Tội chiếm giữ trái phép tài sản

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tội chiếm giữ trái phép tài sản được quy định tại bộ luật hình sự năm 1999. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vui lòng trao đổi trực tiếp với luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung:

Theo quy định tại Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản:

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Kết quả hình ảnh cho chiếm giữ trái phép tà i sản

PHÂN TÍCH TỘI DANH CHIẾM GIỮ TRÁI PHÉP TÀI SẢN:

Khi áp dụng khoản 1 Điều 176 cần chú ý một số điểm sau:

Đối với trường hợp tài sản bị giao nhầm, cần có các tài liệu chứng minh đúng là có việc giao nhầm tài sản, thông thường trong những trường hợp này người phạm tội không thừa nhận có hành vi được giao nhầm tài sản. Vì vậy, cần phải có bằng chứng chứng minh việc giao nhầm tài sản, đồng thời người đã có hành vi giao nhầm tài sản phải thông báo cho người được giao nhầm biết. Nếu còn có nghi ngờ về việc có hay không có việc giao nhầm thì chưa cấu thành tội phạm này.

Đối với tài sản là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa, ngoài việc xác định tài sản đó là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa thì cơ quan tiến hành tố tụng cần phải xác định xem đã có yêu cầu của người có trách nhiệm quản lý tài sản đó hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã thông báo yêu cầu người phạm tội phải trả lại tài sản đó hay chưa. Cung với việc thông báo, các cơ quan có thẩm quyền cần giáo dục, động viên người chiếm giữ trái phép cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa giao vật đó cho cơ quan có thẩm quyền, chỉ khi nào người chiếm giữ cổ vật không giao nộp cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa cho cơ quan, tổ chức thì mới coi là tội phạm.

Gía trị tài sản từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng là giá thị trường tự do vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội.

Khoản 1 Điều trên là tội phạm ít nghiêm trọng vì nó có mức cao nhất của khung hình phạt là hai năm tù, nên người phạm tội dưới 16 tuổi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản theo khoản 1 Điều 176, Tòa án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII Bộ luật hình sự. Nếu các tình tiết khác nhau thì mức hình phạt đối với người phạm tội phục thuộc vào những yếu tố sau:

– Người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng sẽ bị phạt nặng hơn người phạm tội ít có hoặc không có tình tiết tăng nặng.

– Người phạm tội không có tình tiết giảm nhẹ phải bị phạt nặng hơn người phạm tội có tình tiết giảm nhẹ.

– Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ bị phạt nhẹ hơn người ít có tình tiết giảm nhẹ.

– Tài sản bị chiếm giữ trái phép có giá trị càng cao, hình phạt càng nặng.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Tổng đài 24/7:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Bộ phận hình sự – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *