Tố cáo hành vi đe dọa và hành hung người khác thực hiện thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hành hung được hiểu là người sử dụng những lời lẽ hăm dọa, hành động chủ động mang tính chất hăm dọa sẽ thực hiện ngay lập tức hành vi cố ý gây thương tích đối với người khác. Hành vi này nếu không được găn chặn kịp thời có thể gây hậu quả đáng tiếc:

Mục lục bài viết

1. và hành hung người khác thực hiện thế nào ?

Thưa luật sư! Cho em hỏi là hiện nay chỗ em ở là đất của dòng họ nơi đó chỉ có anh em ruột thịt mới được ở. Nhưng sổ đỏ thì người anh lớn thứ 3 ở nhà Thờ và cũng giữ. Nhưng nơi đó chỉ được ở chứ không được bán, nhà em thì nằm ở phía dưới sông nhưng ké bên có sàn nước rửa chén bát của người chị thứ 2.

Em có tới 2 ngôi nhà 1 nhà ở tại chợ và ngôi nhà ở tại đó, ngoại em cho người dì út ra riêng tại đó và cất lại nhà tường nhưng nửa phần trên bờ và dưới sông do sợ bị sạt lở, nên làm bờ kè theo mí nhà em ở và dài lên tới sàn nước của người chị thứ 2. Theo đúng mí nhà của em do sợ bị sạt lở. Khi làm người chị thứ 2 thống nhất nhà em sẽ cho đi ngang đường bờ kè để xây sàn nước phía ngoài. Nhưng xây xong con người thứ 2 muốn chiếm luôn bờ kè nhà em, để làm sàn nước tại trên đó. Nếu không cho nó sẽ đập phá và cố tình xây lên đó, nhà em có nói nếu làm vậy sẽ bị sạc lở, nó nói kệ nhà bà. Nó còn chửi rủa và cầm dao thành hung cả nhà em, nhưng trước mẹ nó chịu làm vậy nên nhà em mới làm và không ai làm nên nhờ ngoại em dỡ dùm sàn nước cũ ra.

Đến bây giờ khi con bà ấy quậy lên thì bà ấy nói là nhà em tự ý dỡ, trong khi đó dỡ xuống bà ấy còn đưa tiền cho ngoại em nhưng không lấy. Và khi nó làm vậy cả nhà hùa ra chửi. Vì làm chưa xong nên nó tuyên bố là thợ vô làm nó sẽ đánh thợ và đập phá, để nó tự xây lên phần bờ kè của em làm sàn nước. Nó còn tuyên bố là còn đổ máu chứ chưa dừng lại vậy đâu. Vậy em có thể thưa nó với 2 tội là hành hung người khác và đe dọa chiếm nhà của người khác trắng trợn. Nó là bộ đội nhưng nó xuất ngũ 10 mấy năm em có thể thưa nó vì tội côn đồ không? Vì nó tuần là bộ đội nhưng nhìn giờ chẳng khác thằng côn đồ ngang tàn. Vậy cho em xin ý kiến và nhận xét thưa nó như vậy có được không hay còn đều gì khác không?

Em xin chân thành cảm ơn!

Tố cáo hành vi đe dọa và hành hung người khác thực hiện thế nào ?

, gọi:

Trả lời:

Trước hết, về vấn đề tranh chấp liên quan đến lĩnh vực đất đai, bạn có thể làm đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã tham gia hòa giải để giải quyết trong trường hợp này. Còn nếu không thể hòa giải tại cấp cơ sở, bạn có quyền làm gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện để được giải quyết.

Thứ hai, về hành vi , do người đó đã cầm dao hành hung cả nhà bạn. Về được quy định tại Điều 134 như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”.

Để bảo vệ quyền, lợi ích của mình, bạn có thể tố giác hành vi của người đó với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.

Trong trường hợp này, khi những người trong gia đình bạn được giám định để xác định tỷ lệ thương tật, dựa vào kết quả giám định, điều tra cụ thể để xác định trách nhiệm hình sự đối với người đó với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo phân tích ở trên. Trường hợp chưa đủ mức để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 của ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, theo đó người nào có hành vi gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ; thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Đối với việc người đó chửi rủa, quậy phá gia đình bạn, đe dọa sẽ đánh đập và phá nhà của bạn, hành vi này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà sẽ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Căn cứ Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi của người kia bị xử phạt hành chính, cụ thể:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, , nhân phẩm của người khác;”

Bạn có thể trình bày với Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan Công an nơi gia đình bạn đang cư trú để xử phạt hành chính.

>> Tham khảo thêm nội dung liên quan:

2. Kiện tội hành hung như thế nào ?

Thưa Luật sư: Em có một người anh trai cùng nhà. Anh ấy luôn đánh đập em vô cớ. Đến mới gần đây, anh ấy đập em tét đầu phải đi may 3 mũi và nhập viện vì có dấu hiệu chấn thương sọ não. Vậy em có thể kiện anh ấy tội hành hung được không? Và mức án cho tội ấy là như thế nào?

Em xin cảm ơn!

Kiện tội hành hung ?

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp, anh bạn luôn đánh đập vô cớ, tuy nhiên, để có thể kiện về tôi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì phải xem tỉ lệ thương tật của bạn là bao nhiêu. Nếu tỉ lệ thương tật từ 11% thì bạn có thể tố cáo lên Cơ quan công an để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác theo Điều 134 . Theo đó, tùy từng trường hợp, anh bạn có thể bị:

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134

– Bị phạt tù từ 2 năm đến 6 năm nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 134

– Bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 134

– Bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm hoặc tù chung thân nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134

3. Hành hung người khác có phạm pháp ?

Thưa Luật sư! Ngày 29/02/2016 vừa qua khoảng 20h 30′ khi tôi đang làm việc tại sân bóng, như mọi ngày thì tôi tắt đèn vào thu dọn nước, thì anh Thắng đang đá bóng trên sân chửi tôi và lăng mạ đến bố mẹ tôi (trước đó thì anh Thắng có những hành vi không bình thường nhưng vẫn nhận biết được ai với ai).

Tôi không nói gì vì cho là anh này đang có biểu hiện tâm bí bất ổn, thì đột nhiên anh Thắng lao vào tát tôi, theo phản xạ tự vệ tôi có đánh lại anh thắng 2 cái, rồi mọi người chạy đến can ngăn. tiếp đó anh Thắng còn chửi tôi và dọa giết gia đình tôi. Tôi không nói gì và gia về. Ngay trong đêm hôm đó công an và người nhà anh Thắng đưa anh đến viện và vào thẳng khoa thần kinh. Theo như tôi được biết thì hôm sau bác sỹ chuẩn đoán anh Thắng bị bệnh ” Hưng Cảm “. Vậy tôi xin hỏi là nếu như gia đình nhà anh Thắng kiện tôi về tội hành hung thì liệu tôi có phạm pháp luật không. Kính mong Luật sư giả đáp thắc mắc của tôi.

Trân xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Phòng vệ chính đáng được hiểu là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Để xác định hành vi của bạn có vi phạm pháp luật về hình sự hay không khi gia đình anh Thắng tố giác thì ta phải xét hành vi của bạn có phải là phòng vệ chính đáng hay không?

– Thứ nhất: Nếu hành vi của bạn là phòng vệ chính đáng thì bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự, do đó bạn cũng không vi phạm pháp luật về hình sự.

– Thứ hai: Nếu hành vi của bạn đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Nếu thuộc trường hợp này thì bạn cũng đương nhiên vi phạm pháp luật hình sự.

>> Tham khảo nội dung liên quan:

4. Hành hung người khác phải chịu trách nhiệm gì ?

Em có 1 người bạn (anh T) đã ly dị vợ. Anh ta bây giờ ở cùng 1 cô gái khác (H). Do xích mích với 1 số người bạn làm cùng của vợ cũ của T trên mạng xã hội, H đã nhắn tin đe doạ đến tính mạng 2 đứa con của 1 trong những người đồng nghiệp của cô vợ cũ kia, nhưng sau đó đã nhắn tin xin lỗi. Mấy cô bạn kia đã hẹn gặp ở quán cafe và gọi theo nhiều người đi cùng.

Trong quá trình nói chuyện, 1 người bạn của cô có con bị đe doạ và chị gái cô ta đã hành hung H, thậm chí là lấy cốc đập vào đầu, còn T thì phải quỳ xuống xin lỗi chồng cô ta – làm công an đang ngồi trong ô tô. Một trong những người khác đi cùng đã có hành động quay clip toàn bộ sự việc. Vậy cho em hỏi:

– Hành vi đe doạ qua tin nhắn của H có bị xử phạt theo quy định pháp luật không?

– Hành vi hành hung của cô gái đi cùng bị xử phạt ra sao?

– Hành vi của chồng cô có con bị đe doạ vẫn ngồi yên để cho vợ và bạn mình hành hung cô gái kia có bị xử phạt không?

– Hành vi quay lại clip toàn bộ sự việc của cô gái đi cùng trong nhóm người đấy có gọi là của người khác không?

:

Thứ nhất: Về hành vi nhắn tin đe dọa của H:

Căn cứ quy định điều 584 :

“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.

Có thể thấy, H có hành vi nhắn tin đe dọa đến con của người phụ nữ kia, tuy nhiên đã xin lỗi kịp thời vì thế thiệt hại là không đáng kể. Hơn nữa, trong trường hợp này lỗi không hoàn toàn do H mà còn do bên người phụ nữ kia vì đã có mâu thuẫn từ trước; theo khoản 4 điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người bị thiệt hại cũng có lỗi thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Thứ hai: Về hành vi của hai người phụ nữ đối với H

Căn cứ điều 10 có thể thấy hành vi của hai người phụ nữ là cố ý trực tiếp: Nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

Hành vi của hai người phụ nữ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích, trường hợp này cần xác định tỷ lệ thương tật của H để truy cứu theo khoản phù hợp của điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Trường hợp tỷ lệ thương tật không thỏa mãn cấu thành tội cố ý gây thương tích thì hai người phụ nữ này sẽ phải bồi thường dân sự vì đã gây thiệt hại về sức khỏe, danh dự cho H.

Thứ ba đối với việc chồng của người phụ nữ kia biết vợ mình hành hung người khác mà vẫn không can ngăn và còn ngồi yên để anh T quỳ xuống xin lỗi tuy không truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng hành vi đó cũng đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của T và H.

Thứ tư về hành vi của người quay clip

Theo quy định điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì việc sử dụng hình ảnh của cá nhân khác phải được người đó đồng ý. Như vậy việc quay clip này đã xâm phạm đến quyền cá nhân của anh T, và H về quyền đối với hình ảnh. Tuy nhiên người quay clip có bị xử phạt hay không còn phụ thuộc vào việc người quay clip sử dụng hình ảnh như thế nào.

5. Hành hung trong gia đình thì phải làm gì để giải quyết ?

Thưa luật sư, cháu muốn hỏi rằng khi thấy ba cháu hay nhậu xay xỉn về là quậy phá đánh đập mẹ cháu ,mặc dù cháu cố ngăn cản nhưng ông ta vẫn cứng đầu không chịu thôi có khi đánh lại cả cháu hàng xóm thì thơ ơ chả ai quan tâm can thiệp ngay cả tổ dân phố cũng chẳng hề biết gíup đỡ. Cháu đã 18 tuổi hiện đang sống tai thành phố NT. Xin cho cháu giải pháp để xử lí việc này.

Luật sư tư vấn:

Trước hết, hành vi xâm hại sức khỏe thành viên trong gia đình được xử lý theo quy định tại quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

“Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Ngoài ra, bạn cũng có thể yêu cầu mẹ bạn ly hôn với cha bạn vì cha bạn thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *