Tiêu chuẩn chức danh Thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào Luật sư. Tôi muốn hỏi về thủ tướng chính phủ cần những tiêu chuẩn gì để được giữ chức thủ tướng. Có quy định cụ thể về tiêu chuẩn thủ tướng chính phủ để người dân có thể tìm hiểu rõ được không thưa luật sư.

Mục lục bài viết

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của

>> 

Tôi ở quê nên chỉ có thể xem ti vi nghe thông tin thời sự biết người này người kia làm thủ tướng, làm chủ tịch nước này kia mà tôi và mọi người ở quê không ai hiểu tiêu chí nào để có thể làm thủ tướng. Dân chúng tôi tuy không được học hành cao nhưng rất tin tưởng vào chính sách của đảng và nhà nước nên rất có mong muốn tìm hiểu về tiêu chuẩn các chức danh mong luật sư tư vấn cho tôi về thủ tướng chính phủ. Xin cám ơn luật sư nhiều nge.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Quy định 90-QĐ-TW năm 2017

2. :

          Thủ tướng Chính phủ (thường được gọi tắt là Thủ tướng) là người đứng đầu Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội theo đề cử của Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ và của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.

          Đó là một những nội dung được quy định rõ trong Quy định 90-QĐ/TW năm 2017 về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành vào ngày 04/8/2017.

          Theo Quy định 90-QĐ/TW năm 2017 các chức danh lãnh đạo Đảng và Nhà nước như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

          Bên cạnh đó, tiêu chuẩn cứng đối với các chức danh nói trên là đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh/thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Trung ương quyết định).

          Ngoài ra, mỗi chức danh cần có những phẩm chất, năng lực phù hợp với từng vị trí cụ thể.

          Tại mục 2.5 Quy định 90-QĐ/TW năm 2017 quy định tiêu chuẩn chức danh Thủ tướng chính phủ được quy định như sau:

1. Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư vậy nên Thủ tướng chính phủ trước hết cần đáp ứng được các tiêu chuẩn của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban bí thư đó là:

+Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương;

+Thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật;

+Không bị chi phối bởi sự can thiệp, sức ép bên ngoài và lợi ích nhóm;

+Hiểu biết sâu rộng tình hình đất nước, khu vực và thế giới; nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, am hiểu sâu sắc về xã hội;

+Có ý thức, trách nhiệm cao, tham gia đóng góp, hoạch định đường lối, chính sách và phát hiện, đề xuất những vấn đề thực tiễn đặt ra để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận, quyết định;

+Đã tham gia Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên; đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc trưởng ban các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương;

+Trường hợp Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác trong Quân đội thì phải kinh qua chủ trì cấp Quân khu.

2. Đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng.

3. Có năng lực nổi trội trong hoạch định chiến lược; quyết đoán, quyết liệt, kịp thời để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến lĩnh vực hành pháp.

4. Có khả năng hiểu biết sâu, rộng nền hành chính quốc gia, kinh tế – xã hội đất nước; kinh tế, chính trị thế giới và hội nhập quốc tế.

5.Có năng lực toàn diện về tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành cơ quan hành chính nhà nước.

6. Có khả năng cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại

7.  Đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định).

          Trên đây là bài viết chi tiết về tiêu chuẩn để trở thành Thủ tướng chính phủ theo quy định tại mục 2.5 Quy định 90-QĐ/TW năm 2017 của  Ban chấp hành Trung ương Đảng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị đã ký vào ngày 04/8/2017. Hy vọng đây là bài viết đã giúp trả lời được các thắc mắc của người dân có nhu cầu tìm hiểu về tiêu chuẩn các chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban Bí thư.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *