Thủ tục nhận nuôi con nuôi để bảo lãnh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Cho người nước ngoài nhận con nuôi là một trong những quan hệ pháp lý phát sinh trong thời kỳ hội nhập. Vậy Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về thủ tục cho nhận con nuôi, bảo lãnh con nuôi sang nước ngoài sinh sống ? Luật sư của Công ty luật DV Xingiayphepsẽ tư vấn và giải đáp cụ thể: l

 

Trả lời:

Công ty Xin giấy phép đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi tới công ty. Về vấn đề của bạn Công ty xin được giải đáp như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– 

2. Nội dung phân tích:

Con xin chào Luật sư Con tên là Quỳnh Như, 17 tuổi ( sinh 30/4/1999) , con có 1 người bác gái ( bố của bác là anh rể của ông nội con ,) bác qua mỹ từ hồi 1980, bác muốn bảo lãnh con làm con nuôi ngay tại mỹ . Con xin hỏi cô/ chú Luật sư : 1. Các bước để làm nuôi ngay tại mỹ . 2. Mẹ con , con, và bác con cần những giấy tờ gì để làm thủ tục này . 3. Hiện bác con đang ở việt nam và sẽ qua lại mỹ trong vài ngày nữa, thì mẹ con và bác cần những giấy tờ gì trước khi bác con qua lại mỹ để tiên hành làm thủ tục luôn. Con cám ơn cô/ chú luật sư. mong cô chú giúp con thắc mắc này

Về điều kiện nhận nuôi con nuôi được quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi như sau:

” 1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.”

Về điều kiện của người được nhận nuôi quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi như sau:

” Điều 8. Người được nhận làm con nuôi

1. Trẻ em dưới 16 tuổi.

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.”

Như vậy, nếu người nhận nuôi con và người được nhận nuôi đảm bảo điều kiện theo quy định trên thì có thể thực hiện theo thủ tục quy định tại Luật nuôi con nuôi vàNghị định số 19/2011/NĐ-CP như sau:

Về hồ sơ nhận con nuôi trong trường hợp này quy định tại Điều 31 Luật nuôi con nuôi như sau:

Đối với người nhận con nuôi:

” Điều 31. Hồ sơ của người nhận con nuôi

1. Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:

a) Đơn xin nhận con nuôi;

b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khoẻ;

e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

g) Phiếu lý lịch tư pháp;

h) Văn bản ;

i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.

2. Các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.

3. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.”

Quy định chi tiết Điều này tại Nghị định số 19/2011/NĐ-CP như sau:

” Điều 13. Hồ sơ của người nhận con nuôi

Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi.

Khi nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi đích danh theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Nuôi con nuôi phải nộp 01 bộ hồ sơ của người được nhận làm con nuôi và tùy từng trường hợp còn phải có giấy tờ tương ứng sau đây:

1. Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi.

2. Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.

3. Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người đó nhận con nuôi Việt Nam và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đó với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột.

4. Giấy tờ, tài liệu để chứng minh trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này.

5. Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.”

Đối với người được nhận nuôi quy định tại Điều 14 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP như sau:

” Điều 14. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi phải có các giấy tờ được lập theo quy định tại Điều 32 của Luật Nuôi con nuôi và các quy định cụ thể sau đây:

1. Bản tóm tắt đặc điểm, sở thích, thói quen của trẻ em phải ghi trung thực các thông tin về sức khỏe, tình trạng bệnh tật (nếu có) của trẻ em, sở thích, thói quen hàng ngày đáng lưu ý của trẻ em để thuận lợi cho người nhận con nuôi trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi.

Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này.

2. Đối với trẻ em thuộc Danh sách 1, thì phải có các văn bản sau đây:

a) Văn bản của Sở Tư pháp kèm theo giấy tờ, tài liệu về việc đã thông báo tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi;

b) Văn bản xác nhận của Cục Con nuôi về việc đã hết thời hạn thông báo theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi nhưng không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi.”

Về thẩm quyền giải quyết hồ sơ, thời hạn giải quyết hồ sơ quy định tại Điều 19 Luật nuôi con nuôi như sau:

” Điều 19. Nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

2. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.”

Bạn lưu ý về lệ phí:

 Miễn lệ phí đối với các trường hợp: Cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; Cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi; Nhận trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo làm con nuôi. Trường hợp này, bạn không thuộc diện được miễn lệ phí. Vì vậy, mức lệ phí bạn phải trả là 9.000.000 đồng hoặc 3.000.000 đồng nếu đăng ký tại cơ quan đại diện ( Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng đô la Mỹ hoặc đồng tiền của nước sở tại.)

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, xin đảm bảo tất cả những thông tin tư vấn hoàn toàn đúng theo tinh thần pháp luật. Chúng tôi rất mong nhận được hồi âm của bạn về vấn đề này và luôn sẵn sàng trao đổi những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty tư vấn của chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận Dân sự – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *