Thuế TNCN người nước ngoài từ công ty mẹ sang Việt Nam công tác dài hạn ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Giám đốc công ty em (công ty tại việt nam- công ty con) được công ty mẹ (tại nhật bản) phái sang vn công tác dài hạn, tiền lương phát sinh ở việt nam do công ty con tại việt nam chi trả. Ngoài ra người này còn có thu nhập từ công ty mẹ tại nhật bản.

Thuế tncn của ông này với phần thu nhập phát sinh tại nhật bản thì đã đóng bên nhật, như vậy thuế tncn nộp tại vn chỉ tính đối với phần thu nhập phát sinh tại việt nam được không. Ngoài ra, ông này được công ty mẹ chi trả tiền thuê nhà tại việt nam, như vậy ông này có nộp thuế tncn đối với tiền thuê nhà này hay không. Em xin cảm ơn và rất mong nhận được sự tư vấn.

Người gửi : 

1. Căn cứ pháp lý

Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập.

Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính:

Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014) quy định về người nộp thuế:

2. Luật sư trả lời:

Về vấn đề của bạn công ty Xin giấy phép xin tu vấn như sau:

Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế:

Tại Điều 1 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014) quy định về người nộp thuế:

“…Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:

Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;

Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thể đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia

Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập…”

Việc kê khai thuế với cá nhân làm việc tại Việt Nam nhưng có cả thu nhập tại nước ngoài:

+ Tại Điều 25 quy định về khai thuế và chứng từ khấu trừ thuế:

“1. Khấu trừ thuế

…b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công

…b.3) Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế)….”

+ Tại Điều 26 quy định về khai thuế, quyết toán thuế:

“… 2. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh

…đ) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được từ tổ chức, cá nhân trả thu nhập.

e) Nguyên tắc khai thuế, quyết toán thuế đối với một số trường hợp như sau:

e.1) Trường hợp cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại nước ngoài đã tính và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài, số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế.”

Việc tránh đánh thuế hai lần

Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập.

Khoản 1 Điều 22 Hiệp Định quy định:

1/ Tại Việt Nam, việc đánh thuế hai lần sẽ được xóa bỏ như sau:

Khi một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được thu nhập, lợi tức hay các khoản lợi tức từ chuyển nhượng tài sản mà những khoản này, theo luật của Nhật Bản và phù hợp với Hiệp định này, có thể bị đánh thuế tại Nhật Bản, Việt Nam sẽ cho phép đối tượng đó được khấu trừ vào thuế Việt Nam tính trên thu nhập, lợi tức hay các khoản lợi tức từ chuyển nhượng tài sản một khoản tiền tương đương với số tiền thuế đã nộp tại Nhật Bản. Tuy nhiên, số tiền thuế được khấu trừ sẽ không vượt quá phần thuế Việt Nam được tính trên thu nhập, lợi tức hay các khoản lợi tức từ chuyển nhượng tài sản theo các luật và qui định thuế của Việt Nam.’

Khoản 3 Điều 24 Hiệp định này quy định:

“Nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết sẽ cố gắng giải quyết bằng thoả thuận chung mọi khó khăn hay vướng mắc nảy sinh trong quá trình giải thích hay áp dụng Hiệp định này. Nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước cũng có thể trao đổi với nhau nhằm xóa bỏ việc đánh thuế hai lần trong các trường hợp không được quy định tại Hiệp định này.”

Như vậy, trong trường hợp này xếp bạn sẽ phải chịu thuế TNCN ở cả hai nước Việt Nam và Nhật bản, trừ trường hợp thuế của hai nơi đều đánh thuế, trong trường hợp đó thuộc Hiệp định  về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *