Thủ tục thành lập doanh nghiệp và điều lệ công ty như thế nào là hợp pháp?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: năm 2017, Duyên, Hải, Đức cùng nhau thành lập công ty cổ phần Duyên Hải. Vốn điều lệ dự kiến là 5 tỷ đồng tương đương với 500. 000 cổ phần, trong đó có 400. 000 cổ phần phổ thông (cppt), 100. 000 cổ phần ưu đãi (cpud).

Ba người thỏa thuận như sau: Duyên sẽ sở hữu 200.000 cppt,50.000 cpud. Hải sở hữu 20.000 cppt, 30.000 cpud. Đức sở hữu 10.000 cppt.

Tuy nhiên, khi nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh, hồ sơ bị trả lại vì lý do vốn điều lệ không hợp pháp

1. Hãy làm rõ nguyên nhân hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp bị trả lại và nêu ra phương hướng khắc phục.

2. Ba cá nhân dự định soạn thảo điều lệ công ty với một số nội dung sau:- các cổ đông sáng lập là người đại diện theo pháp luật của công ty;

– cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong suốt quá trình công ty hoạt động;

– cổ phần ưu đãi biểu quyết được chuyển nhượng giữa các cổ đông sáng lập nhận xét tính hợp pháp của nội dung dự thảo điều lệ công ty.

3. Giả sử, hồ sơ đã được sửa đổi, công ty Duyên Hải được thành lập. Tháng 12 năm 2017, Duyên mua thêm 300. 000 cppt và lập tức chào bán 200. 000 cppt cho Thắng. Hỏi hành vi của Duyên có hợp pháp không? Tại sao?

Cảm ơn luật sư.

>>

Luật sư trả lời:

Trước hết, thay mặt bộ phận công ty TNHH Xin giấy phép cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi đã nghiêm cứu và trả lời bạn như sau:

Đối với câu hỏi thứ nhất của bạn: Nguyên nhân hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp bị trả lại và nêu ra phương hướng khắc phục.

Theo như thông tin bạn cung cấp, hồ sơ đăng kí thành lập công ty cổ phần Duyên Hải bị trả lại do vốn điều lệ không hợp pháp. Sau đây, tôi xin chỉ ra nguyên nhân mà vốn điều lệ không hợp pháp như sau:

Theo khoản 29 Điều 4 quy định:

29. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần

Vốn điều lệ của công ty cổ phần cũng được quy định tại khoản 1 Điều 111

1. Vốn là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

Như vậy, vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng kí mua và ghi tại điều lệ của công ty. Như vậy, xét trong trường hợp của bạn thì vốn điều lệ dự kiến để thành lập doanh nghiệp là 5 tỷ đồng tương đương với 500.000 cổ phần. Tuy nhiên, 3 thành viên là Duyên, Hải và Đức đã thỏa thuận là: Duyên sẽ sở hữu 200.000 cppt,50.000 cpud. Hải sở hữu 20.000 cppt, 30.000 cpud. Đức sở hữu 10.000 cppt. Như vậy, tổng số cổ phần của 3 người là 310.000 cổ phần các loại. Đây chính là nguyên nhân khiến cho vốn điều lệ không hợp pháp. Bởi lẽ theo như 2 điều luật được trách dẫn về vốn điều lệ thì tại thời điểm đăng kí doanh nghiệp thì các thành viên phải mua toàn bộ số cổ phần của công ty. Nhưng 3 người chỉ mua tổng số cổ phân 310.000 như vậy, vốn điều lệ của công ty này sẽ là một con số ảo và Luật doanh nghiệp không cho phép điều này. Chính vì vậy, vốn điều lệ này không hợp pháp.

Từ đó, tôi xin tư vấn cho bạn về phương hướng giải quyết như sau:

Phương án thứ nhất: 3 người cần phải mua toàn bộ số cổ phần còn lại là 190.000 cổ phần các loại.

Phương án thứ hai: Nếu như ở thời điểm hiện tại, 3 người không có đủ điều kiện để mua 190.000 cổ phần các loại ngay lập tức thì có thể cam kết góp trong thời hạn 90 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều 112

1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.

Phương án thứ ba: Tuy nhiên nếu như 3 thành viên không đủ khả năng để mua toàn bộ số cổ phần này thì sẽ có thể xem xét đến khả năng giảm vốn điều lệ trong hồ sơ đăng kí doanh nghiệp.

Đối với câu hởi thứ hai của bạn:

2. Ba cá nhân dự định soạn thảo điều lệ công ty với một số nội dung sau:

– các cổ đông sáng lập là người đại diện theo pháp luật của công ty;

– cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong suốt quá trình công ty hoạt động;

– cổ phần ưu đãi biểu quyết được chuyển nhượng giữa các cổ đông sáng lập

Nhận xét tính hợp pháp của nội dung dự thảo điều lệ công ty.

Đối với vấn đề thứ hai của bạn, tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần: Theo khoản 1,2 Điều 13 quy định

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Vì vậy, luật không hạn chế số lượng người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần. Như vậy, các cổ đông sáng lập đều có thể trở thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Thứ hai, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong suốt quá trình công ty hoạt động:

Đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết được quy định tại khoản 3 Điều 113 như sau:

3. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

Như vậy, cổ phần ưu đã biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó thì cổ phân ưu đã biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Vì vậy điều bạn nêu ra sẽ không hợp pháp.

Thứ ba, cổ phần ưu đãi biểu quyết được chuyển nhượng giữa các cổ đông sáng lập

Đối với việc chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết được quy định tại Điều 116

1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.

2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền sau đây:

a) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

Như vậy, tại khoản 3 Điều này quy định thì cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cho người khác. Vì vậy, việc mà cổ phần ưu đãi biểu quyết được chuyển nhượng giữa các cổ đông sáng lập quy định trong điều lệ công ty sẽ không hợp pháp.

Đối với câu hỏi thứ ba của bạn đó là: Giả sử, hồ sơ đã được sửa đổi, công ty Duyên Hải được thành lập. Tháng 12 năm 2017, Duyên mua thêm 300. 000 cppt và lập tức chào bán 200. 000 cppt cho Thắng. Hỏi hành vi của Duyên có hợp pháp không? Tại sao?

Đối với câu hỏi này của bạn, tôi xin được đưa ra tư vấn như sau: Theo khoản 3 Điều 119

. 3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Vì công ty cổ phần Duyên Hải mới được thành lập năm 2017, Duyên là một cổ đông sáng lập của công ty cổ phần Duyên Hải, nên Duyên chỉ có thể được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho Hải hoặc Đức. Duyên chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông này khi có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *