Thủ tục mở một siêu thị mini thì thủ tục làm như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: em muốn mở 1 siêu thị mini trong đó có bán thuốc ( một số thuốc thông thường không cần kê đơn ) thì thủ tục làm như thế nào ? Cảm ơn luật sư. Người gửi : Huỳnh Kim Ngân

 

Luật sư trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật doanh nghiệp năm 2014.

– Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký thành lập doanh nghiệp.

2. Luật sư tư vấn:

Trường hợp bạn muốn mở một siêu thị Mini với nhiều mặt hàng, trong đó có bán thuốc (một số thuốc thông thường không cần kê đơn) thì bạn có thể hoặc thành lập doanh nghiệp là (Công ty trách nhiệm hữu hạn). Tuy nhiên, mỗi loại hình kinh doanh có những ưu điểm, nhược điểm riêng như sau:

1. Công ty Trách nhiệm Hữu hạn: gồm Công ty TNHH 1 thành viên do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên do hai hay nhiều cá nhân tổ chức đồng sở hữu.

a. Công ty TNHH 1 thành viên:

+ Về ưu điểm:

– Do một tổ chức hay một cá nhân làm chủ sở hữu, số lượng thành viên trong công ty không nhiều, chủ yếu là người quen biết, tin cậy, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.

– Có tư cách pháp nhân.

– Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản( chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình vào công ty).

+ Về nhược điểm:

– Việc huy động vốn của công ty bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

– Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên nên uy tín của công ty trước đối tác bị hạn chế.

b. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

+ Về ưu điểm:

– Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn, tức là các thành viên trong công ty chỉ chịu trách nhiệm về tài sản trong phạm vi vốn góp của mình, điều này hạn chế được rủi ro cho các thành viên.

–  Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp quy định khá chặt chẽ nên nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên, hạn chế được sự gia nhập của người lạ vào công ty.
– Có tư cách pháp nhân kể từ khi nhận giấy đăng kí kinh doanh.

– Số lượng thành viên trong công ty không nhiều ( từ 2- 50 thành viên) nên dễ dàng cho việc quản lý, điều hành.

+ Về nhược điểm:

– Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không có quyền phát hành trái phiếu.
– Chịu sự quản lý của pháp luật chặt chẽ  hơn so với các công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân.
– Đối với một  số trường hợp, do việc các thành viên chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm theo phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp nên khiến cho nhiều đối tác và khách hàng không thực sự muốn hợp tác vì sợ rủi ro có thể xảy ra mà họ phải chịu.

2. Hộ kinh doanh cá thể: Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

+ Ưu điểm:
– Quy mô gọn nhẹ.
– Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản.
– Phù hợp với cá nhân .

+  Hạn chế: 
– Không có tư cách pháp nhân.
– Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ .

Về trình tự, thủ tục thành lập:

1. Hộ kinh doanh cá thể ( căn cứ theo Nghị định 78/2015/NĐ- CP về đăng ký doanh nghiệp.

Điều 70: Số lượng hồ sơ đăng ký kinh doanh

Hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi đăng ký hoặc đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký.

Điều 71: Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh

1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

3. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

 

Điều 72: Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.

Điều 73: Đặt tên hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:

a) Loại hình “Hộ kinh doanh”;

b) Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.

3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.

4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

Điều 74: Nghành, nghề kinh doanh của Hộ kinh doanh

1. Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

2. Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Công ty TNHH

+ Chuẩn bị hồ sơ

– Hồ sơ cá nhân

Bao gồm bản sao công chứng CMTND/ Hộ chiếu còn hiệu lực của tất cả các thành viên/ cổ đông công ty dự kiến thành lập.

– Hồ sơ biểu mẫu hành chính

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Danh sách người ủy quyền nếu có;

– Danh sách thành viên/ cổ đông sáng lập công ty;

+  Thực hiện thủ tục thành lập công ty

–  Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Sau 03 ngày làm việc sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là doanh nghiệp.

– Công ty thực hiện việc khắc dấu và thông báo đăng ký sử dụng mẫu dấu doanh nghiệp tới Phòng đăng ký kinh doanh.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *