Tờ khai đăng ký nhãn hiệu điền như thế nào cho đúng ?

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (đơn đăng ký nhãn hiệu) là thành phần không thể thiếu của hồ sơ đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa. Việc soạn không đúng, không đầy đủ tờ khai này có thể dẫn đến việc nhãn hiệu bị từ chối đăng ký. xin giấy phép hướng dẫn cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Hướng dẫn soạn tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Thưa luật sư, xin hỏi: chúng tôi là Công ty Cổ Phần T.M.T có trụ sở chính tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. chúng tôi là một doanh nghiệp trong hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản. Hiện nay chúng tôi đang tiến hành xây dựng và định hướng kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ. Tôi có tìm thấy tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Vậy Luật sư có thể giúp đỡ chúng tôi trình bày tờ khai sao cho đúng quy định của pháp luật không ?

Xin cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Tài liệu cần thiết khi nộp tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

– 02 Tờ khai đăng ký theo mẫu số 04-NH (tải ngay: )

– Mẫu nhãn hiệu: 08 mẫu (kích thước không quá 80 mm x 80 mm, không được nhỏ hơn 20 mm x 20 mm);

– Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu: Phân loại theo Bảng danh mục hàng hóa/dịch vụ Nice phiên bản lần thứ 11;

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

– Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

– Chứng từ nộp phí, lệ phí

2. Các khoản phí, lệ phí khi nộp tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, người nộp đơn phai nộp các khoản phí và lệ phí theo quy định tại Thông tư số 263/2016/TT-BTC bao gồm các khoản sau:
– Lệ phí nộp đơn (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ): 150.000

Phí công bố đơn : 120.000

– Phí tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn: 180.000

– Phí thẩm định đơn: 550.000

3. Hướng dẫn điền thông tin tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Ô số 1:

– Về nhãn hiệu: Mẫu nhãn hiệu sẽ được dán lên vị trí quy định sẵn với kích thước không quá 80x80mm, không được nhỏ hơn 20 mm x 20 mm

– Mô tả nhãn hiệu:

chủ sở hữu phải làm rõ khả năng phân việt của nhãn hiệu như sau:

+ Chỉ rõ các yếu tố cấu thành và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu

+ Phiên âm các từ ngữ không phải là tiếng Việt và nếu từ đó có nghĩa thì phải dịch ra tiếng Việt.

+ Mô tả đạng hình họa các từ ngữ nếu đó là yếu tố phân biệt cần bảo hộ

+Nêu chính xác vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu lên sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm.

+ Màu sắc: Phải trình bày theo đúng màu sắc cần bảo hộ, nếu nhãn hiệu không có màu sắc thì trình bày theo dạng đen trắng.

Ô số 2: Thông tin chủ đơn: Chủ đơn phải cung cấp tên và địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân theo thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ngoài ra còn phải cung cấp thông tin liên lạc như số điện thoại, Email…

Ô số 3: Đại diện chủ đơn thông thường sẽ có các đối tượng như sau: đại diện theo pháp luật của chủ đơn (đại diện sở hữu công nghiệp),người đứng dầu tổ chức hoặc người giám hộ của chủ đơn,…

Ô số 4: Nếu chủ đơn đăng ký nhãn hiệu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thì phải đánh dấu “X” vào ô phù hợp, là yêu cầu theo đơn đầu tiên nộp tại Việt Nam, theo đơn nộp theo Công ước Paris hay là theo thỏa thuận khác. Sau đó điền các thông tin về số đơn, ngày nộp đơn và nước nộp đơn theo yêu cầu. Nếu chủ sở hữu không có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thì phần này bỏ trống.

Ô số 5: Dựa vào số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ trong đơn để tích vào từng yêu cầu của đơn đăng ký. Thông thường sẽ tích vào các ô sau: Lệ phí nộp đơn, lệ phí công cố đơn, phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ, phí thẩm định nội dung cho các nhóm hàng hóa/dịch vụ. Chủ có thể kê khai các loại phí này theo Thông tư 263/2016/TT-BTC về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp

Ô số 6: Chủ đơn phải đánh dấu “X” vào ô phù hợp và điền thông tin theo yêu cầu.

Ô số 7: Về danh mục hàng hóa/dịch vụ, chủ phải liệt kê hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu và phải được phân theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa,dịch vụ theo Thỏa ước Nixơ, theo tuần tự từ nhóm có số thứ tự thấp đến nhóm có số thứ tự cao.

Ô số 8: Cam kết của chủ đơn, yêu cầu người lập tờ khai ký và ghi rõ họ tên. Nếu cá nhân lập tờ khai là người thay mặt Tổ chức là chủ đơn thì phải ghi rõ chức vụ và có dấu xác nhận của Tổ chức đó.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Cách đăng ký nhãn hiệu cho cơ sở sản xuất cà phê rang xay

Kính chào quý công ty, Tôi muốn được giúp tư vấn và đăng ký nhãn hiệu cho cơ sở sản xuất cà phê rang xay ? Xin hướng dẫn cụ thể.

Cảm ơn luật sư.

Tư vấn và đăng ký nhãn hiệu cho cơ sở sản xuất cà phê rang xay ?

Luật sư trả lời:

Để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu, bạn cần phải chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ sau nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ:

– 02 , Phụ lục A của ;

– Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Sau khi bạn nộp hồ sơ tới cục sở hữu trí tuệ, đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn sẽ được xử lý theo quy trình nhưsau:

– Thẩm định hình thức:

Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn

– Công bố đơn hợp lệ:

Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

– Thẩm định nội dung:

Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Như vậy, tổng thời gian theo quy định pháp luật để bạn được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 12 tháng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Kính gửi quý cơ quan ! Tôi có nộp bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho công ty tôi lên cục Sở hữu trí tuệ trụ sở ở TP.HCM (từ tháng 4/2014). Sau mấy tháng tôi nhận được phản hồi – hồ sơ chấp nhận hợp lệ. Từ đó tới nay, đã hơn 1 năm cục Sở hữu trí tuệ vẫn chưa trả kết quả cho chúng tôi.

Tôi có liên hệ ra trụ sở ngoài Hà Nội – nhân viên tiếp nhận hồ sơ của tôi nói tôi chờ thêm ít tháng (đã chờ thêm 3 tháng), họ ưu tiên hồ sơ dịch vụ và vì hồ sơ quá nhiều mong doanh nghiệp thông cảm. Chờ quá lâu, tôi muốn nhờ quý cơ quan hỗ trợ.

Vui lòng phản hồi giúp tôi Xin cám ơn rất nhiều !

Tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 119 về Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp:

“1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn.

2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định nội dung trong thời hạn sau đây:

a) Đối với sáng chế không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn;

b) Đối với nhãn hiệu không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn;

c) Đối với kiểu dáng công nghiệp không quá bảy tháng, kể từ ngày công bố đơn;

d) Đối với chỉ dẫn địa lý không quá sáu tháng, kể từ ngày công bố đơn.

3. Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bằng hai phần ba thời hạn thẩm định lần đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu.

4. Thời gian để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn không được tính vào các thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn không vượt quá một phần ba thời gian thẩm định tương ứng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

Theo đó, Thời hạn giải quyết về:

– Kết quả thẩm định hình thức:

+ Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

+ Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

+ Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

+ Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.

– Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu:

+ Thời hạn công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

+ Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

– Kết quả thẩm định nội dung:

+ Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

+ Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký.

+ Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.

+ Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

– Cấp văn bằng:

+ Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

+ Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Như vậy, thời hạn tối đa để Cục sở hữu trí tuệ giải quyết đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là 15 tháng. Theo như thông tin bạn cung cấp, ban gửi đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho Cục sở hữu trí tuệ từ tháng 4/2014, đến nay đã quá thời hạn giải quyền.

Vì vậy, bạn có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 14 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp:

Người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ban hành có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *