Thuế GTGT của quả thanh long ruột đỏ qua các khâu sản xuất kinh doanh ?

Thanh long là một sản phẩm từ trồng trọt được khai thác khá nhiều tại Việt Nam, nhưng mua ở mỗi cơ sở lại có thuế suất khác nhau, vậy thuế suất như thế nào mới phù hợp với quy định của pháp luật mời quý khách hàng xem bài viết dưới đây.

1. Cơ sở pháp lý

 

 

2. Nội dung

Căn cứ khoản 1 Điều 1 thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế bao gồm:

1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. 

Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác. 

Khoản 5 Điều 5 thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:

5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.

Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, khi bán quả thanh long chưa chế biến hoặc chỉ sơ chế thông thường sẽ có các loại thuế suất sau:

– Tổ chức, cá nhân tự trồng trọt sản xuất bán ra: Thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

– Doanh nghiệp, HTX tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán hàng ở khâu kinh doanh thương mại (mua vào – bán ra):

+ Bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã: Thuộc đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế

+ Bán cho hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức khác không phải là doanh nghiệp: Thuế suất 5%

– Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp bán ra ở khâu kinh doanh thương mại:  Nộp thuế thro tỷ lệ 1% trên doanh thu

– Khi xuất khẩu hàng hóa: Thuế suất 0% nếu đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 9 thông tư 219/2013/TT-BTC

Bạn đang theo dõi bài viết được biên tập trên trang web của Xin giấy phép. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn pháp luật từ các Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline:    để được hỗ trợ hiệu quả và tối ưu nhất.

Trân trọng./.

Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Quỳnh – Bộ phận tư vấn luật thuế – Công ty luật MInh Khuê 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *