Tội buôn lậu theo quy định mới nhất 2019 của luật hình sự

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Buôn lậu được hiểu một cách đơn giản nhất là việc đưa hàng hóa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam vượt qua biên giới, không thông qua con đường chính ngạch là nhập khẩu qua các cửa khẩu hải quan theo đúng quy định của pháp luật thì đối diện với tội danh này:

1. theo luật hình sự

Tội buôn lậu được quy định tại điều 153, luật hình sự năm 1999:

Điều 153, quy định về :

1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.

.Tư vấn Tội buôn lậu theo luật hình sự

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

e) Thu lợi bất chính lớn;

g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;

h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

k) Phạm tội nhiều lần;

l) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;

b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;

c) Thu lợi bất chính rất lớn;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Theo quy định của thì:

1. Bỏ hình ở các điều 111, 139, 153, 180, 197, 221, 289 và 334.

Sửa đổi cụm từ “hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình” thành cụm từ “hai mươi năm hoặc tù chung thân” tại khoản 3 Điều 111, khoản 4 Điều 139, khoản 4 Điều 153, khoản 3 Điều 180, khoản 4 Điều 197, khoản 3 Điều 221, khoản 4 Điều 289 và khoản 4 Điều 334.

2. Điều 161 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 161. Tội

1. Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.

PHÂN TÍCH & BÌNH LUẬN TỘI DANH BUÔN LẬU THEO LUẬT HÌNH SỰ

Định Nghĩa: Buôn lậu là buôn bán hàng hoá qua biên giới một cách trái phép.

Tội buôn lậu là tội phạm được tách ra từ tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới được quy định tại Điều 97 Bộ luật hình sự năm 1985, là tội xâm phạm . Nay Bộ luật hình sự năm 1999 coi tội phạm này là tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất nhập khẩu hàng hoá và những vật phẩm khác của Nhà nước.

So với Điều 97 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội phạm này, thì Điều 153 Bộ luật hình sự năm 1999 có nhiều sửa đổi, bổ sung lớn, cụ thể là:

– Nếu Điều 97 quy định: buôn bán trái phép qua biên giới hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá không kể giá trị bao nhiêu cũng bị coi là tội phạm, thì Điều 153 quy định, nếu là hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý thì phải có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng mới ; nếu dưới một trăm triệu đồng thì người phạm tội phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu hoặc là hành vi quy định tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật hình sự, hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì mới cấu thành tội buôn lậu. Nếu là hàng cấm thì phải có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu hoặc hành vi quy định tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm mới cấu thành tội phạm.

– Nếu Điều 97 Bộ luật hình sự năm 1985 chưa phân biệt hàng hoá với hàng cấm, thì Điều 153 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định nếu là hàng cấm thì không phải xác định giá trị mà chỉ cần xác định số lượng lớn, thì người phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu có số lượng chưa được coi là lớn thì người có hành vi buôn lậu phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu hoặc là hành vi quy định tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật hình sự, hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì mới cấu thành tội buôn lậu.

– Nếu Điều 97 Bộ luật hình sự năm 1985 chưa quy định, thì Điều 153 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hành vi buôn lậu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, thì mới là hành vi phạm tội buôn lậu. Quy định này cho phép chúng ta phân biệt với các hành vi buôn lậu nhưng hàng lậu là đối tượng phạm tội đã được quy định thành tội phạm riêng. Ví dụ: buôn lậu ma tuý qua biên giới sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 193; nếu buôn lậu vũ khi quân dụng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 230; nếu buôn lậu chất cháy, chất độc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 238 Bộ luật hình sự.v.v…

– Nếu Điều 97 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định ba khoản tương ứng với ba khung hình phạt, thì Điều 153, ngoài khoản 5 quy định hình phạt bổ sung thì quy định bốn khoản tương ứng với bốn khung hình phạt.

– Các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt quy định tại Điều 153 Bộ luật hình sự năm 1999 cũng được sửa đổi, bổ sung như: Quy định giá trị vật phạm pháp bằng một số tiền cụ thể thay cho tình tiết vật phạm pháp có giá trị lớn, phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; bổ sung các tình tiết: Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác; hàng phạm pháp có số lượng rất lớn, đặc biệt lớn; thu lợi bất chính rất lớn, đặc biệt lớn; gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng là yếu tố định khung hình phạt.

– Do cấu tạo lại thành bốn khoản nên khung hình phạt ở mối khoản cũng được sửa đổi, bổ sung như: Khoản 1 Điều 97 Bộ luật hình sự năm 1985 có khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm, thì khoản 1 Điều 153 là sáu tháng đến ba năm; khoản 2 Điều 97 có khung hình phạt từ năm năm đến mười hai năm, thì khoản 2 Điều 153 là ba năm đến bảy năm; khoản 3 Điều 97 có khung hình phạt từ mười năm đến hai mươi năm tù, tù chung thân hoặc tử hình, thì khoản 3 Điều 153 là bảy năm đến mười lăm năm; hình phạt từ mười hai năm đến hai mươi năm tù, tù trung thân hoặc tử hình được quy định tại khoản 4 Điều 153 Bộ luật hình sự năm 1999.

Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan: ;

2. Tư vấn quy định của pháp luật hình sự về hành vi buôn lậu, đưa hối lộ ?

Thưa luật sư, xin hỏi: A là cán bộ hải quan làm việc tại cửa khẩu. Kiểm tra lô hàng nhập khẩu của ông b, a phát hiện số lượng hàng vượt quá rất nhiều so với hóa đơn (số hàng vượt quá trị giá 800 triệu đồng). Ông b liền gọi a ra chỗ vắng, đưa cho a chiếc phong bì bên trong có 300 triệu đồng và đề nghị a bỏ qua cho số hàng vượt quá của mình.

A nhận tiền và đồng ý cho b mang hàng qua cửa khẩu. Hành vi của b sau đó bị xét xử về tội buôn lậu theo khoản 3 điều 188 và tội đưa hối lộ theo khoản 2 điều 364 . Trên cơ sở phân loại tội phạm tại khoản 1 điều 9 blhs hãy phân loại tội phạm đối với tội buôn lậu và tội đưa hối lộ mà b đã thực hiện ?

Cảm ơn.

Tư vấn quy định của pháp luật hình sự về hành vi buôn lậu, đưa hối lộ ?

Luật sư tư vấn:

Điều 9. Phân loại tội phạm

1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì phân loại tội phạm dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này và căn cứ phân loại tội phạm sẽ dựa vào mức cao nhất của khung hình phạt do Điều luật quy định cho tội đó.

Xét trường hợp cụ thể, b bị xét xử về tội buôn lậu theo khoản 3 điều 188 và tội đưa hối lộ theo khoản 2 điều 364 blhs. Đối với trường hợp bị xét xử theo khoản 3 Điều 188 thì mức phạt cao nhất với b là “đến 15 năm tù”. Theo phân loại tội phạm thì đây là tội phạm rất nghiêm trọng. Đối với khoản 2 Điều 364 thì mức phạt cao nhất là “đến 7 năm tù”. Cũng theo Điều 9 về phân loại tội phạm thì đây là tội phạm nghiêm trọng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu

Thưa luật sư, khi nào một hành vi buôn lậu bị xử phạt hành chính, khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự ạ ? Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cơ sở pháp lý: Điều 153 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về Tội buôn lậu

1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

e) Thu lợi bất chính lớn;

g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;

h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

k) Phạm tội nhiều lần;

l) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;

b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;

c) Thu lợi bất chính rất lớn;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Giải quyết vấn đề

Mọi hành vi buôn bán, trao đổi hàng hóa với nước ngoài, tổ chức quốc tế khi chưa được phép của cấp có thẩm quyền đều là vi phạm pháp luật. Đối tượng của tội buôn lậu là các loại hàng hóa, tiền, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích văn hóa, hàng cấm.

Hành vi buôn lậu là hành vi buôn bán qua biên giới trái với quy định của Nhà nước về hải quan. Mọi hành vi trốn tránh sự kiểm soát của Hải quan đối với Hàng xuất khẩu, hàng từ nước ngoài vào Việt Nam để chờ chuyển tiếp đi nước khác hoặc chờ nhập khẩu vào Việt Nam như không khai báo , khai báo gian dối, không có giấy tờ hợp lệ của cơ quan có thẩm quyền đều là trái phép.

Người bị có hành vi buôn bán trái phép hàng hóa qua biên giới chỉ bị coi là phạm tội khi giá trị hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý từ một trăm triệu đồng trở lên; hoặc phạm tội do buôn lậu bán trái phép vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa qua biên giới.

Như vậy, bạn phải xác định hành vi buôn lậu của anh bạn là hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa gì, cũng như trị giá hàng hóa vận chuyển đó là bao nhiêu để từ đó xác định cấu thành tội phạm buôn lậu hay không, việc bắt giữ của công an có chính xác không.

Về hình phạt với tội buôn lậu, Theo Điều 153 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định bốn khung hình phạt.

Khoản 1 với mức hình phạt cơ bản bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Nếu phạm tội Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Tái phạm nguy hiểm; Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; Hàng cấm có số lượng rất lớn; Thu lợi bất chính lớn; Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;Phạm tội nhiều lần; Gây hậu quả nghiêm trọng bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

Nếu Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên; Thu lợi bất chính đặc biệt lớn; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Từ quy định trên, bạn có thể xác định khung hình phạt về tội buôn lậu của anh bạn.

Xin giấy phép biên tập

4. Tội buôn lậu qua biên giới?

Xin chào Luật sư! Tôi cũng đang nghiên cứu về Tội danh “Buôn lậu”. Mong Luật sư giải đáp 1 số thắc mắc sau:

1. Hành vi “Mua bán vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa qua biên giới” thì xử lý theo khoản 1 Điều 153. Vậy có trường hợp nào bị xử lý theo khoản 2 hay không? Với điều kiện về số lượng cụ thể là bao nhiêu?

2. Hành vi “Mua bán thuốc lá lậu qua biên giới” trong khoảng số lượng bao nhiêu thì bị xử lý theo khoản 1 (khoản 2) Điều 153?

3. Có thể hiểu cụm từ “Mua bán từ 1.500 bao thuốc lá trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Mong Luật sư bớt chút thời gian giải đáp, mong mail lại cho tôi. Chân thành cám ơn Luật sư

Người gửi: N.T.N

Tư vấn về tội buôn lậu qua biên giới?

Luật sư hình sự, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

1. Hành vi “Mua bán vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa qua biên giới” thì xử lý theo khoản 1 Điều 153. Vậy có trường hợp nào bị xử lý theo khoản 2 hay không? Với điều kiện về số lượng cụ thể là bao nhiêu?

Theo điều 153 về tội buôn lậu quy định về tội buôn lậu như sau:

“Điều 153. Tội buôn lậu

1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

e) Thu lợi bất chính lớn;

g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;

h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

i) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

k) Phạm tội nhiều lần;

l) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;

b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;

c) Thu lợi bất chính rất lớn;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Theo khoản 2 điều 153 BLHS có thể hiểu là khoản này cũng có thể được áp dụng đối với các hành vi buôn lậu như khoản 1 nhưng khung hình phạt nặng hơn khi người phạm tội thuộc một trong các trường hợp đó.

Ví dụ: hành vi “mua bán vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa qua biên giới” quy định ở khoản 1 có thể áp dụng hình phạt theo khoản 2 điều 153 nếu như hành vi mua bán đó có tổ chức: khi nhiều người đồng phạm cấu kết với nhau thực hiện hành vi buôn lậu vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa qua biên giới.

Điểm b khoản 1 điều 153 có quy định:

“b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;” thì điều này có thể hiểu là cho dù với số lượng bao nhiêu, giá trị lớn hay nhỏ của vật phẩm bị buôn bán qua biên giới thì hành vi này đã bị coi là tội phạm nên khi áp dụng khung hình phạt theo khoản 2 thì không phụ thuộc vào số lượng cụ thể là bao nhiêu mà còn phụ thuộc vào tính chất của hành vi phạm tội.

2. Hành vi “Mua bán thuốc lá lậu qua biên giới” trong khoảng số lượng bao nhiêu thì bị xử lý theo khoản 1 (khoản 2) Điều 153?

Theo quy định tại khoản 2 điều 7 hướng dẫn xử lý vi phạm về kinh doanh rượu nhập lậu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá nhập lậu về Xử lý vi phạm về kinh doanh sản phẩm thuốc lá nhập lậu như sau:

“2. Đối với hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ sản phẩm thuốc lá nhập lậu, việc xác định số lượng làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể như sau:

a) Số lượng từ 1.500 bao đến dưới 4.500 bao được coi là số lượng lớn;

b) Số lượng từ 4.500 bao đến dưới 13.500 bao được coi là có số lượng rất lớn;

c) Số lượng từ 13.500 bao trở lên được coi là có số lượng đặc biệt lớn.”

Như vậy kết hợp với khoản 1,2,3 điều 153 BLHS thì khi mua bán từ 1500 bao đến dưới 4500 bao thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, mua bán từ 4.500 bao đến dưới 13.500 bao thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm, mua bán từ 13.500 bao trở lên thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Có thể hiểu cụm từ “Mua bán từ 1.500 bao thuốc lá trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu TNHS” như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 điều 153 BLHS và điểm a khoản 2 điều 7 Thông tư liên tịch 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC có thể suy ra hành vi mua bán thuốc lá lậu qua biên giới trong khoảng 1500 đến 4500 bao có thể xử phạt theo hai hình thức một là xử phạt hành chính, hai là truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì hình thức phạt tù là mức hình phạt cao hơn nên trường hợp việc mua bán từ 1500 bao thuốc kia không gây hậu quả đáng kể, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định chuyển sang xử phạt .

Ví dụ như điểm o khoản 1 điều 25 quy định:

“o) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: hoặc . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hình sự – Công ty luật

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *