Thuê tư vấn luật: Hạn chế rủi ro

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp cho rằng, khuôn khổ pháp lý của ta còn yếu, chi phí tư vấn pháp luật thì khá cao,
thậm chí, không ít doanh nghiệp cho là “hơi lãng phí” và chỉ khi “có chuyện” mới giật mình.

 Vậy thuê tư vấn thế nào cho hiệu quả. 

Theo khảo sát của Doanh nhân trên 20 doanh nghiệp bao gồm cả các Tổng Công ty lớn, kết quả cho thấy tất cả các doanh nghiệp này đều không có dự trù tài chính cho việc . Một số doanh nghiệp cho rằng, không nhất thiết phải có khoản dự trù này vì nếu cần có thể nhanh chóng điều chuyển và chi trả từ các nguồn tiền có sẵn của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Trọng Hiếu, Giám đốc Công ty H&T (một doanh nhân khá “tầm cỡ” kinh doanh trong ngành thiết bị viễn thông) đang nghiên cứu nhập khẩu thiết bị từ Trung Quốc và xây dựng dây chuyền lắp ráp tại Việt Nam cho biết: Việc Việt Nam gia nhập WTO, các lộ trình cắt giảm thuế quan, sự thay đổi biểu thuế xuất nhập khẩu khiến ông loay hoay không biết phải tìm kiếm thông tin ở dâu để lập kế hoạch cho Dự án của mình. Trong khi đó, theo Luật sư Trần Vũ Hải, Giám đốc Công ty Luật Hà Nội thì với trường hợp trên, các doanh nghiệp có thể thuê tư vấn lập tức với mức phí dưới 100 nghìn đồng.

 

Phí cao hay chất lượng thấp?

Ông Phạm Xuân Hà, nguyên Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại CH Czech cho biết, việc thuê luật sư tư vấn ở các nước phát triển là chuyện thường ngày và không thể thiếu đối với một doanh nghiệp. Kinh tế càng phát triển, vai trò luật sư càng quan trọng. Chỉ cần lơi lỏng một chút trong làm ăn là doanh nghiệp có thể thiệt hại tới mức “không ngóc dậy được”. Luật pháp cũng không có chuyện “thông cảm” với bất cứ đối tượng nào. Cũng theo ông Hà, mức phí tư vấn của các luật sư ở các nước phát triển khá cao, thường tính theo giờ hoặc có thể là tư vấn theo hợp đồng trọn gói, thông thường có thể tới 200 – 300 USD/giờ. Đối với Việt Nam hiện nay, mức phí trên có thể là rất cao. Chính vì vậy, không ít doanh nghiệp “cho qua” công đoạn này và cứ thấp thỏm suốt cả quá trình hoạt động. Tuy nhiên, cũng theo ông Hà, thà chi ngay từ đầu như vậy còn “kinh tế” hơn nhiều nếu để xảy ra tranh chấp, khi ấy, thiệt hại thật khó lường.

 

Theo thống kê của ngành tư pháp, cả nước hiện nay chỉ có trên 2000 luật sư dang hành nghề tư vấn. Đây là một con số quá nhỏ so với sẽ lượng hàng trăm nghìn doanh nghiệp và 3 triệu trên cả nước. Theo VCCI, việc gấp rút đào tạo 5.000 – 10.000 luật sư để phục vụ cho quá trình hội nhập kinh tế và phục vụ cho tốc độ gia tăng về số lượng doanh nghiệp hiện nay đang là bài toán khó giải chưa kể tới việc lực lượng luật sư này có đáp ứng được các yêu cầu của thực tế về chất hay không?

 

Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Giám đốc Công ty CP Nhiếp ảnh Việt Nam thì than thở: chúng tôi cũng đã thuê tư vấn vài lần để làm về vấn đề bản quyền cho các tác phẩm nhưng rốt cuộc mất rất nhiều thời gian và kém hiệu quả. Cũng theo ông Hùng, đôi khi xảy ra tranh chấp lại không giải quyết được do hệ thống pháp luật còn lỏng, ý thức chấp hành cũng như các chế tà i xừ phạt chưa đủ mạnh, doanh nghiệp vừa mất tiền tư vấn lại vẫn bị xâm hại, thiệt hại còn lớn hơn cả trong trường hợp “nhắm mắt cho qua”.

 

Chọn ai?

Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp có được luật sư tư vấn đủ cả về chất và lượng khi cần thiết, Theo một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì nên dùng ngay đội ngũ tư vấn nước ngoài rất hùng hậu cả về lượng và chất hiện nay. Tuy nhiên, bài giải xem ra có vê luẩn quẩn bởi các doanh nghiệp Việt Nam lại kêu không đủ kinh phí, chưa kể vì thiếu quan hệ và hiểu biết các thông lệ quốc tế nên đôi khi bị giá cao. Để giải bài toán giá, ông Trần. Vũ Hải, Giám đốc Công ty Luật Hà Nội cho rằng trước khi thuê tư vấn nước ngoài nên tham khảo qua các nhà tư vấn Việt Nam rồi cùng tìm hiểu, lựa chọn đối tác và đàm phán về kinh phí và quyền lợi các bên khi thắng hoặc khi thua. Đó là trong trường hợp đã có tranh chấp. Còn trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp nên “phòng bệnh bơn chữa bệnh”, nên có kế hoạch tài chính cho tư vấn và nếu có thể nên có luật sư trong bộ máy doanh nghiệp. ÔngLâm Tấn Lợi, Giám đốc Công ty Võng xếp Duy Lợi cho biết, để bảo vệ bản quyền ở Nhật, Duy Lợi đã phải mất 8.000 USD, ở Mỹ mất 10.000 USD chi phí thuê luật sư. Kết quả là, Duy Lợi đã giành lại được thị trường và lẽ dĩ nhiên, so với hiệu quả kinh doanh tiếp theo, chi phí trên chỉ là “chuyện nhỏ”.

 

Nguồn:  Tạp chí Doanh nhân

(: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích nghiên cứu, giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *