Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh năm 2020?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào Xin giấy phép, Luật sư có thể cho tôi hỏi về Hồ sơ, trình tự thủ tục, để giải quyết tranh chấp về đất đai của ủy ban nhân dân cấp tỉnh có được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Mục lục bài viết

Xin chào Xin giấy phép, Luật sư có thể cho tôi hỏi về Hồ sơ, trình tự thủ tục, để giải quyết tranh chấp về đất đai của cấp tỉnh được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Người gửi: N.T.H

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Về căn cứ pháp lý

– Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014;

– Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017.

2.

Theo quy định của Luật đất đai 2013, cụ thể tại Điều 204 luật đất đai quy định chung về như sau: Đối với các tranh chấp đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì trình tự được thực hiện như sau:

– Trường hợp có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án;

– Trường hợp không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức theo quy định sau đây:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền;

+ Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền;

Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau: Nếu là tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là của Chủ tịch UBND cấp huyện; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính; Còn đối với trường hợp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là của Chủ tịch UBND cấp tỉnh; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ TN và MT hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính…

2.1. Các bước giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện

Bước 1. Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản.

Bước 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.

Bước 3. Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Bước 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

2.2. Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện

Người yêu cầu nộp 01 bộ hồ sơ gồm có các loại giấy tờ, tài liệu sau:

– Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

– Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

– Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã; với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

– Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

2.3. Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

, ngày tháng năm 2014

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(V/v yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai)

Kính gửi: UBND xã (phường, thị trấn)……………

Tên tôi là: Sinh năm

CMND số: Ngày cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Địa chỉ nơi ở:

Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan giữa gia đình tôi với gia đình ông (bà): …………………….. Địa chỉ tại:………………………………………

Nội dung vụ việc như sau:

Gia đình tôi có thửa đất tại thôn……..xã……..được cấp GCNQSDĐ ngày tháng năm tờ số………tại thửa………… diện tích………….Tôi đã sử dụng thửa đất từ năm ………đến nay. Trước phần đất nhà tôi là rãnh nước chung với nhà ông/bà……………Rãnh nước này đã có từ trước nhưng không thuộc quyền sở hữu của ai mà là rãnh nước chung. Hiện nay, tôi đang tiến hành thi công . Phần mái tầng trên tôi có xây ban công lùi ra phía rãnh nước thì gia đình nhà ông/ bà có xảy ra tranh chấp với gia đình tôi và cho rằng phần rãnh nước này là của họ.

Đến nay, các bên không thể thương lượng, hòa giải được với nhau để giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai nêu trên. Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị UBND xã …………. tổ chức hòa giải tranh chấp đất giữa gia đình tôi với gia đình ông/ bà ……….. trú tại …………….để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp nêu trên.

Cụ thể:

– Yêu cầu UBND xã tiến hành đo đạc lại ranh giới thửa đất để xác định phần đất của các bên.

– Gia đình tôi đề nghị tiếp tục xây dựng công trình nhà ở vì lý do………………………

Kính mong quý cơ quan sớm xem xét giải quyết.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu gửi kèm:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– ……………………..

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(ký và ghi rõ họ tên)

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *