Thương binh được hưởng những chế độ an sinh xã hội nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thương binh theo Pháp lệnh ưu đãi ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2012 là đối tượng thuộc diện là ” người có công với cách mạng. Nhà nước ta luôn quan tâm và dành nhiều chính sách ưu đãi đến những người có công với cách mạng. Thương binh là một trong đối tượng

Mục lục bài viết

hưởng khá nhiều các chính sách an sinh xã hội của nhà nước. Dưới đây là các chế độ an sinh xã hội mà thương binh được hưởng theo quy định của pháp luật hiện hành:

1. Thủ tục xác nhận và hưởng các đối với thương binh

* Theo pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2012:

Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

– Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

– Làm nghĩa vụ quốc tế;

– Đấu tranh chống tội phạm;

– Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

– Làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

– Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;

– Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.

Những người thuộc quy định này mới được hưởng các chế độ của thương binh.

* Hồ sơ xác nhận để hưởng chế độ thương binh

Theo Điều 14 , hồ sơ để được hưởng chế độ thương binh bao gồm

Giấy chứng nhận bị thương (Mẫu TB1).
– Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương.
– Biên bản giám định thương tật (Mẫu TB2).
– Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật hàng tháng (Mẫu TB3)

2. Các chế độ an sinh xã hội đối với thương binh

2.1. Bảo hiểm y tế

Về đối tượng, Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 146/2018 Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội, thương binh là đối tượng được nhà nước chi trả bảo hiểm y tế.

Về mức hưởng, thương binh được chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh. Đồng thời, người bênh được cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên chuẩn đoán, chi phí điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuộc tại cơ sở khám chữa bệnh, chữ bệnh tuyến xã theo quy định.

2.2. Chế độ trợ cấp xã hội

* Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh

Theo nghị định số 99/2018/NĐ-CP Quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, Điều 1 Mức chuẩn để xác định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng và mức trợ cấp, phụ cấp:

1. Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định này là 1.515.000 đồng.

2. Mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng bao gồm:

a) Mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Mức trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Mức trợ cấp thương tật đối với thương binh loại B theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, thương binh sẽ được hưởng trợ cấp thương tật theo phụ lục II với mức hưởng từ 1.021.000 đến 4.858.000 đồng ( tương ứng với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 100%)

* Điều dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước ( Thông tư liên tịch 13/2014/ TTLT- BLĐTBXH-BTC Hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp dưỡng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ)

Thứ nhất, Điều dưỡng phục hồi sức khỏe

– Đối với thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì được hưởng chế độ điều dưỡng sức khỏe mỗi năm một lần ( theo điểm đ khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 13/2014/ TTLT- BLĐTBXH-BTC)

Đối với thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81% thì được hưởng chế độ điều dưỡng hai năm một lần

– Chế độ hưởng như sau: Thời gian một đợt điều dưỡng từ 05 đến 10 ngày, không kể thời gian đi và về

1. Điều dưỡng tại nhà:

a) Mức chi: 1.110.000 đồng/người/lần;

b) Phương thức: chi trực tiếp cho đối tượng được hưởng.

2. Điều dưỡng tập trung:

a) Mức chi: 2.220.000 đồng/người/lần, bao gồm:

– Tiền ăn sáng và 2 bữa chính;

– Thuốc bổ và thuốc chữa bệnh thông thường;

– Quà tặng đối tượng;

– Các khoản chi khác không quá 320.000 đồng (gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, tham quan, chụp ảnh, báo, tạp chí và một số vật phẩm khác).

Ngoài ra, Trong thời gian điều dưỡng tập trung nếu đối tượng bị ốm đau phải cấp cứu thì được giới thiệu và đưa đi điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất theo chế độ bảo hiểm y tế hiện hành.

Các khoản chi phí về điện, nước phục vụ chung cho công tác điều dưỡng tập trung được bố trí dự toán theo số lượng đối tượng được điều dưỡng thực tế, định mức 220.000 đồng/người/lần. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp cho cơ sở điều dưỡng cùng với kinh phí chi chế độ điều dưỡng tập trung.

Thứ hai, Thương binh được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình ( theo khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2014/ TTLT- BLĐTBXH-BTC)

1. Thương binh, bệnh binh được cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật ghi trong hồ sơ thương binh, bệnh binh và chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên (sau đây gọi chung là cơ sở y tế), cụ thể như sau:

a) Tay giả;

b) Máng nhựa tay;

c) Chân giả;

d) Máng nhựa chân;

đ) Một đôi giày hoặc một đôi dép chỉnh hình;

e) Nẹp đùi, nẹp cẳng chân;

g) Áo chỉnh hình;

h) Xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc;

i) Nạng;

k) Máy trợ thính theo chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên;

l) Lắp mắt giả theo chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Tiền lắp mắt giả thanh toán theo chứng từ của bệnh viện cấp tỉnh trở lên;

m) Làm răng giả đối với thương binh theo số răng bị mất ghi tại hồ sơ thương binh và chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên; lắp hàm giả đối với thương binh hỏng hàm do thương tật căn cứ theo hồ sơ thương binh và chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên;

n) Mua các đồ dùng phục vụ sinh hoạt đối với thương binh, bệnh binh bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn hoặc bị tâm thần thể kích động;

Trường hợp vừa bị thể tâm thần kích động đồng thời bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn chỉ được cấp 01 lần tiền để mua các đồ dùng sinh hoạt;

o) Trường hợp cấp xe lăn hoặc xe lắc đồng thời cấp chân giả thì thời hạn sử dụng của mỗi phương tiện là 06 năm.

=> Chế độ hỗ trợ khi đi làm phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình; đi điều trị phục hồi chức năng như sau:

Thương binh, bệnh binh khi đi làm chân giả, tay giả, nẹp chỉnh hình, giày hoặc dép chỉnh hình, răng giả, mắt giả được hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn (theo khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật cung cấp dụng cụ chỉnh hình) mỗi niên hạn 01 lần, như sau:

– Khoảng cách dưới 100 km: mức hỗ trợ 600.000 đồng.

– Từ 100 km đến dưới 200 km: mức hỗ trợ 700.000 đồng.

– Từ 200 km đến dưới 300 km: mức hỗ trợ 800.000 đồng.

– Từ 300 km trở lên: mức hỗ trợ 900.000 đồng

* Thương binh được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ

Quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm sửa đổi 2012 là được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học. Đồng thời căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;

* Thương binh được hưởng một số ưu đãi liên quan đến đất đai

Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương.

2.3. Chế độ tử tuất

Theo Khoản 14 Điều 1 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012:

3. Khi thương binh chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp.

4. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng;

b) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ sống cô đơn không nơi nương tựa; con mồ côi cả cha mẹ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng và trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *