Thưởng doanh số có được tính vào chi phí hợp lý được trừ không – Cách hạch toán cụ thể?

Các doanh nghiệp thường có chính sách xúc tiến doanh số bán hàng và năng suất lao động của người lao động bằng việc thưởng theo doanh số bán hàng. Vậy việc trả lương theo doanh số có được tính vào chi phí hợp lý được trừ không và hạch toán thế nào, mời quý khách hàng xem bài viết:

Trả lời:

1. Về Cơ sở pháp lý:

– Hướng dẫn thi hành ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

 Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp

2. Nội dung tư vấn:

2.1 Về chi phí được trừ:

Theo quy định tại điểm  khoản 1 Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định về các chi phí được trừ như sau:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”

Bên cạnh đó, điểm 2.5 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC cũng quy định về chi phí không được trừ như sau:

“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định bao gồm:

2.5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”

Vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì nếu muốn đưa khoản chi tiền thưởng đó vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thì phải đáp ứng được các điều kiện sau:

-Chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh (Chi tiền thưởng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh)

-Khoản chi tiền thưởng doanh số đó phải được quy định cụ thể về điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các văn bản sau: hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế tài chính của công ty,….

– Có hợp đồng lao động

– Có chứng từ thanh toán (Phiếu chi, ủy nhiệm chi,…)

– Có thang bảng lương, biên bản đối chiếu, tra soát doanh số.

2.2 Về cách hạch toán:

Điều 53 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về hạch toán phải trả người lao động như sau:

“Điều 53. Tài khoản 334 – Phải trả người lao động

1. Nguyên tắc kế toán

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

2. Kết cấu và nội dung phản ảnh của tài khoản 334 – Phải trả người lao động

Bên Nợ:

– Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;

– Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.

Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động;”

Việc chi tiền thưởng cho nhân viên vượt doanh số bán hàng nên phải đưa vào chi phí bán hàng. Điều 91 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định về tài khoản 641 – chi phí bán hàng như sau:

“Điều 91. Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,…

b) Các khoản chi phí bán hàng không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.

c) Tài khoản 641 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí như: Chi phí nhân viên, vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, khấu hao TSCĐ; dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 641 có thể được mở thêm một số nội dung chi phí. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Trong trường hợp này sẽ sử dụng bút toán Nợ 641/Có 334 theo quy định tai điểm a khoản 3 Điều 91 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

“a) Tính tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca và tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản hỗ trợ khác (như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện…) cho nhân viên phục vụ trực tiếp cho quá trình bán các sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Có các TK 334, 338,…”

Bạn đang theo dõi bài viết được biên tập trên trang web của Xin giấy phép. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn pháp luật từ các Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline:    để được hỗ trợ hiệu quả và tối ưu nhất.

Trân trọng./.

Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Quỳnh – Bộ phận tư vấn luật thuế – Công ty luật MInh Khuê 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *