Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân xã

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn như sau: Gia đình tôi đang sử dụng miếng đất nằm cạnh nhà chú tôi, trước đây tôi có làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng với thực tế mà ông bà chia cho cũng như thực tế sử dụng đất của gia đình mình.

Mục lục bài viết

Nay, khi chính quyền có chủ trương cấp lại sổ đỏ thì khi đo đạc lại tôi phát hiện ra nhà chú tôi đã xây dựng lấn sang nhà tôi một phần đất, hiện tại tôi đang nhờ UBND xã trích lại cho gia đình tôi để nói chuyện trong nội bộ gia đình trước, nếu không hòa giải được trong nội bộ gia đình tôi sẽ đè nghị UBND xã hòa giả cho tôi và chú tôi nhưng đề nghị này bị UBND cấp xã từ chối giải quyết. Vậy tôi xin hỏi với trường hợp nêu trên thì gia đình tôi nên tiến hành gải quyết như thế nào tại UBND cấp xã.

Xin chân thành cám ơn luật sư!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Đất đai của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Hòa giải tranh chấp đât đai tại UBND cấp xã, phường

Với trường hợp của gia đình bạn, việc tiến hành hòa giải trong gia đình và hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất là phương án được khuyến khích và nên được ưu tiên, việc hòa giải vừa không tốn nhiều thời gian, chi phí như việc khởi kiện mà vẫn giữu được hòa khí trong gia đình.

Căn cứ Điều 202 này thì Nhà nước khuyến khích các bên tự hoà giải hoặc thông qua hoà giải ở cơ sở. Nếu các bên tranh chấp không tự hoà giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai.

Để có căn cứ giải quyết việc tranh chấp đất đai, thay vì kiến nghị bằng miệng bạn có thể viết , kèm theo các bằng chứng chứng minh quyền sử dụng đất của bạn (như sổ đỏ bạn đã được cấp trước đây, trích do bản đồ địa chính miếng đất trên sổ mục kê của UBND cấp xã…).

Thời hạn hoà giải là 45 ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận được đơn của bạn.

Thủ tục hòa giải

Trình tự hòa giải được quy định tại Điều 88 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Theo đó, sau khi nhận được đơn đề nghị của bạn, UBND cấp xã sẽ lập hội đồng hòa giải và tiến hành xác minh hiện trạng đất cả trên thực tế và trên giấy tờ để có những thông tin sơ bộ làm căn cứ giải quyết tranh chấp. Việc hòa giải phải được thông báo cho các bên trong tranh chấp và phải lập thành biên bản gồm những nội dung chính như sau:

– Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải;

– Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu);

– Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;

– Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành. Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục điều chỉnh gấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hai bên.

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Kết quả hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *