Thủ tục nhập hộ khẩu cho con khi mẹ được cấp hộ khẩu ở ghép ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Người nước ngoài có quyền nhập hộ khẩu về Việt Nam hay không ? Cách nhập hộ khẩu cho con vào hộ khẩu của cha mẹ ? … và một số vướng mắc pháp lý khác về thủ tục nhập hộ khẩu sẽ được Luật sư của Công ty luật DV Xingiaypheptư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Thủ tục nhập hộ khẩu cho con khi mẹ được cấp hộ khẩu ở ghép ?

Luật sư cho em hỏi, em nhập hộ khẩu ở nhờ nhà người quen năm 2014 tại huyện Bình Chánh tp Hồ Chí Minh và được cấp sổ hộ khẩu ở ghép. Tháng 3 năm 2017 em sẽ sinh con. Vậy thủ tục để em nhập hộ khẩu cho con em như thế nào ?

Mong luật sư có thể tư vấn cho em. Em cám ơn

Trả lời:

Tại có quy định

“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

e) Ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;

5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;

b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;

c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.”

Đáp ứng được yêu cầu trên thì bạn được nhập hộ khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh.

>> Bài viết tham khảo thêm:

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Tách hộ khẩu khi trên cùng một địa chỉ có được không ?

Thưa Luật Sư Gia đình em đang sử dụng chung một hộ khẩu với rất nhiều nhân khẩu. Cụ thể bao gồm 4 gia đình nhỏ của các anh, các chị. Luật sư cho em hỏi, bây giờ tách sổ hộ khẩu chung ra thành nhiều sổ nhỏ riêng của từng gia đình nhưng vẫn chung một địa chỉ có được không? Nếu được thì bao gồm những hồ sơ thủ tục gì?

Mong Luật sư tư vấn giúp em. Xin chào Luật sư.

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 () thì:

“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp phápđược tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Vì vậy, trong trường hợp này, khi bạn chưa có nơi ở khác bạn vẫn có thể làm thủ tục tách hộ khẩu. Và thủ tục bạn thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật trên.

Thưa luật sư, Tên gia đình tôi có cho công ty A mượn số đỏ để vay vốn ngân hàng sổ đỏ dứng tên nguyễn xuân cường tôi cùng vợ tôi có ký cho công ty A mượn sổ đỏ nhưng công ty A không thanh toán được khoản vay trên và ngân hàng đã kiện ra tòa án giải quyết trong bìa hộ khẩu của tôi thì mẹ tôi đứng chủ hộ xin hỏi nhà tư vấn pháp luật thì mẹ tôi có quyền lợi và nghĩa vụ gì trong việc này không ;(mẹ tôi không ký kết bất cứ văn bản nào) xin chân thành cảm ơn

>> Trong trường hợp này, việc mẹ bạn đứng tên chủ hộ không mang yếu tố quyết định trong trường hợp này. Bởi, nếu quyền sử dụng đất được cấp riêng cho bạn, chứng nhận quan hệ sử dụng của một mình bạn thì mẹ bạn không có quyền định đoạt đối với phần đất này. Còn nếu GCNQSDĐ cấp cho bạn dưới dạng “Chứng nhận hộ ông…..có quyền sử dụng đất….” thì mọi giao dịch liên quan tới quyền sử dụng đất phải có sự đồng ý của cả hộ gia đình, bao gồm cả mẹ bạn.

Thưa luật sư, Tên khách xin cho tôi hỏi?ông nội tôi là liệt sĩ,cha tôi là người thờ cúng và nhận chế độ.mới đây cán bộ thương binh xã hội của xã A nói cha tôi không được tiếp tục nhận chế độ thờ cúng , vì hộ khẩu của cha tôi ở khác xã.bây giờ cha tôi muốn để cho chú ruột tôi làm thủ tục nhận chế độ thờ cúng có được không,chú tôi có hộ khẩu tạ xã A.nếu được thì thủ tục như thế nào?Tôi chân thành cảm ơn!

>> Căn cứ theo quy định tại Điều 11 thì:

“Điều 11. Thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ

1. Người thờ cúng liệt sĩ có trách nhiệm lập và gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú:

a) Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Biên bản ủy quyền (Mẫu UQ).

2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ gốc của liệt sĩ đang quản lý, ra quyết định trợ cấp thờ cúng.

Trường hợp hồ sơ gốc của liệt sĩ do địa phương khác quản lý thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị di chuyển hồ sơ gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ.

5. Trường hợp người thờ cúng liệt sĩ chết hoặc không tiếp tục thờ cúng liệt sĩ thì cá nhân khác được gia đình, họ tộc của liệt sĩ ủy quyền thờ cúng liệt sĩ thực hiện thủ tục theo quy định tại Khoản 1 Điều này.”

Vì vậy, chú ruột của bạn có quyền đứng ra nhận trợ cấp thờ cúng cho liệt sĩ.

Thưa luật sư cho hỏi: Người bị kết án treo về tội đánh bạc 18 tháng . vi phạm ở thành phố HCM ,hiện trạm trú 5 năm ở thành phố HCM. Nhưng hộ khẩu thường trú ở huế.cơ quan nơi trạm trú nào quản lý? hay thường trú quản lý? nếu thường trú quản lý mà đối tượng ở xã thì làm thế nào?

Đối với trường hợp này, cơ quan công an nơi đăng ký tạm trú có quyền quản lý người bị kết án treo.

Trân trọng ./.

3. Thủ tục nhập hộ khẩu lại khi từ nước ngoài về Việt Nam ?

Kính chào luật sư! Tôi có một số thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi như sau: Em trai em có sang Hàn Quốc du học từ đầu tháng 10/2005. Học được gần 2 năm thì nó trốn ra ngoài. Trước khi sang Hàn, bố em ở nhà cắt khẩu nó. Bây giờ, nó về VN, muốn nhập khẩu lại thì thủ tục như thế nào ạ? Khẩu nhà em ở phường Sài Đồng, quận Long Biên, TP Hà Nội ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: H.Y

Thủ tục nhập hộ khẩu cho con khi mẹ được cấp hộ khẩu ở ghép ?

Trả lời:

Căn cứ vào điểm a khoản 1 () quy định:

Điều 20 Luật cư trú 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) có quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

“1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;

5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;

b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;

c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.”

Khoản 4 Điều 19 quy định:

“4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành:

a) Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;

b) Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê”

Căn cứ theo các quy định trên, em trai chị có thể đăng kí thường trú tại Hà Nội theo trường hợp con về ở với cha, mẹ hoặc trường hợp trước đây đã đăng ký thường trú tại Hà Nội, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình.

quy định chi tiết Luật cư trú;

– quy đinh chi tiết thi hành một số điều của Luật cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật cư trú.

Về thủ tục đăng kí thường trú:

Căn cứ vào Điều 21 Luật cư trú 2006 và Điều 6 , việc đăng ký thường trú cho em trai chị được thực hiện như sau:

1. Hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

b) Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);

c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);

d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; … thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên.

Trong trường hợp của em trai chị, nếu em trai chị đăng ký thường trú theo trường hợp con về ở với cha, mẹ thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha, mẹ với con như Giấy khai sinh của em chị; quyết định công nhận việc nuôi con nuôi; quyết định việc nhận cha, mẹ, con; sổ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc xác nhận của UBND phường Sài Đồng về mối quan hệ cha, mẹ và con. Ngoài ra, nếu cha chị là chủ hộ của ngôi nhà mà em trai chị muốn thường trú thì phải có được sự đồng cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.( quy định tại điểm i, khoản 2, Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA).

2. Nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú: Công an quận Long Biên

3. Thời gian giải quyết: trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của chị, cảm ơn chị đã tin tưởng Công ty Xin giấy phép. Trân trọng./.

4. Nhập hộ khẩu vào nhà người thân cần những thủ tục gì?

Thưa luật sư, Cho tôi hỏi tôi làm trong lực lượng vũ trang ở Hà Nội được 8 năm rồi. Bây giờ tôi muốn nhập hộ khẩu vào nhà bác tôi thì cần những thủ tục gì và mất tầm bao nhiêu tiền ạ ?

Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư ạ.

>> Luật sư tư vấn luật dân sự, cư trú trực tuyến gọi:

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục hỏi đáp của công ty Luật Minh Khuê, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Khoản 2 Điều 1 () về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương có quy định:

“…Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;

5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;

b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;

c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.”

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn được nhập khẩu theo khẩu của bác của bạn và thủ tục nhập khẩu được tiến hành theo Điều 21 của Luật Cư trú:

“Điều 21 Thủ tục đăng ký thường trú

1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *