Tin nhắn điện thoại có được coi là chứng cứ ? Cách xác định chứng cứ

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chứng cứ là những gì có thật, tồn tại khách quan và được thu thập một cách hợp pháp – Đó là định nghĩa nhưng trên thực tiễn cách hiểu về chứng cứ rất rộng, đa dạng nhưng không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của chứng cứ trong thực tiễn tố tụng. xin giấy phép phân tích thêm:

Mục lục bài viết

1. Tin nhắn điện thoại có được coi là chứng cứ ?

Thưa luật sư! Bạn em có quen 1 người bạn trai qua mạng xã hội. Anh này mặc dù đã có gia đình và con cái nhưng đã cố tình lừa dối để lợi dụng tình cảm của bạn em. Không chỉ dừng lại như vậy mà anh ta đã liên tục lừa dối để vay tiền bạn em, với tổng số tiền là 93tr. Cho đến khi bạn em về tận nhà xác minh mới phát hiện ra toàn bộ những gì anh ta nói đều là lừa dối.

:

Tin nhắn điện thoại nếu không qua các thủ thuật gian lận, chỉnh sửa thì vẫn được xem là chứng cứ.

Căn cứ Điều 94 :

“Điều 94. Nguồn chứng cứ

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

2. Vật chứng.

3. Lời khai của đương sự.

4. Lời khai của người làm chứng.

5. Kết luận giám định.

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

9. Văn bản công chứng, chứng thực.

10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.”

Căn cứ Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“Điều 95. Xác định chứng cứ

1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.”

Như vậy, theo quy định về chứng cứ, chiếc điện thoại thể hiện nội dung vay nợ cũng có thể được coi là một chứng cứ trong vụ án dân sự. Ngoài ra, bạn có thể cung cấp thêm chứng từ, hóa đơn từ phía ngân hàng liên quan đến việc chuyển khoản của bạn.

*Để khởi kiện người vay tiền bạn, bạn làm hồ sơ khởi kiện gồm giấy tờ sau đây:

– Đoạn nội dung tin nhắn

– Hóa đơn thể hiện bạn chuyển tiền cho người kia

– Bản sao chứng minh thư nhân dân có chứng thực của bạn

– Bản sao Sổ hộ khẩu gia đình có chứng thực

*Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay tiền đang cư trú.

*Thời hạn giải quyết: 4 tháng đến 6 tháng.

Trên đây là quy định về chứng cứ là tin nhắn. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này. Mọi vướng mắc pháp lý vui lòng gọi: để được . Trân trọng./.

2. Thực tiến tố tụng tòa án trọng chứng cứ hay lời khai ?

Trên thực tế, xử án dân sự, các tòa thường dựa trên nguyên tắc trọng chứng hơn trọng cung. Tuy nhiên, mới đây Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã dựa trên các lời khai của đương sự để sửa một bản án sơ thẩm. Phán quyết của tòa rất thuyết phục, nhận được đồng tình cao từ phía VKS.

Trọng chứng hay trọng cung không quan trọng bằng bản lĩnh nghề nghiệp và cái tâm sáng của người thẩm phán khi giải quyết án.

Sơ thẩm: Trọng chứng

Theo hồ sơ, tháng 5-2008, bà NTTT kiện ông Y. (anh chồng) ra TAND TP.HCM đòi chia 1/2 căn nhà ở đường Cô Giang (phường 2, quận Phú Nhuận). Theo bà T., căn nhà trên do cha mẹ chồng cho tiền chồng bà và ông Y. mua năm 1987. Sau đó, anh em họ đã đưa cả gia đình bên chồng về ở chung. Cha mẹ chồng bà bán nhà cũ, anh chị em nào có gia đình thì cho tiền ra ở riêng. Nay chồng bà đã mất, bà làm ăn thất bại, không có nhà ở nên yêu cầu ông Y. chia 1/2 căn nhà cho bà. Kèm đơn kiện, bà T. nộp bản sao giấy tờ nhà đứng tên chồng bà cùng ông Y.

Ngược lại, ông Y. khẳng định cha mẹ ông mua căn nhà trên để hai anh em ông đứng tên giùm. Ý của các cụ là muốn để căn nhà này làm nhà thờ dòng họ lâu dài. Trước đây, tám anh em ông cùng ở chung với cha mẹ tại đây, sau trưởng thành, có gia đình đều được cha mẹ cho tiền ra riêng. Bản thân ông và chồng bà T. cũng không còn ở trong nhà này. Nhà hiện do hai người em ở đó quản lý di sản, thờ cúng cha mẹ. Vì vậy, ông không đồng ý chia một nửa căn nhà cho bà T.

Xử sơ thẩm hồi tháng 8-2009, TAND TP.HCM đã dựa vào giấy tờ nhà để chấp nhận yêu cầu của bà T., bác toàn bộ lời khai của ông Y., của các anh chị em ông (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) và các nhân chứng về nguồn gốc căn nhà. Theo tòa, các nhân chứng chỉ nghe lời cha chồng bà T. nói mua nhà, còn cụ thể hơn thì không ai nắm. Ngoài những lời khai thì không có chứng cứ nào khác xác định căn nhà này là do cha mẹ ông Y. để lại cho tất cả anh chị em.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến - 1900.1975

Phúc thẩm: Trọng cung

Các anh chị em ông Y. đã kháng cáo. Tại phiên phúc thẩm mới đây, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã sửa toàn bộ bản án sơ thẩm.

Theo tòa phúc thẩm, trước hết tất cả đương sự, kể cả nguyên đơn đều thừa nhận căn nhà là do cha mẹ chồng bà T. bỏ tiền ra mua. Điều này phù hợp với lời khai của các nhân chứng (đều cho rằng cha chồng bà T. mua nhà và để chồng bà T. cùng ông Y. đứng tên giùm). Năm 2005, cha chồng bà T. cũng từng yêu cầu chuyển tên quyền sở hữu nhà lại nhưng chồng bà T. không chịu. Hai bên xảy ra tranh chấp, có cán bộ phường chứng kiến.

Cạnh đó, bà T. nói cha mẹ chồng cho chồng bà và ông T. căn nhà nhưng bản thân ông Y. – người cùng đứng tên sở hữu nhà lại không thừa nhận. Lời khai của ông Y. phù hợp với lời khai của sáu người con khác. Phía nguyên đơn, ngoài việc người chồng đứng tên trong giấy hồng thì không có bất kỳ tài liệu, chứng cứ gì khác để chứng minh có việc này.

Ngoài ra, thực tế dù căn nhà đứng tên chồng bà T. và ông Y. nhưng các đương sự đều thừa nhận sau khi mua nhà, cả gia đình chồng bà T. đều về ở. Tại phiên xử, bà T. cũng thừa nhận sau khi cưới (năm 1991), vợ chồng bà cũng chỉ ở đây nửa năm rồi sang nhà bà sinh sống. Hiện căn nhà do hai anh em khác của ông Y. đang ở quản lý, sử dụng. Họ cũng đang giữ toàn bộ giấy tờ nhà.

Hơn nữa, trước khi mất, cha mẹ chồng bà T. chỉ có căn nhà trên là duy nhất. Vì vậy, tòa phúc thẩm nhận định cấp sơ thẩm đã đánh giá chưa đầy đủ, chưa toàn diện các chứng cứ khi chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Từ đó, tòa đã sửa án sơ thẩm, bác yêu cầu của bà T., xác định căn nhà trên là di sản của cha mẹ chồng bà T. để lại cho các con.

Quan trọng là hợp tình, hợp lý

Theo một thẩm phán chuyên xét xử dân sự, các tranh chấp dân sự rất đa dạng, phức tạp, muôn hình vạn trạng. Đi tìm sự thật khách quan thì không thể chỉ máy móc đánh giá dựa trên những chứng cứ giấy tờ rồi bỏ qua lời khai của các đương sự. Dĩ nhiên, để có phán quyết hợp tình, hợp lý thì HĐXX phải có bản lĩnh, đồng thời phải rất cẩn trọng.

Đồng tình, luật sư Phạm Tất Thắng (Đoàn Luật sư TP.HCM) phân tích: Theo Bộ luật Tố tụng dân sự, lời khai của đương sự, người làm chứng cũng được xem là chứng cứ. Luật ở ta không phân biệt chứng cứ trực tiếp hay gián tiếp nên bản thân lời khai cũng có thể đối trọng với những chứng cứ bằng giấy tờ khác. Khi chứng cứ có chứng thực hợp pháp mà không phù hợp với những chứng cứ lời khai khác thì phải thận trọng. Điều đáng lưu ý là người xét xử phải xem xét một cách toàn diện, khách quan tất cả chứng cứ để tìm ra sự thật. Trọng chứng hay trọng cung không quan trọng bằng bản lĩnh nghề nghiệp và cái tâm sáng của người thẩm phán khi giải quyết án.

Thụ lý vụ án này, tòa phúc thẩm đã phải hoãn xử nhiều lần để nghiên cứu thật kỹ hồ sơ. Bởi lẽ chứng cứ chỉ có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đứng tên chồng nguyên đơn và bị đơn, còn lại tất cả đều chỉ là lời khai của các đương sự. Cuối cùng, tòa xét thấy các lời khai lại có sức thuyết phục hơn bằng chứng mà bên nguyên đơn cung cấp.

(MINH KHUE LAW FIRM: Biên tập)

3. Bàn về chế định chứng minh và Chứng cứ trong tố tụng dân sự

Chứng minh và chứng cứ là yếu tố xương sống của pháp luật tố tụng nói chung trong đó có pháp luật tố tụng dân sự. Mọi hoạt động tố tụng đều tập trung làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh bằng việc thu thập và đánh giá chứng cứ. Có thể nói rằng chế định chứng minh và chứng cứ của Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) không chỉ thay đổi về lượng mà còn đã biến đổi cả về chất so với pháp luật tố tụng dân sự trước đây. Đó là đã quy định và cụ thể hoá nguyên tắc cơ bản trách nhiệm cung cấp chứng cứ và c

Tuy vậy, một mặt do chế định này vẫn còn tồn tại những khoảng trống, mặt khác do trình độ nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của mọi người còn hạn chế nên thực tế đã không phát huy được tác dụng của các quy định mới này.

1. Vướng do luật

BLTTDS quy định, nếu xét thấy chứng cứ chưa đầy đủ để giải quyết vụ án thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ. Trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà vẫn không thể thu thập được chứng cứ thì có thể yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ. Như vậy, trong mọi trường hợp Toà án chỉ được phép yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ khi và chỉ khi đương sự có yêu cầu. Đây là một quy định có mặt tiến bộ là bảo đảm tính khách quan trong việc giải quyết vụ việc dân sự, tuy nhiên cũng đã tạo ra một khoảng trống pháp lý làm bó tay Toà án trong việc bảo vệ nền pháp chế. Vụ việc sau đây sẽ minh chứng cho điều này.

L.T.H là một đối tượng đã đã hai lần bị kết án về với hình phạt 18 tháng tù. Tuy nhiên, sau khi các bản án có hiệu lực pháp luật H đã liên tiếp sinh thêm hai người con, do đó TAND huyện T đã phải ra đến 4 quyết định hoãn và 3 quyết định tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù chỉ với hai lý do là đang mang thai và đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Và cuối cùng thì thời gian hoãn và tạm đình chỉ thi hành án đã đủ để H được hưởng thời hiệu thi hành bản án. Không lấy đó làm bài học cảnh tỉnh để làm ăn chân chính mà ngược lại H lại chuyển sang chứa mại dâm. Với hành vi nhiều lần chứa mại dâm H đã bị TAND tỉnh Q và Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẳng xử phạt 6 năm tù. Vì đã có đến 4 mặt con nên không thể tiếp tục chiêu bài củ là sinh con để chạy thời hiệu nữa nên H đã nghỉ ra chiêu lách luật mới hữu hiệu hơn. Đó là, trong thời gian chờ tự nguyện thi hành án H đã nhanh chóng cùng chồng nộp đơn đến Toà án yêu cầu giải quyết việc thuận tình ly hôn, theo đó hai vợ chồng thuận tình ly hôn, tài sản chung không yêu cầu giải quyết, còn việc nuôi con sau khi ly hôn hai bên đã thoả thuận giao cho H trực tiếp nuôi ba người con, trong đó có hai cháu nhỏ sinh năm 1998 và sinh năm 1999. Sau khi hết thời hạn tự nguyện nhưng H vẫn không đi chấp hành hình phạt tù nên Công an tỉnh Q đã triển khai việc bắt nhưng H đã nhanh chân rời khỏi địa phương nên Công an phải ra lệnh truy nã. Sau khi có được quyết định công nhận thuận tình ly hôn, H đã dẫn theo 3 người con và không quên mang theo quyết định này đến trình diện tại cơ quan Công an. Trước tình cảnh này cơ quan Công an đã không dỏm ra tay vì không biết giao 3 người con của H cho ai nuôi nên phải đề nghị làm thủ tục hoãn thi hành án cho H (lý do là lao động duy nhất trong gia đình).

Câu hỏi đặt ra là tại sao H lại dễ dàng làm được điều này? Theo quy định tại các điều 85, 94 của BLTTDS và hướng dẫn tại Mục IV của Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng thẩm phán TANDTC, thì khi và chỉ khi đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể thu thập được thì có thể yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ. Đương sự yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ thì phải làm đơn yêu cầu và Toà án phải ra quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ. Như vậy, nếu đương sự không có đơn yêu cầu thu thập chứng cứ thì Toà án hoàn toàn không có quyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

Trở lại vụ việc nêu trên, quá trình giải quyết việc dân sự yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, TAND huyện T biết rõ về nhân thân của H nên hoàn toàn nhận biết được thoả thuận giao ba người con còn nhỏ cho H nuôi trong khi H đang chuẩn bị chấp hành hình phạt 6 năm tù là không bảo đảm quyền lợi của các con và việc thuận tình ly hôn là gi? tạo, là chiêu bài để trốn tránh việc thi hành án. Tuy nhiên, việc H bị xử phạt 6 năm tù Toà án chỉ biết qua các thông tin “ngoài luồng” mà không có chứng cứ gì để chứng minh vấn đề này. Trong khi đó H không cung cấp và càng không bao giờ làm đơn yêu cầu Toà án thu thập bản án hình sự xử phạt tù đối với H. Như vậy, theo quy định của BLTTDS như đã nêu trên thì trong trường hợp này Toà án hoàn toàn không có quyền tự ý ra quyết định yêu cầu Toà phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẳng cung cấp bản án xử phạt H 6 năm tù để xem xét thoả thuận giao ba con nhỏ cho H nuôi là có bảo đảm quyền lợi cho các con không. Do đó, TAND huyện T đành phải ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn theo đơn yêu cầu của H. Hậu quả là quyết định này đã bị VKSND kháng nghị và TAND tỉnh Q đã xét xử giám đốc thẩm huỷ phần quyết định về thoả thuận nuôi con để giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm.

Qua vụ việc trên thấy rằng quy định về thu thập chứng cứ của BLTTDS chỉ thể hiện được tính ưu việt khi giữa các đương sự có tranh chấp. Còn trong trường hợp các đương sự cố tình thoả thuận với nhau trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, mặc dù Toà án có thể biết được nhưng không thể tự thu thập chứng cứ để chứng minh thì phải chịu thua đương sự. Trong khi đó Điều 85 BLTTDS lại quy định: “Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu vật chứng để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm”. Như vậy, BLTTDS quy định cho phép Viện kiểm sát có quyền tự thu thập chứng cứ để “phá án” còn Toà án thì đã bị luật “còng tay” gay cả khi thấy pháp luật bị xâm phạm. Do đó, theo tôi BLTTDS cần quy định bổ sung trong trường hợp xét thấy thoả thuận của các đương sự là trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì Toà án có quyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ để bảo đảm giải quyết vụ việc dân sự đúng pháp luật. Quy định như vậy Toà án cũng không thể lạm quyền vì đương sự vẫn có quyền khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ của Toà án.

Một vấn đề nữa là Điều 79 BLTTDS đã quy định: Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, cho sự phản đối yêu cầu của người khác là thuộc về đương sự. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh hoặc chứng minh không đầy đủ. Điều 84 BLTTDS quy định cụ thể thêm là: Trong quá trình Toà án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Toà án; nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó. Như vậy, BLTTDS quy định đương sự có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ và hậu quả của việc không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ nhưng lại không quy định về thời hạn mà đương sự phải thực hiện việc giao nộp chứng cứ. Do đó, có nhiều đương sự sau khi khởi kiện đã không tự giác thu thập chứng cứ để giao nộp cho Toà án hoặc cố tình trì hoãn việc giao nộp chứng cứ làm kéo dài thời hạn giải quyết vụ án. Thậm chí có chứng cứ nhưng chỉ chờ đến khi xét xử phúc thẩm mới chịu nộp, hậu quả dẫn đến việc cấp phúc thẩm huỷ hoặc sửa án sơ thẩm là khó tránh khỏi. Vấn đề này thực tế đã gây không ít phiền phức cho Toà án. Đây cũng là một khoảng trống cần phải được lấp đầy.

2. Mắc do nhận thức

Một thực tế hiện nay khi giải quyết các vụ án khi một trong các bên đương sự giao nộp cho Toà án các giấy tờ liên quan như (GCNQSDĐ), thì bên đương sự khác lại cho rằng các giấy tờ tài liệu đó là không đúng với thực tế mà có sự sai sót của cơ quan quản lý đất đai. Với tình huống này có nơi Toà án không cần xem xét tính xác thực về lời khai của đương sự mà căn cứ vào các giấy tờ, tài liệu đó để đưa ra phán quyết. Ngược lại, có Toà án thì lại đi điều tra xác minh, căn cứ vào lời khai của đương sự, người làm chứng để phủ nhận giá trị pháp lý của các loại giấy tờ tài liệu này.

Vậy, trong hai cách giải quyết đó cách nào là đúng pháp luật? Để trả lời câu hỏi này cần phải căn cứ vào các quy định của BLTTDS về chứng minh và chứng cứ cùng các văn bản pháp luật liên quan. BLTTDS đã quy định đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc phản đối yêu cầu của người khác phải có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu hoặc sự phản đối của mình là có căn cứ và hợp pháp. Điều 80 BLTTDS còn quy định về những tình tiết, sự kiện mà đương sự không phải chứng minh trong đó có các tình tiết, sự kiện được xác định trong các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật; những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp;… Do vậy, trong vụ án dân sự thì GCNQSDĐ, bản đồ hoặc trích lục bản đồ địa chính là những chứng cứ quan trọng để Toà án làm căn cứ giải quyết vụ án mà không cần phải chứng minh tính hợp pháp của nó. Luật Đất đai (LĐĐ) năm 2003 đưa ra tiêu chí để phân định thẩm quyền giữa Toà án và UBND đó là đất đã có GCNQSDĐ hoặc các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 LĐĐ là hoàn toàn có chủ ý. Toà án không phải là cơ quan quản lý đất đai nên không thể nắm được mọi biến động trong quá trình sử dụng đất của các chủ thể, do đó GCNQSDĐ và các giấy tờ liên quan đến thửa đất do cơ quan quản lý đất đai lập ra là chứng cứ quan trọng để Toà án đưa ra các phán quyết khi có tranh chấp.

Tuy nhiên, các giấy tờ, tài liệu về quản lý đất đai không phải bao giờ cũng chính xác và hợp pháp. Do đó, trong trường hợp đương sự cho rằng các giấy tờ, tài liệu đó là không hợp pháp thì Toà án hướng dẫn họ thực hiện quyền khiếu kiện theo thủ tục hành chính đối với cơ quan quản lý đất đai để có sự phán quyết về giá trị pháp lý của các tài liệu đó. Trong khi giải quyết vụ án dân sự Toà án không có quyền đưa ra các phán xét về giá trị pháp lý của các giấy tờ tài liệu do cơ quan hành chính ban hành mà quyền này chỉ được thực hiện trong vụ án hành chính.

Cũng giống như trong vụ án hình sự, trường hợp do chưa có đủ tài liệu để xác định các thiệt hại nên Toà án đã tách phần bồi thường để giải quyết bằng một vụ án dân sự. Nếu khi giải quyết vụ án dân sự, bị đơn đưa ra chứng cứ để cho rằng trước đây họ bị kết án oan nên không có trách nhiệm phải bồi thường thì Toà án không thể kết luận bản án hình sự là oan sai để phủ nhận giá trị pháp lý của nó mà cần phải hướng dẫn đương sự kiến ghị việc kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án hình sự và ra quyết định tạm đình chỉ vụ án dân sự, sau khi có sự phán xét bản án hình sự đúng hay sai mới có cơ sở để giải quyết vụ án dân sự.

Qua công tác giải quyết các vụ án thấy rằng các sai sót trong việc quy hoạch, đo vẽ bản đồ địa chính; sai sót trong việc cấp đất, cấp GCNQSDĐ như lấy đất người này cấp cho người khác, cấp đất cho người sau chồng, lấn lên đất của người đã được cấp trước đó; các sai sót trong việc ghi chép các số liệu trong GCNQSDĐ, hồ sơ địa chính,… là nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh các tranh chấp đất đai. Tuy vậy, trên thực tế sau khi x?y ra việc tranh chấp đất đai, một trong các bên đương sự phát hiện được các sai sót trong các giấy tờ liên quan nên khiếu nại đến cơ quan quản lý đất đai yêu cầu họ phải sửa sai. Với các trường hợp này thông thường các cơ quan quản lý đất đai nại ra rằng đất đã có GCNQSDĐ nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân mà “đá” qua cho Toà án. Rõ ràng trong các trường hợp này họ đã cố tình “đánh lận con đen” giữa khiếu kiện hành chính và tranh chấp đân sự. Trong trường hợp này nếu Toà án thụ lý giải quyết bằng một vụ án dân sự thì không có quyền phán quyết về giá trị pháp lý của các tài liệu về hồ sơ địa chính đúng hay sai (quyền này chỉ được phép khi giải quyết vụ án hành chính như đã nói ở trên), tuy không phán xét nhưng cũng không căn cứ vào các tài liệu đó mà căn cứ vào lời khai của đương sự để giải quyết thì cũng không ổn vì đã phá vỡ nguyên tắc “trọng chứng hơn trọng cung”. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào các chứng cứ tài liệu đã có sai sót đó để phán xử cũng không xong. Vì đều đó sẽ không đem lại sự thật khách quan và sẽ là nguyên nhân làm cho đương sự không “tâm phục, khẩu phục” để rồi khiếu kiện kéo dài gây bức xúc trong nhân dân. Do đó, với các trường hợp tranh chấp đất đai mà nguyên nhân phát sinh tranh chấp là do các sai sót trong công tác quản lý đất đai thì cơ quan quản lý đất đai phải giải quyết, kịp thời sửa sai mới có thể giải quyết triệt để các tranh chấp.

3. Trở ngại từ thực tế

Một trong những quy định mới của BLTTDS đó là việc cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là thuộc trách nhiệm của đương sự, Toà án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ khi đương sự đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không tự thu thập được và có yêu cầu Toà án tiến hành thu thập. Đây là quy định một mặt gắn trách nhiệm cho đương sự, giảm áp lực công việc cho Toà án, mặt khác đó cũng là cơ chế bảo đảm tính khách quan, tránh tình trạng Toà án lạm dụng trong việc thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành những quy định mới này đã gặp không ít khó khăn cho cả đương sự lẫn Toà án.

Trong số các nguồn chứa đựng các chứng cứ thì các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Nhưng trong nhiều trường hợp các đương sự lại không có các chứng cứ đó mà lại đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác lưu giữ, quản lý. Để bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ, Điều 7 của BLTTDS quy định: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, Toà án chứng cứ trong vụ án mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Toà án. Trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Toà án biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ”. Mặt khác, tại khoản 2 Điều 85 và khoản 1 Điều 94 của BLTTDS cũng đã quy định: Chỉ khi đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì mới có quyền yêu cầu Toà án thu thập. Trên cơ sở các quy định này, tại khoản 5 Mục I Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng thẩm phán TANDTC đã hướng dẫn cụ thể là: “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Toà án cần giải thích cho đương sự biết quy định tại Điều 7 của BLTTDS về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Khi biết chứng cứ đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý, thì căn cứ vào quy định tại Điều này, đương sự có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp được chứng cứ cho đương sự, thì phải thông báo bằng văn bản có ghi rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ cho đương sự biết để họ chứng minh với Toà án là họ đã thu thập chứng cứ nhưng không có kết quả và yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ”.

Qua hơn hai năm thi hành BLTTDS thấy rằng các quy định về thu thập chứng cứ vẫn chưa “bén duyên” với thực tiễn. Thực tế khi giải quyết các vụ án mà có các tài liệu, chứng cứ đang do cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý thì việc thu thập chứng cứ không hề đơn giản. Trong rất nhiều vụ án mặc dù đương sự đã cất công đi lại nhiều lần yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp các chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ án để họ giao nộp cho Toà án nhưng đều bị từ chối với đủ mọi lý do và việc từ chối đó cũng chỉ bằng lời nói, thái độ, cử chỉ. Với cách từ chối này đương sự khó có thể chứng minh việc họ đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không thu thập được chứng cứ để làm cơ sở yêu cầu Toà án thu thập. Không chỉ đương sự bị hành mà ngay cả Toà án đôi khi cũng phải n?n lòng vì cách hành xử của m?t s? các cơ quan, tổ chức liên quan bi họ luôn tìm mọi cách để từ chối việc cung cấp chứng cứ.

Qua công tác thực tiễn chúng tôi thấy rằng, nguyên nhân của việc tắc trách trên chủ yếu là do các quy đinh của BLTTDS chưa được phổ biến đến tận các cán bộ, công chức của tất cả các cơ quan, tổ chức nên không biết để thực hiện. Một nguyên nhân khác nữa là ý thức chấp hành pháp luật và thái độ phục vụ nhân dân của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn kém. Vì trong nhiều vụ án Toà án đã sao các quy định của BLTTDS và các văn bản liên quan để đương sự mang đến trình bày với các cơ quan tổ chức mà họ yêu cầu cung cấp chứng cứ, thế nhưng đã có không ít trường hợp người có thẩm quyền không thèm đọc vì “bệnh sỷ” hoặc cố tình gây khó dễ cho dân. Ngoài ra cũng có không ít trường hợp do các sai sót trong công tác chuyên môn của các cơ quan, tổ chức là nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp giữa các đương sự. Do đó, khi đương sự, Toà án yêu cầu cung cấp các tài liệu đó họ sợ trách nhiệm về những sai sót đó nên cố tình bưng bít đến cùng.

Như đã đề cập ở trên, một trong những nguyên tắc tiến bộ của BLTTDS đó là quy định việc cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là thuộc quyền và nghĩa vụ của đương sự. Đây không chỉ là quy định làm nền tảng bảo đảm tính khách quan trong việc giải quyết vụ án mà còn góp phần đặt Toà án đúng vị trí, thực hiện đúng trọng tâm chức năng xét xử đó là chỉ xem xét chứng cứ và phán quyết. Từ nguyên tắc này, BLTTDS đã quy định các đương sự phải tự viết bản khai, phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, trong trường hợp chứng cứ đang do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác lưu giữ, quản lý thì phải tự yêu cầu họ cung cấp để giao nộp cho Toà án. Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự không tự viết được bản khai hoặc bản khai chưa đầy đủ, chưa rõ ràng và chỉ tiến hành thu thập chứng cứ khi đương sự đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ nhưng vẫn không thu thập được và có đơn yêu cầu Toà án thu thập. Nếu như tất cả các đương sự đều thực hiện được các quyền và nghĩa vụ theo đúng tinh thần các quy định này chắc chắn sẽ giải phóng một lượng công việc rất lớn cho các Toà án trong điều kiện số lượng các vụ án ngày một tăng. Khi đó Toà án sẽ có một lượng thời gian không nhỏ để giành cho việc tập trung nghiên cứu hồ sơ, nghiên cứu pháp luật để đưa ra các phán quyết đúng đắn. Luật quy định là vậy, nhưng qua gần 3 năm thi hành BLTTDS thấy rằng có quá nhiều đương sự do chưa đọc thông, viết thạo (nhiều nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi) nên không thể tự viết được bản khai, người biết viết thì cũng không đầy đủ, không rõ ràng, từ ngữ thiếu chặt chẽ, thiếu chính xác nên khó hiểu hoặc hiểu theo nhiều cách. Chính vì vậy, hầu hết khi giải quyết các vụ án Thẩm phán đều phải tiến hành việc lấy lời khai của đương sự mới làm rõ được nội dung tranh chấp, phải giành quá nhiều thời gian để hướng dẫn, thậm chí là phải đọc từng câu, từng chữ cho đương sự viết các loại đơn liên quan đến việc giải quyết vụ án. Điều đó, không những làm mất thời gian mà có khi còn ảnh hưởng đến tính khách quan, công minh trong việc giải quyết các vụ án. Mặt khác, trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật hạn chế sẽ là trở ngại lớn cho đương sự trong việc yêu cầu các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ các chứng cứ phải cung cấp cho mình để giao nộp cho Toà án. Chính vì vậy mà hiện nay quy trình tố tụng liên quan đến hoạt động chứng cứ và chứng minh tuy có “bình mới” nhưng vẫn “rượu cũ”.

(MINH KHUE LAW FIRM: Tổng hợp)

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *