Thủ tục xóa tên người khác ra khỏi sổ hộ khẩu của gia đình nhà mình?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tôi và vợ tôi đã ly hôn. Nhưng hiện tại chưa làm thủ tục tách khẩu. Cô ý vẫn để nguyên tên trong hộ khẩu nhà tôi và không muốn tách. Vậy công ty cho tôi hỏi tôi có thể làm cách nào để xóa tên cô ý trong sổ hộ khẩu nhà tôi không

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Cư trú của

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

 ()

2. :

Căn cứ Điều 27 Luật cư trú sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về việc tách khẩu như sau:

“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được bao gồm:

a) Người có năng lực đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo , nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Theo quy định trên:

Khi tách khẩu thì người có nhu cầu tách sổ hộ khẩu đến cơ quan đăng ký hộ tịch làm thủ tục. Hồ sơ bao gồm: sổ hộ khẩu, phiếu báo ; và ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ. Bên cạnh đó, Điều 22 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung quy định về trường hợp được xóa đăng ký thường trú như sau:

“1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:

a) Chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;

b) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại;

c) Đã có quyết định hủy đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này;

d) Ra nước ngoài để định cư;

đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm; thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu; để xóa đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ.

2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú thì cũng có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú.

3. Thủ tục cụ thể xóa đăng ký thường trú và điều chỉnh hồ sơ, tài liệu, sổ sách có liên quan do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.”

Ngoài ra tại khoản 1 Điều 8 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 còn có mức xử phạt về hành vi này  như sau:

Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;

b) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;

c) Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú;

c) Thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

d) Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

đ) Cơ sở kinh doanh lưu trú không thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan công an theo quy định khi có người đến lưu trú;

e) Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;

b) Làm giả sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú;

c) Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giả;

d) Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó;

đ) Cá nhân, chủ hộ gia đình cho người khác nhập hộ khẩu vào cùng một chỗ ở của mình nhưng không bảo đảm diện tích tối thiểu trên đầu người theo quy định;

e) Ký với người lao động không thuộc doanh nghiệp của mình để nhập hộ khẩu;

g) Sử dụng trái với quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu;

h) Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài thuê nhà để ở.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2; Điểm a, b, c Khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2; Điểm a Khoản 3 Điều này;

b) Buộc hủy bỏ thông tin, tài liệu sai sự thật đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này;

d) Buộc hủy bỏ hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu quy định tại Điểm e, g Khoản 3 Điều này.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  gọi số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *