Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp được pháp luật quy định như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép, tư vấn và hỗ trợ khách hàng về các vấn đề pháp lý xung quanh việc sáp nhập doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp 2014 như sau:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến công ty Xin giấy phép, căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn với bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

2. Nội dung tư vấn:

Thứ nhất bản chất của việc sáp nhập doanh nghiệp 

” Điều 195. Sáp nhập doanh nghiệp

1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”

Theo đó việc sáp nhập doanh nghiệp có thể được hình dung như sau: Công ty A + Công ty B = Công ty A. Trong đó công ty A được gọi là công ty nhận sáp nhập và công ty B được gọi là công ty bị sáp nhập, sau khi tiến hành thủ tục sáp nhập thì công ty B chấm dứt sự tồn tại, toàn bộ tiền tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của công ty B đều được chuyển giao cho công ty A. 

Thứ hai một số lưu ý khi tiến hành sáp nhập doanh nghiệp

” 3. Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.”

Luật cạnh tranh 2004 có quy định như sau:

” Điều 16. Tập trung kinh tế

Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm:

1. Sáp nhập doanh nghiệp;

2. Hợp nhất doanh nghiệp;

3. Mua lại doanh nghiệp;

4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp;

5. Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Trường hợp tập trung kinh tế bị cấm

Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm

Tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 của Luật này có thể được xem xét miễn trừ trong các trường hợp sau đây:

1. Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản;

2. Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.”

Theo đó nếu thị phần của doanh nghiệp nhận sáp nhập mà từ 30- 50% thì mình phải làm thủ tục thông báo với cục quản lý cạnh tranh, trường hợp mà doanh nghiệp nhận sáp nhập chiếm thị phần trên thị trường liên quan từ 50% thì không được tiến hành sáp nhập trừ hai trường hợp được quy định tại điều 19 luật cạnh tranh như trên.

Thứ ba về thủ tục sáp nhập 

Trước hết hai bên phải tiến hành thành lập hợp đồng sáp nhập, điều lệ của công ty nhận sáp nhập. Trong đó hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ của công ty và người lao động.

Sau khi có hợp đồng sáp nhập rồi thì các công ty bị sáp nhập phải nộp hồ sơ xin xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và xin đóng lên cơ quan thuế quản lý, cơ quan bảo hiểm xã hội (nếu có), tổng cục hải quan (nếu có)…

Sau đó sẽ tiến hành thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập tại sở kế hoạch và đầu tư:

– Hồ sơ gồm: + Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh 

+ Điều lệ công ty nhận sáp nhập 

+ Biên bản quyết định của chủ sở hữu /Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông của Công ty bị sáp nhập về việc sáp nhập công ty, thông qua hợp đồng sáp nhập và Điều lệ công ty nhận sáp nhập; bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nhận sáp nhập (nếu có)

+ Biên bản họp và Quyết định của chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông của Công ty nhận sáp nhập về việc nhận sáp nhập công ty, thông qua Hợp đồng sáp nhập và Điều lệ công ty nhận sáp nhập; bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nhận sáp nhập (nếu có)

+ Hợp đồng sáp nhập

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty bị sáp nhập và công ty nhận sáp nhập

– Sau đó tiến hành nộp hồ sơ tại sở kế hoạch và đầu tư.

Thưa luật sư Công ty chúng tôi là công ty TNHH Một Thành Viên có vốn 100% nước ngoài chuyên về may mặc. Chúng tôi muốn nhờ luật sư tư vấn về tình hình công ty chúng tôi muốn sát nhập vào công ty cũng cùng loại hình hoạt động giống công ty chúng tôi.Tuy là hai công ty riêng biệt nhưng hai công ty này lại có cùng một chủ đầu tư. Nay chúng tôi muốn chung hai công ty chúng tôi thành một. Chúng tôi đang băn khoăn vấn đề nên sát nhập, hợp nhất hay công ty kia làm thủ tục ngưng hoạt động hay phá sản. Các thủ tục giấy tờ như thế nào xin luật sư tư vấn giúp chúng tôi. Trân trọng cảm ơn!

 Trường hợp của bạn thì bạn có thể thực hiện theo hình thức sáp nhập hoặc hoặc hợp nhất đều, nếu là sáp nhập thì chỉ chấm dứt tồn tại của một công ty còn nếu theo hình thức hợp nhất thì cả hai công ty đều chấm dứt hoạt đồng tất cả quyền và nghĩa vụ đều được chuyển giao cho công ty mới. Còn đối với hình thức giải thể thì bạn chỉ thực hiện được khi mà công ty mình không còn bất cứ một khoản nào chưa thanh toán. 

Do đó bạn có thể thực hiện thủ tục sáp nhập theo hướng dẫn của bên mình ở trên. Bạn lưu ý về một số vấn đề liên quan đến pháp luật cạnh tranh.

cho em hỏi :” công ty A là cty nhượng quyền thương mai của công ty B, hiện tại công ty A có ý định dừng hoạt động nhưng công ty B muốn công ty A đưa vốn toàn bộ vốn vào công ty B để tiếp tục hoạt động với điều kiện người đứng đầu của công ty A sẽ trực tiếp đứng tên là 1 cổ đông của công ty B ” vậy đây có phải một hoạt động sát nhập, mua bán hay một hình thức nào khác ??? xin cảm ơn

Nhượng quyền thương mại được quy định trong luật thương mại 2005 như sau:

” Điều 284. Nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.”

Theo như thông tin bạn cung cấp thì có thể hiểu công ty A là công ty nhận . Hiện tại nếu muốn chuyển toàn bộ vốn tài sản và quyền nghĩa vụ của công ty A sang cho công ty B và chấm dứt hoạt động của công ty A thì trường hợp này mình có thể thực hiện dưới hình thức sáp nhập doanh nghiệp, công ty A sẽ là công ty bị sáp nhập còn công ty B là công ty nhận sáp nhập 

Dear Minh Khue, Cty mình được thành lập từ năm 1999, đến năm 2009 thành lập mới thêm 1 công ty cổ phần và chuyển toàn bộ hoạt động sang công ty cổ phần (đính kèm giấy ĐKKD của 2 công ty). Đến nay, xét thấy việc duy trì hoạt động của công ty cũ là không còn cần thiết, do vậy bên mình muốn tiến hành thủ tục sáp nhập công ty TNHH vào công ty cổ phần. Nhờ bạn tư vấn giúp: 1/ Sau khi sáp nhập thì pháp nhân của công ty TNHH sẽ không còn tồn tại nữa hay vẫn tồn tại dưới dạng công ty con của cty CP ? 2/ Các hồ sơ cần chuẩn bị. 3/ Mức phí và thời gian tiến hành thủ tục nói trên. 4/ Phần thuế thì làm thế nào, thuế làm khi đã xong giấy phép hay làm sau khi có GP, vui lòng hướng dẫn phần này và báo phí trọn gói. 5/ Còn các chi nhánh của cty thì xử lý thế nào ? Mình đang cần làm gấp. Mong sớm nhận được thông tin tư vấn của bạn. Trân trọng,

 Trường hợp sau khi thực hiện việc sáp nhập thì toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích của công ty TNHH sẽ được chuyển giao cho công ty cổ phần. Công ty TNHH sẽ chấm dứt hoạt động, công ty không còn tồn tại nữa kể từ khi thực hiện sau thủ tục sáp nhập. Thủ tục bạn thực hiện theo hướng dẫn ở trên. Trường hợp bạn muốn sử dụng dịch vụ của công ty mình thì bạn có thể liên hệ với bên mình qua tổng đài: để được trao đổi trực tiếp.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với  gọi số:  hoặc liên hệ văn phòngđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng ./.

Bộ phận doanh nghiệp – Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *