Tố giác tội phạm vì bị mất trộm ở đâu? Mẫu đơn tố giác tội phạm

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi bị mất trộm tài sản thì làm đơn tố giác tội phạm hoặc đơn trình báo công an như thế nào ? Người nào phải chịu trách nhiệm về hành vi bị mất trộm tài sản ? Và một số vấn đề pháp lý liên quan sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Tố giác tội phạm vì bị mất trộm ở đâu ?

Xin hỏi luật sư là nhà em bị mất trộm đêm hôm qua, nay muốn báo công an cần làm những thủ tục gì và nếu muốn lấy dấu vân tay có mất phí không ạ, nếu mất phí thì mất bao nhiêu ạ ?

Mong sự hồi đáp sớm nhất của luật sự ạ. Em xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi:

Luật sư tư vấn:

Khi phát hiện dấu hiệu tội phạm bạn thực hiện việc tố giác tới bất kỳ cơ quan tổ chức nào: Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án nhân dân,… theo quy định tại Điều 144 và như sau:

Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.”

Bạn có thể tố giác trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi tới cơ quan, tổ chức.

>> Mẫu đơn tố cáo bạn tham khảo hoặc tham khảo hai mẫu thường dùng dưới đây, cụ thể:

Về việc lấy dấu vân tay:

Dấu vân tay là một trong những dấu hiệu xác định tội phạm. Việc thu thập và xác định dấu vân tay được thực hiện trong quá trình điều tra thông qua quy trình khám nghiệm hiện trường. Như vậy, khi thực hiện tố giác tội phạm, việc lấy dấu vân tay là một trong những giai đoạn tố tụng. Bạn không phải chịu phí riêng lẻ cho hoạt động này.

Nếu bạn yêu cầu sự can thiệp của 1 tổ chức, cá nhân ngoài tố tụng tự lấy mẫu vân tay thì sẽ chịu phí theo dịch vụ đã thỏa thuận.

2. Xử lý kỷ luật về việc quên ca trực gây mất trộm ?

Thưa luật sư, em có một số câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp: em hiện đang làm bảo vệ cho một công ty. Một buổi khuya (lúc 1 giờ sáng) có ăn trôm đột nhập vào công ty lấy một số tiền (tiền của cá nhân) bằng đường cửa sổ trên lầu nhưng bảo vệ không phát hiện được (bảo vệ không có trách nhiệm kiểm tra các cửa sổ này).

Em có lỗi là tối đó em bị đau bụng, tiêu chảy, em có gọi điện cho anh đồng nghiệp trực chung ca hôm đó (1 ca trực 2 người) xin vô trễ nhưng do uống thuốc nên em ngủ quên ở nhà. Công ty đề nghị xử lý kỷ luật: em bị hoán chuyển công tác đến bộ phận khác có mức lương thấp hơn (từ 6 triệu xuống còn 3.4 triệu) nhưng vẫn là làm bảo vệ, còn anh đồng nghiệp kia chỉ bị cắt thi đua cuối năm (anh này cũng vô trễ ca trực khoảng 2 giờ). Xin hỏi như vậy có đúng và công bằng không?

Em xin nhờ luật sư giải đáp giúp. Em xin chân thành cảm ơn!

Xử lý kỷ luật về việc quên ca trực gây mất trộm ?

Luật sư tư vấn:

Theo như bạn cung cấp thông tin, tối có ca trực của bạn nhưng bạn bị đau bụng, tiêu chảy và bạn có gọi điện cho người trực cùng xin vào muộn nhưng do uống thuốc nên bạn ngủ quên mất. Đồng thời, hôm đó, người trực cùng bạn cũng đến muộn 2 tiếng. Như vậy, cả bạn và người đồng nghiệp của bạn đều có lỗi trong hành vi không có mặt trong ca trực của mình.

Vụ việc mất trộm xảy ra khoảng 1h sáng, ăn trộm đột nhập vào công ty bằng đường cửa sổ trên lầu, và theo như bạn cung cấp thông tin thì bảo vệ không có trách nhiệm kiểm tra các cửa sổ đó nên không phát hiện được. Như vậy, bạn không có lỗi trong việc để mất trộm do bạn không có trách nhiệm kiểm tra cửa sổ, không có trách nhiệm quản lý tài sản trong đó.

Khoản 1 Điều 123 ​​ quy định:

“Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.”

Theo phân tích trên, bạn không có lỗi trong việc để mất trộm nhưng lại có lỗi trong việc bỏ ca trực nên bạn bị xử lý kỷ luật về hành vi bỏ ca trực. Và bạn chỉ bị xử lý kỷ luật đối với hành vi bỏ ca trực nếu được quy định trong nội quy lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 128 :

“Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động

1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.”

Hơn nữa, trong các hình thức xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật thì có 3 hình thức:

“Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

3. Sa thải.”

Hành vi bỏ ca trực của bạn cũng là do vấn đề sức khỏe và nó không phải là nguyên nhân gây ra hậu quả mất trộm nên bạn chỉ bị xử lý kỷ luật khiển trách.

3. Nhân viên phục vụ có phải chịu trách nhiệm về việc chủ quán bị mất trộm laptop ?

Kính chào Xin giấy phép, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Bạn em có làm phục vụ tại một quán cà phê, chủ quán có để 1 cái laptop anh ấy ở quầy phục vụ và bị trộm lấy mất. Hỏi rằng bạn em có phải chịu trách nhiệm không ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: S.L

Nhân viên phục vụ có phải chịu trách nhiệm về việc chủ quán bị mất trộm laptop ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về vấn đề của bạn, Xin giấy phép xin được giải đáp như sau:

Điều 32 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động quy định:

“Điều 32. Bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi gây thiệt hại bằng hình thức khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 101 của Bộ luật Lao động do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố.

2. Người lao động phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố;

b) Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao;

c) Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động.

3. Trường hợp người lao động gây thiệt hại cho người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều này mà có hợp đồng trách nhiệm với người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.

4. Trường hợp thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa hoặc do sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người sử dụng lao động đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì người lao động không phải bồi thường.

5. Trình tự, thủ tục và thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại được áp dụng theo trình tự, thủ tục và thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.”

Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 32, theo đó người lao động phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường nếu làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng hoặc tài sản do người sử dụng lao động giao.

Dựa trên thông tin bạn cung cấp thì bạn của bạn làm nhân viên phục vụ tại một quán cà phê và trong ca làm đã xảy ra vụ mất trộm chiếc laptop của người chủ quán. Để xác định bạn của bạn có phải chịu trách nhiệm không, bạn có thể đối chiếu xem bạn của mình thuộc trường hợp nào trong 2 trường hợp sau đây:

Trường hợp thứ nhất, việc trông quán là nhiệm vụ mà chủ quán giao cho bạn của bạn và bạn của bạn không hề từ chối. Khi đó, ngoài công việc chính là bưng bê, phục vụ bạn của bạn cũng có trách nhiệm phải trông coi, bảo về tài sản của quán. Tức là, khi đang thực hiện công việc của mình mà xảy ra mất mát thì bạn của bạn cũng có 1 phần trách nhiệm đối với sự việc này. Như vậy, trong trường hợp này, bạn của bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với chiếc laptop bị mất.

Trường hợp thứ hai, việc trông coi quán không phải là nhiệm vụ mà chủ quán giao cho bạn của bạn hoặc khi được chủ quán giao bạn của bạn đã từ chối nhận nhiệm vụ này. Khi đó, việc trông coi tài sản trong quán không phải là nhiệm vụ của bạn của bạn, người bạn của bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với chiếc laptop bị mất trong trường hợp này.

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua Tổng đài tư vấn .

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *