Thủ tục thay đổi mẫu dấu, con dấu như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, Công ty có quyền thay đổi con dấu do bị hỏng, bị mờ hoặc xin cấp lại con dấu do bị mất đồng thời có thể khắc thêm con dấu nếu doanh nghiệp có nhu cầu:

Mục lục bài viết

 

Trả lời:

tư vấn và giải đáp một số câu hỏi về thủ tục thay đổi mẫu dấu, con dấu cho doanh nghiệp:

 

1. Cơ sở pháp lý về cấp đổi con dấu:

(văn bản mới: )

 (Văn bản mới: )

–  (Vay bản thay thế: )

2. thủ tục cấp, đổi con dấu doanh nghiệp:

Kính thưa các luật sư, Công ty tôi thuê văn phòng của bên B vào ngày 28/05/2015 thì kí hợp đồng. Tuy nhiên sau ngày 05/06/2015 chúng tôi mới có con dấu và giấy đăng ký mẫu dấu. Chúng tôi kí trước rồi sau đó đóng dấu sau. Như vậy thì hợp đồng có bị coi là vô hiệu không? Chúng tôi có thể lập biên bản có nêu rõ lí do kí trước và đóng dấu sau thì có đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng. Mong luật sư tư vấn cho tôi được rõ.

Căn cứ vào điều 405 Bộ luật dân sự thì, Hiệu lực của hợp đồng dân sự

Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Đồng thời điều 134 Bộ luật dân sự quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức như sau

“Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.” Cảm ơn!

Như vậy, với trường hợp của bạn. Bạn kí trước rồi đóng sau nên đã thỏa mãn về điều kiện hình thức nên hợp đồng đó không vô hiệu bạn nhé.

 

3. Hướng dẫn sử dụng, thay đổi, hủy con dấu đối với công ty

Thưa luật sư, Em có câu hỏi như sau: Chi nhánh hạch toán báo sổ về trụ sở chính khác tỉnh thành phố thì có được làm con dấu riêng không ?  Cảm ơn!

 Căn cứ vào điều 34

Thông báo sử dụng, thay đổi, hủy con dấu

1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện. Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu với hình thức và nội dung như nhau.

2. Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo bao gồm:

a) Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện;

b) Số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu.

3. Khi nhận thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải mẫu con dấu trênCổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

4. Phòng Đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, hợp pháp, phù hợp thuần phong mỹ tục, văn hóa, khả năng gây nhầm lẫn của mẫu con dấu và tranh chấp phát sinh do việc quản lý và sử dụng con dấu.

5. Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện mới thì thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện của các lần trước đó không còn hiệu lực.

Như vậy, chi nhánh hoạch toán phụ thuộc cũng có thể đăng ký làm con dấu bạn nhé!

 

Xin chào luật sư, Tôi đã mở một CLB VOVINAM, được UBND xã quyết định thành lập. Tôi muốn sử dụng con dấu để tiện trong giao dịch, giữ uy tín hoạt động của clb. Tôi muốn hỏi CLB có được sử dụng con dấu đại diện ko? Có được sử dụng dấu tròn, vuông, hay dấu logo? Và nếu sử dụng con dấu mà ko đăng ký thì có vi phạm pháp luật ko?

Theo quy định tại thì Hội được hiểu như sau:

Điều 2. Hội

1. Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội).

3. Phạm vi hoạt động của hội (theo lãnh thổ) gồm:

a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;

b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh);

c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện);

d) Hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã).

Điều 4. Tên, biểu tượng, trụ sở, con dấu và tài khoản của hội

1. Tên của hội được viết bằng tiếng Việt, có thể được phiên âm, dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; tên, biểu tượng của hội không được trùng lặp, gây nhầm lẫn với tên của hội khác đã được thành lập hợp pháp; không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc.

2. Hội có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản và có thể có biểu tượng riêng. Trụ sở chính của hội đặt tại Việt Nam.

Việc lập Hội bạn phải tuân thu theo quy định nêu trên, còn tình huống bạn đưa ra chưa đủ cơ sở để lập hội và với thực trạng như vậy thì bạn cũng không được khắc con dấu theo quy định tại Điều 4 nêu trên.

Về câu hỏi sử dụng dấu tròn hay dấu vuông thì tại điều 12 như sau

Điều 12. Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Nội dung Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:

a) Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu.

b) Số lượng con dấu.

c) Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

2. Mu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước

Con dấu doanh nghiệp dù là con dấu tròn hoặc con dấu vuông đều có giá trị pháp lý nếu doanh nghiệp có làm thủ tục thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Chào xin giấy phép, Bên mình muốn mở chi nhánh công ty ngoài Hà Nội. Chi nhánh Hà Nội hoạch toán độc lập,Tình hình bên mình như sau: – Vốn người Việt Nam (51%) – Vốn người nước ngoài (49%) Bên mình muốn thành lập chi nhánh độc lập ở HÀ NỘI như sau: – Hoạch toán độc lập tại Hà Nội – Công ty Mẹ tại HCM sẽ đầu tư, hỗ trợ vốn ban đầu – Người đại diện, giám đốc điều hành là người nước ngoài công ty cho mình báo giá và tư vấn hồ sơ thành lập nhé ! công ty cho mình biết luôn thời gian bao lâu bên mình sẽ nhận được Giấy phép kinh doanh và con dấu.

Thứ nhất: Thủ tục thành lập chi nhánh

 Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh,

Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập chi nhánh, đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, . Nội dung Thông báo gồm:

a) Mã số doanh nghiệp;

b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

c) Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập;

d) Địa chỉ trụ sở chi nhánh;

đ) Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh;

e) Thông tin đăng ký thuế;

g) Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh;

h) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Kèm theo thông báo quy định tại khoản này, phải có

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công
ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;

– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh, 

Từ 01/7/2015, doanh nghiệp đã có thể tự làm lấy con dấu của mình hoặc tự do sử dụng dịch vụ khắc dấu trên thị trường. Doanh nghiệp và công ty kinh doanh khắc dấu hoàn toàn có thể chủ động thực hiện giao dịch liên quan đến việc làm con dấu doanh nghiệp như một giao dịch dân sự thông thường. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

 

Thưa luật sư, xin hỏi: Công ty em đang thực hiện thủ tục tách giấy chứng nhận đầu tư ra giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (vì luật mới bắt công ty phải có song song 2 giấy). Nhưng khi nộp hồ sơ họ có yêu cầu khi đi lấy giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải nộp thông báo thay đổi mẫu dấu ( phụ lục II-9 thông tư 20). Luật sư cho em hỏi là công ty em không có thay đổi mẫu dấu vậy có cần phải nộp form này hay không?

Theo quy định Luật đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/07/2015, , Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam thì quy trình thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư đến thời điểm hiện tại thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư thông qua việc thực hiện tách giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với nội dung đăng ký kinh doanh trên Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp cũ. Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là của doanh nghiệp.
  • Bước 2: Thực hiện thủ tục điều chỉnh và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (phần dự án đầu tư cũ) theo thủ tục đầu tư;
  • Bước 3: Đăng Thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia;
  • Bước 4: Cấp lại dấu pháp nhân của doanh nghiệp theo thông tin của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (tức là mã số thuế của doanh nghiệp) theo đúng như ghi nhận hiện tại của doanh nghiệp trong nước.
  • Bước 5: Đăng bố cáo mẫu dấu của doanh nghiệp.

Như vậy, khi làm thủ tục tách giấy chứng nhận đầu tư thì bắt buộc bạn phải làm thủ tục điều chỉnh lại con dấu của pháp nhân bạn nhé! Mọi vướng mắc pháp lý cần trao đổi thêm, để được .

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật doanh nghiệp – Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *