Thủ tục đăng ký thường trú cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài về Việt Nam

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, tôi có một vấn đề cần tư vấn như sau: Vợ chồng chú tôi trước đây sinh sống định cư ở Mỹ nhưng vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Nay vợ chồng chú tôi muốn về Việt Nam sinh sống, cụ thể tại Hà Nội.

Mục lục bài viết

Tôi muốn hỏi trường hợp của vợ chồng chú tôi có được đăng ký thường trú tại Việt Nam không và thủ tục như thế nào ? Xin cảm ơn luật sư.

TRẢ LỜI:

Trước hết thay mặt bộ phận công ty Xin giấy phép cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi đã tìm hiểu và tư vấn như sau:

Theo như lời bạn mô tả thì vợ chồng chú bạn được coi là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nay muốn đăng kí thường trú tại Hà Nội. Như vậy những điều kiện và thủ tục để đăng ký thường trú tại Hà Nội như sau:

1. Điều kiện để đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

Điều 20 quy định điều kiện để đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

e) Ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ và có chỗ ở hợp pháp;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;

5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;

b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;

c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.

Trong trường hợp của vợ chồng chú bạn, bạn không nói rõ là vợ chồng chú trước khi ra nước ngoài định cư đã từng có đăng ký thường trú tại Hà Nội hay chưa nên sẽ có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Trước đây vợ chồng chú bạn đã từng đăng ký thường trú tại Hà Nội nay trở về

Theo đó, vợ chồng chú bạn sẽ có đủ điều kiện để đăng ký thường trú tại Hà Nội theo khoản 4 Điều 20

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình

Trường hợp 2: Trước đây vợ chồng chú bạn chưa từng đăng ký thường trú tại Hà Nội

Theo đó, để có đủ điều kiện đăng ký thường trú tại Hà Nội thì phải đáp ứng điều kiện phải có thời gian tạm trú tại Hà Nội từ hai năm trở lên theo khoản 1 Điều 20

1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

Ngoài ra, có một số điều kiện khác tùy từng tường hợp :

– Nếu vợ chồng chú bạn đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân và tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau:

+ Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;

+ Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;

+ Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

– Nếu vợ chồng chú bạn đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội ( các quận thuộc thành phố Hà Nội ) thì thuộc 1 trong các điều kiện sau:

+ Các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 Luật cư trú

+ Các trường hợp không thuộc đim a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc shữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh n; đối với nhà thuê phải bảo đm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bn của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.

2. Thủ tục đăng ký thường trú cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài

Theo thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT/BCA – BNG ngày 12/5/2009 và Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BCA- BNG ngày 03 tháng 01 năm 2012 của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29 tháng 01 năm 2002 và Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BCA-BNG ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, nếu có đủ các điều kiện để đăng kí thường trú tại Viêt Nam thì trình tự thủ tục thực hiện như sau:

* Hồ sơ đề nghị về Việt Nam thường trú được lập thành 2 bộ, mỗi bộ gồm có:

( 1) Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú (theo mẫu);

( 2) Bản sao hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu);

( 3) Bản sao một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam:

– Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;

– Giấy chứng minh nhân dân;

– Hộ chiếu Việt Nam;

– Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;

– Giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp xác nhận đương sự còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch.

(4) 03 ảnh mới chụp cỡ 4 x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu (02 tấm dán vào và 01 tấm để rời);

( 5) Một trong những giấy tờ sau đây chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam:

– Đối với người đã được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

Bản sao một trong những giấy tờ sau đây chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu) như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở; Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; giấy tờ của Toà án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật.

– Đối với người có nhà ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân:

+ Bản sao hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở của cá nhân (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu);

+ Văn bản chứng minh người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho người đó đăng ký thường trú;

+ Bản sao giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhà ở của người cho thuê, mượn, ở nhờ (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu).

( 6) CDVNĐCNN xin về thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương ngoài giấy tờ nêu trên trong hồ sơ còn phải có một trong giấy tờ sau đây chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương (quy định tại khoản 1, 2 và 4 của Điều 20 Luật Cư trú):

– Đối với CDVNĐCNN có chỗ ở hợp pháp phải có một trong giấy tờ sau chứng minh đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên:

+ Giấy tờ về tạm trú có thời hạn hoặc xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn về thời hạn tạm trú;

+ Sổ tạm trú hoặc xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn về thời gian .

– Đối với CDVNĐCNN được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình phải có một trong giấy tờ sau chứng minh mối quan hệ ruột thịt giữa hai người. Trường hợp không còn giấy tờ chứng minh mối quan hệ ruột thịt nêu trên, thì người bảo lãnh phải có đơn giải trình và được UBND cấp xã nơi người đó có hộ khẩu thường trú xác nhận.

– Giấy tờ chứng minh CDVNĐCNN trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình.

* Nơi nhận hồ sơ và lệ phí, người có yêu cầu sẽ nộp tại 1 trong các nơi sau đây:

– Cơ quan đại diện Việt Nam nơi người nộp hồ sơ đang cư trú;

– Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người nộp hồ sơ đề nghị được về thường trú.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *