.

Để xác định trường hợp người phạm tội bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra phải căn cứ vào các yếu tố sau:

– Trạng thái tinh thần của người phạm tội phải ở trạng thái bị kích động.

Người bị kích động về tinh thần là người không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó, họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình; trạng thái này chỉ xảy ra trong chốc lát, sau đó tinh thần của họ trở lại bình thường như trước; trạng thái tinh thần bị kích động ở những mức độ khác nhau. Nếu bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của người bị hại đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội thì thuộc trường hợp phạm tội “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” quy định tại Điều 125 hoặc “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” quy định tại Điều 135 . Nếu bị kích động chưa mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của người bị hại đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội hoặc bị kích động mạnh nhưng do người khác (không phải là của người bị hại) thì được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51 .

Việc xác định một người có bị kích động về tinh thần hay không là một vấn đề phức tạp. Bởi vì trạng thái tâm lý của mỗi người khác nhau, cùng một sự việc nhưng người này xử sự khác người kia; có người bị kích động về tinh thần, thậm chí “điên lên”, nhưng cũng có người vẫn bình thường, thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra; cách xử sự của môi người cũng rất khác nhau. Ví dụ: anh A thấy vợ mình quan hệ bất chính với người khác, liền chạy về nhà lấy dao đến đâm chết tình nhân của vợ, nhưng anh B gặp trường hợp này lại gọi vợ về giáo dục, sau đó vợ chồng vẫn sống chung với nhau, còn anh C gặp trường hợp tương tự lại . Vì vậy, không thể có sẵn một chuẩn mực để “đo” tình trạng kích động về tinh thần của con người, mà phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, xem xét một cách toàn diện các tình tiết của vụ án, nhân thân người phạm tội, quá trình diễn biến của sự việc, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, hoạt động xã hội, điều kiện sống, tính tình, bệnh tật, hoàn cảnh gia đình, quan hệ giữa người phạm tội với người bị hại.v.v… từ đó xác định người phạm tội có bị kích động về tinh thần hay không, mức độ kích động ở mức nào?

– Phải có hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác;

– Hành vi trái pháp luật của người bị hại:

Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra. Việc xác định người bị hại trong vụ án hình sự nói chung không khó. Tuy nhiên, có một số trường hợp đối với một số tội phạm việc xác định người bị hại còn ý kiến khác nhau, nhất là đối với việc xác định người bị hại để tham gia tố tụng, vì quyền và nghĩa vụ của người bị hại theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự khác nhiều so với những người tham gia tố tụng khác.

Là người bị hại, trước hết, họ phải là con người cụ thể chứ không phải là cơ quan, tổ chức; họ phải là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản; các thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản phải là thiệt hại do tội phạm gây ra. Nếu đó là những thiệt hại xảy ra nhưng không phải do tội phạm gây ra thì người bị thiệt hại cũng không phải là người bị hại trong vụ án hình sự. Đây là tiêu chí rất quan trọng để phân biệt người bị hại với nguyên đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Có ý kiến cho rằng, tội phạm ở đây là hành vi của người phạm tội trong vụ án hình sự đã gây ra những thiệt hại thể chất, tinh thần hoặc tài sản và ai là người bị thiệt hại đều là người bị hại trong vụ án hình sự. Ví dụ: Trong vụ án gây rối trật tự công cộng có hành vi phá phách làm hư hỏng một số tài sản, nhưng hành vi này chưa đến mức cấu thành tội “cố ý làm hư hỏng tài sản” nhưng người bị hư hỏng tài sản vẫn là người bị hại, vì họ là người bị thiệt hại về tài sản do hành vi của người phạm tội gây ra.

Cách hiểu trên là không đúng, đã đồng nhất khái niệm tội phạm với hành vi vi phạm của người phạm tội là một, vì trong quá trình thực hiện tội phạm, người phạm tội không chỉ thực hiện một hoặc một số hành vi cấu thành một tội phạm mà trong số những hành vi đó, có hành vi cấu thành tội phạm (hành vi phạm tội), có hành vi chưa cấu thành tội phạm (hành vi vi phạm). Những hành vi cấu thành tội phạm và hành vi đó đã gây ra những thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản thì người bị thiệt hại mới là người bị hại trong vụ án hình sự.

Ngoài ra, trong một số trường hợp còn phải căn cứ vào đối tượng trực tiếp bị xâm phạm để xác định người bị hại trong vụ án hình sự. Ví dụ: người phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người thì người bị xâm phạm trong các vụ án này là người bị hại; người phạm tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác thì người bị gây thiệt hại cũng là người bị hại trong vụ án hình sự.

Việc xác định một hành vi trái pháp luật của người bị hại đã tới mức nghiêm trọng hay chưa cũng phải đánh giá một cách toàn diện. Có hành vi chỉ xảy ra một lần đã là nghiêm trọng, nhưng cũng có hành vi nếu chỉ xảy ra một lần thì chưa nghiêm trọng, nhưng nó được lặp đi lặp lại nhiều lần thì lại thành nghiêm trọng. Ví dụ: A và B nhà ở cạnh nhau, chung một bức tường. B đục tường từ phía nhà mình sang nhà A trong lúc vợ của A đang bị ốm nặng cần sự yên tĩnh. A đã nhiều lần yêu cầu B chấm dứt hành động đó, nhưng B không nghe, A bực tức giằng búa của B đánh B một cái làm B ngã gục. Trên đường đưa đi cấp cứu thì B chết. Trong trường hợp này, hành vi giết người của A cũng được coi là bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của B và thuộc trường hợp quy định tại Điều 125 .

– Hành vi trái pháp luật của người khác:

Người khác mà nhà làm luật quy định ở đây là một người không phải là người bị hại, nhưng có liên quan đến người bị hại; họ thường là người thân thích hoặc có mối quan hệ gần gũi với người bị hại nên người phạm tội mới xâm phạm đến người bị hại, nếu một người không có liên quan gì đến người bị hại có hành vi trái pháp luật đối với người phạm tội thì hành vi của người phạm tội không thuộc trường hợp được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Vũ Ngọc T là một thanh niên càn quấy ngồi uống cà phê trong quan cà phê “Ánh Hồng”. Trong lúc uống cà phê, T thấy một số thanh niên vào quán “nhìn đểu” mình. T bực tức gọi chủ quán ra yêu cầu không cho số thanh niên này vào quán, nhưng chị Hồng chủ quán không đồng ý, liền bị T đập vỡ ly cà phê ném vào mắt chị Hồng làm chị Hồng bị thương phải khoét bỏ một con mắt. Trong trường hợp này, hành vi “nhìn đểu” của một số thanh niên có thể làm cho tinh thần của T bị kích động nhưng những người này không có liên quan gì đến người bị hại nên trường hợp phạm tội của T không phải là bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra nên không được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thao điểm e khoản 1 Điều 51 .

Hành vi trái pháp luật của người khác, trước hết bao gồm nhưng hành vi vi phạm pháp luật hình sự xâm phạm đến lợi ích của người phạm tội hoặc đối với những người thân thích của người phạm tội hoặc đối với người khác có quan hệ thân thiết với người phạm tội. Thông thường những hành vi trái pháp luật của người khác xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người phạm tội và những người thân thích của người phạm tội hoặc đối với người khác có quan hệ thân thiết với người phạm tội, nhưng cũng có một số trường hợp xâm phạm đến tài sản của người phạm tội như: đập phá tài sản, đốt cháy, cướp giật, trộm cắp v.v…

Hành vi trái pháp luật của người khác không chỉ vi phạm pháp luật hình sự, mà còn bao gồm cả những hành vi vi phạm pháp luật khác như: Luật hành chính, Luật lao động; Luật giao thông, Luật dân sự; Luật hôn nhân và gia đình v.v…

Hành vi trái pháp luật của người khác có thể là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng nhưng cũng có thể chưa nghiêm trọng. Nếu là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng và hành vi đó là của người bị hại đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội làm cho người phạm tội bị kích động mạnh thì thuộc trường hợp quy định tại Điều 125 hoặc 135 .

– Hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác phải là nguyên nhân làm cho người phạm tội bị kích động mạnh về tinh thần:

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với tinh thần bị kích động là mối quan hệ tất yếu nội tại có cái này thì ắt có cái kia. Không có hành vi trái pháp luật của người khác thì không có tinh thần bị kích động của người phạm tội, và vì thế nếu người phạm tội không bị kích động bởi hành vi trái pháp luật của người khác thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ theo điểm e khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự. Nếu hành vi trái pháp luật lại gây ra cho người khác không có liên quan gì đến người phạm tội, thì người phạm tội không được hưởng tình tiết giảm nhẹ này. Ví dụ: Nguyễn Hùng C là bạn học cùng lớp với Hoàng Thị Th, C đến nhà Th chơi thì thấy bố của Th là ông Hoàng Quốc V đang cãi nhau với Trần Mạnh Q. Thấy Q dùng lời nói thô tục chửi bới ông V thậm tệ nên C đã dùng tay đấm Q nhiều cái vào mặt làm Q bị thương. Trường hợp này Nguyễn Hùng C tuy có bị kích động về tình thần nhưng hành vi trái pháp luật của người khác không có liên quan gì đến trạng thái tinh thần của C, mà chỉ vì lời nói của con ông V đối với Q. Do đó hành vi phạm tội của C không phải là tình tiết giảm nhẹ “phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra”.

Trường hợp người phạm tội tự mình gây nên tình trạng tinh thần kích động rồi thực hiện hành vi phạm tội cũng không thuộc trường hợp “phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra”. Ví dụ: Phạm Việt C nghi ngờ vợ quan hệ bất chính với Lê Văn T nhưng không có bằng chứng, nhiều lần C tra hỏi vợ nhưng vợ C không nhận; Phạm Việt C bực tức uống rượu say rồi mang dao đến nhà T gây sự rồi gây thương tích cho T với tỷ lệ thương tật 30%.

Nếu người bị hại là người điên hay trẻ em dưới 14 tuổi có những hành vi làm cho người phạm tội bị kích động, thì cũng không thuộc trường hợp “phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra”. Bởi lẽ, hành vi của người điên và của trẻ em dưới 14 tuổi không bị coi là hành vi trái pháp luật, vì họ không có lỗi do họ không nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi do họ thực hiện.

– Hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác phải là hành vi đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích hoặc hoặc đối với người khác có quan hệ thân thiết với người phạm tội.

Nếu trường hợp phạm tội “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” quy định tại Điều 125 Bộ luật hình sự hoặc “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” quy định tại Điều 135 chỉ quy định hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội thì trường hợp “phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra” hành vi trái pháp luật của người khác còn đối với cả những người có quan hệ thân thiết với người phạm tội. Đây cũng là một đặc điểm để phân biệt giữa tình tiết là yếu tố định tội quy định tại Điều 125 và Điều 135 Bộ luật hình sự với tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm điều khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự.

Một người bị kích động về tinh thần ngoài trường hợp người khác có hành vi trái pháp luật đối với chính bản thân họ, thì còn có cả trường hợp người khác có hành vi trái pháp luật đối với những người thân thích của họ.

Những người thân thích là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân như: vợ đối với chồng; cha mẹ với con cái; anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ đối với nhau; ông bà nội ngoại đối với các cháu v.v…

Ngoài những người thân thích với người phạm tội, thực tiễn xét xử Toà án cũng đã công nhận một số trường hợp tuy không phải là quan hệ huyết thống hay hôn nhân mà chỉ là quan hệ thân thuộc như anh em ruột. Ví dụ: Đinh Văn Q và Nguyễn Văn Kh cùng ở một đơn vị bộ đội; cả hai cùng chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Sau ngày giải phóng, cả hai cùng được phục viên, nhưng gia đình Q đã bị bom Mỹ sát hại hết nên Kh đã mời Q đến ở chung với gia đình mình. Gia đình Kh coi Q như con trong nhà ngược lại Q cũng coi gia đình Kh như gia đình mình. Một hôm, Q đang chặt cây thì có người gọi: “về nhà ngay! mẹ của Kh bị đánh què chân rồi”. Q vội cầm dao chạy về thì được biết Bùi Quốc T là người đánh mẹ Kh, Q liền cầm dao đi tìm T; khi gặp T, Q hỏi vì sao lại đánh mẹ Kh thì T trả lời: “tao đánh mẹ mày đâu mà mày hỏi”, Q bực tức lấy dao chém T gây thương tích có tỷ lệ thương tật 34%.

Khi xác định tình tiết giảm nhẹ này cần phần biệt với trường hợp “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” quy định tại Điều 125 Bộ luật hình sự và trường hợp “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” quy định tại Điều 135 :

– Cả hai trường hợp, người phạm tội đều bị kích động về tinh thần và đều do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra. Nhưng sự khác nhau là mức độ bị kích động và mức độ trái pháp luật của người bị hại. Nếu ở trường hợp quy định tại Điều 125 hoặc Điều 135 Bộ luật hình sự, người phạm tội phải bị kích động mạnh thì ở trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự tuy tinh thần có bị kích động nhưng chưa mạnh, chưa tới mức không nhận thức được hành vi của mình.

– Nếu ở trường hợp quy định tại Điều 125 hoặc Điều 135 Bộ luật hình sự, hành vi trái pháp luật của người bị hại phải là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, thì ở điểm e khoản 1 Điều 51 hành vi trái pháp luật của người bị hại chưa phải là nghiêm trọng.

– Hành vi trái pháp luật ở trường hợp quy định tại Điều 125 và Điều 135 Bộ luật hình sự nhất thiết phải là hành vi của người bị hại, còn đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51 có thể không nhất thiết phải là của người bị hại mà còn có thể là của người khác, nếu là của người bị hại thì hành vi trái pháp luật chưa phải là nghiêm trọng.

– Nếu ở trường hợp quy định tại Điều 1255 và Điều 135 Bộ luật hình sự, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của người bị hại phải là đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội, còn ở điểm e khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự thì không nhất thiết phải như vậy.

Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào sự kích động và vào hành vi trái pháp luật của người bị hại. Người phạm tội do hành vi trái pháp luật của chính người bị hại đối với mình sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm nhiều hơn là phạm tội do hành vi trái pháp luật của người khác đối với mình hoặc đối với người thân thích của mình. Hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc của người thân thích đối với họ càng nguy hiểm thì mức độ giảm nhẹ trách nhiệm càng nhiều.

>> Tham khảo thêm nội dung:

4. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Điều 135 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh như sau:

Dấu hiệu pháp lý:

– Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm vào quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người.

– Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi (cố ý) gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là thiệt hại về vật chất – hậu quả thương tích hoặc gây tổn hại đáng kể cho sức khỏe của người đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hoàn thành khi hậu quả nói trên xảy ra. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi (cố ý) gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội với hậu quả thương tích hoặc tổn hại đáng kể cho sức khỏe nạn nhân.

+ Chủ thể thực hiện tội phạm phải đang ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Trạng thái này được hiểu người phạm tội đang căng thẳng về thần kinh, không còn nhận thức đầy đủ về tính chất gây nguy hiểm của hành vi của mình, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Người phạm tội đã mất khả năng tự chủ bản thân, gần như mất hết lý trí nhưng chỉ xảy ra trong giây lát. Do đó, khi xem xét người phạm tội có trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hay không cần phải xem xét kỹ về nhiều yếu tố như hoàn cảnh xảy ra sự việc, diễn biến của tình tiết vụ án, nhân thân người phạm tội, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, điều kiện sống, hoàn cảnh gia đình, quan hệ xã hội, cường độ và sức mạnh của hành vi phạm tội…

Điều quan trọng là việc nạn nhân là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người đó. Không phải mọi hành vi trái pháp luật của nạn nhân đều là dấu hiệu để định tội mà pháp luật quy định hành vi trái pháp luật phải nghiêm trọng. Để xác định tính chất nghiêm trọng đòi hỏi phải xem xét một cách khách quan, toàn diện sự việc xảy ra trên mọi phương diện từ hoàn cảnh, không gian, thời gian, cường độ, công cụ, phương tiện, thiệt hại xảy ra.

+ Hành vi trái pháp luật của nạn nhân phải có mối quan hệ nhân quả với trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ở người phạm tội.

– Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.

– Chủ thể của tội phạm: Là người đang bị kích động mạnh về tinh thần, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Hình phạt với tội cố ý gây thương tích:

– Khung cơ bản được quy định tại khoản 1 Điều 135 có mức phạt là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

– Khung tăng nặng được quy định tại khoản 2 Điều 135 có mức phạt tù từ một năm đến năm năm cho các trường hợp: người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.

>> Xem thêm nội dung:

5. Tư vấn về hình phạt đối với tội danh cố ý gây thương tích theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành?

Chào luật sư. Luật sư cố gắng dành thời gian tư vấn giúp cho tôi, vì tôi không biết trông cậy vào ai. Do nóng nảy nên tôi đã dùng thanh sắt đánh người gây tổn hại sức khỏe là 1%. Bây giờ công an đã kết luận tôi vào tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 của BLHS. Tôi xin hỏi luật sư như sau: Tôi sẽ bị sử như thế nào? Có phải đi tù không? Người chửi nhục tôi có phải bị xử tội gì không?

Từ các tình tiết trong bản tường trình, tôi có thể khiếu nại bằng cách nào để không bị sử hình sự không? Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Người gửi: Lưu Văn Đức

Tư vấn về hình phạt đối với tội danh cố ý gây thương tích theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành ?

Trả lời:

Căn cứ Điều 134 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

…”

Theo đó trường hợp của bạn mặc dù chỉ gây thương tích 1% nhưng do bạn sử dụng thanh sắt để đanh người, mà thanh sắt được coi là hung khí gây nguy hiểm do đó bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 trên, mức phạt của bạn có thể là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trường hợp này nếu mức phạt tù của bạn không quá 3 năm thì bạn có thể được hưởng án treo nếu đáp ứng được các điều kiện sau:

– Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

– Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

– Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.

– Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

– Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của .

Em chào luật sư: Chị gái em bị anh chồng ném cái phích vào đầu: Lý do anh chồng đánh chồng chị ấy vào can ngăn liền bị anh chồng ném cái phích vào đầu phải đi khâu mất 05 mũi, sâu 1mm mất nhiều máu. Thưa luật sư, em muốn hỏi với trường hợp chị em như vậy có làm đơn kiện anh chồng được không? Thủ tục làm đơn như thế nào? Em cảm ơn Luật sư.

>> Trong trường hợp này thì chị gái bạn có thể tố cáo lên cơ quan công an về hành vi cố ý gây thương tích, sau đó chị gái bạn sẽ tiến hành giám định tỷ lệ thương tật, nếu tỷ lệ thương tật từ 11%, thì bên đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích cho người khác, còn đối với trường hợp tỷ lệ thương tật là dưới 11% nhưng trường hợp này anh ấy dùng phích để đánh người đây được coi là dùng hung khí nguy hiểm nên vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định trên. Mức phạt cụ thể là bao nhiêu còn phụ thuộc vào tỷ lệ thương tật của của chị gái bạn.

Chào luật sư! Cho em tư vấn một trường hợp. Do xảy ra mâu thuẫn nên A và B đánh nhau, B dùng cây gỗ đánh A nhưng không gây thương tích gì. Rồi A mới giật được cây gỗ B đang cầm đánh B gây thương tích dưới 11%. Vậy cho em hỏi trường hợp của A có dùng hung khí nguy hiểm không? Và có đủ yếu tố về cố ý gây thương tích chưa?

>> Hung khí nguy hiếm được quy định như sau:

Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

– Về công cụ, dụng cụ. Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…

– Về vật mà người phạm tội chế tạo ra. Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…

– Về vật có sẵn trong tự nhiên. Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…

Theo đó, cây gỗ được coi là hung khí gây nguy hiểm, do đó, trong trường hợp này mặc dù thương tích dưới 11% nhưng dùng hung khi nguy hiểm nên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, và trường hợp này cũng không được coi là phòng vệ chính đáng.

Kính Chào luật sư! Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho tôi một việc như sau. Tôi uống rượu say và đã cố ý tông xe máy vào bạn tôi đang đi bộ làm cả hai bị chấn thương đưa đi cấp bệnh viện tôi thì bị nặng hơn (chấn thương sọ não) bạn tôi bị nhẹ trầy xước nhưng cũng ngất lúc đó. Gia đình tôi và gia đình bạn đã giải quyết nội bộ xong (tôi đền bù tiền thuốc…) chúng tôi đến cơ quan công an chỗ bị tai nạn xin giải quyết nội bộ, hai bên không khiếu kiện gì nhau. Nhưng công an khu vực đó xử phạt hành chính tôi là 4 triệu đồng thì mới trả xe máy lại cho tôi như vậy là đúng hay sai? Mức xử phạt hành chính của tôi bao nhiêu là đúng? Xin chân thành cảm ơn luật sư!!!

>> Trường hợp này của bạn có thể quy kết vào tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 như trên. Tuy nhiên ,trường hợp của bạn bị đơn đã rút đơn khởi kiện nên trường hợp này bạn sẽ không bị khởi tố nữa theo quy định tại Điều 155 như sau:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Do đó, bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa. Bạn phải xem xét xem trong trường hợp này thì bạn có vi phạm quy tắc giao thông đường bộ không, nếu bạn có hành vi vi phạm này thì bạn phải chịu trách nhiệm hành chính về tội đó.

Xin chào luật sư! Em trai tôi trong lúc say và tranh cãi với một người bạn cùng làm bảo vệ trong ngân hàng chính sách xã hội đã dùng dao gây thương tích cho anh ấy với tỉ lệ 20%, nạn nhân đã viết không yêu cầu truy tố! Vậy em trai tôi có bị xử lý hình sự không ạ? Nghe tin người quen lam công an bảo là đã chuyển hồ sơ qua Viện kiểm sát và tòa án nhân dân chờ khởi tố.

>> Trường hợp này của bạn là gây thương tích cho người khác với tỷ thương tật là 20%, nên trong trường hợp này em trai bạn phạm phải tội cố ý gây thương tích cho người khác được quy định trong người khác được quy định tại khoản 1 Điều 134 . Do đó nếu người bị hại rút đơn khởi kiện thì bạn sẽ không bị khởi tố nữa theo quy định tại Điều 155 .

>> Tham khảo thêm:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Luật Hình Sự – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *