Thủ tục rút sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ mất bao lâu ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính gửi Luật sư! Em làm ở công ty xây dựng giờ muốn nghỉ việc và rút hồ sơ Bảo hiểm xã hội để làm ở công ty khác thì thủ tục rút Bảo hiểm xã hội mất bao nhiêu lâu? Em xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty Xin giấy phép.

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

;

2. Luật sư tư vấn:

Trước khi sang cơ quan mới làm việc, bạn cần phải hoàn tất các thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội tại cơ quan cũ. Việc này sẽ do Cơ quan cũ lập danh sách gửi đến Cơ quan bảo hiểm xã hội và thực hiện việc chốt sổ bảo hiểm xã hội, đồng thời có trách nhiệm chuyển bảo hiểm xã hội của bạn sang cơ quan mới và giao sổ cho bạn, để bạn nộp sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan mới. Cơ quan này sẽ tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho bạn.

Theo quy định điều 4, Bộ luật lao động 2012 về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng:

“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt

1.Ít nhất 15 ngày trước ngày hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”

Như vậy, tối đa là trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng cơ quan của bạn phải có trách nhiệm hoàn thành thủ tục và trả lại sổ bảo hiểm cho bạn để bạn chuyển sang cơ quan mới.

Khi chuyển sang cơ quan mới làm việc, bạn không phải kê khai tờ khai tham gia BHXH, BHYT bắt buộc. Cơ quan mới sẽ căn cứ vào Hợp đồng lao động của bạn và công ty hoặc Quyết định tuyển dụng để điều chỉnh lao động tăng giảm tại đơn vị. Thời gian đóng bảo hiểm ở doanh nghiệp cũ được tính vào tổng thời gian đóng bảo hiểm của người lao động khi làm thủ tục hưu trí sau này.

Theo quyết định 595/QĐ-BLĐTBXH, để được chốt sổ bảo hiểm xã hội thì công ty cũ của bạn phải thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Làm thủ tục báo giảm lao động

Bên công ty bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

+) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS);

+) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (nếu có).

Bước 2: Chốt sổ cho người lao động

Căn cứ Phiếu giao nhận hồ sơ 620/…/SO 7 thì hồ sơ bao gồm:

– Sổ BHXH hoặc sổ BHXH và các trang tờ rời hoặc tờ bìa sổ BHXH và các trang tờ rời (bản chính);

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người).

Trường hợp công ty bạn từ chối việc chốt sổ bảo hiểm cho bạn thì bạn hoàn toàn có thể tự mình chốt sổ bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ để người lao động tự chốt sổ bảo hiểm xã hội cũng tương tự như hồ sơ đối với người sử dụng lao động nhưng phải có thêm và văn bản giải trình. Cụ thể như sau:

– Đơn đề nghị chốt sổ bảo hiểm xã hội;

– Văn bản giải trình, tại đây bạn phải trình bày ngắn gọn quá trình tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty, giải thích lý do để chốt sổ bảo hiểm xã hội;

– Sổ bảo hiểm xã hội;

– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS theo Quyết định 595/QĐ-BHXH).

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ các giấy tờ trên, bạn mang nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn đang đóng bảo hiểm xã hội. Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cũng khá đơn giản nên người lao động hoàn toàn có thể tự mình chốt sổ bảo hiểm xã hội.

Do đó, bạn nên thực hiện theo đúng các quy định trên để việc chuyển bảo hiểm được nhanh chóng và thuận tiện.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty chúng tôi!

Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận : để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật bảo hiểm xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *