Thủ tục đăng ký quyền thừa kế đất đai thực hiện như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Đất đai là những tài sản có giá trị và thường được thừa kế từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình. Vậy, pháp luật đất đai quy định phân chia tài sản thừa kế là đất đai như thế nào theo quy định của pháp luật ? Việc thừa kế có phải nộp thuế không ? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Thủ tục đăng ký quyền thừa kế đất đai thực hiện như thế nào?

Kính gửi: Quý công ty Thưa luật sư: Hiện nay tôi đang công tác tại Tuyên Quang có một chút thắc mắc muốn nhờ công ty giải đáp hộ tôi về quyền thừa kế tài sản. Ông, Bà nội tôi sinh được 3 người con, 1 gái, 2 trai, Bố tôi là con út. Ông nội tôi mất năm 1989, Bà nội tôi mất năm 2015, Anh trai bố tôi mất năm 2001 và chưa lập gia đình, Bố tôi đã mất năm 2000, nay chỉ còn 1 bác gái cả.

Ông, bà nội tôi chết đi không để lại di chúc vì vậy mẹ tôi có được thừa kế tài sản là đất đai do ông bà tôi để lại không. Chị gái cả của bố tôi đã tự nguyện làm đơn nhường lại toàn bộ nhà cửa, đất đai của ông bà tôi cho mẹ tôi thì thủ tục để làm giấy tờ thừa kế như thế nào?

Rất mong công ty giải đáp hộ cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Xuan dai

Thủ tục đăng ký quyền thừa kế đất đai thực hiện như thế nào?

:

Trả lời:

Theo như bạn đã nêu trong tình huống thì ông bà của bạn không để lại di chúc, như vậy, di sản thừa kế ở đây sẽ được chia theo pháp luật theo quy định về thừa kế tại điều 651 như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Đối với tình huống này, vấn đề chia di sản phải được thực hiện như sau: khi ông nội của bạn mất không để lại di chúc, vì thế, số tài sản mà ông bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật, cụ thể trong trường hợp này là bà nội, bố và các bác của bạn. Như vậy, đến thời điểm ông nội bạn mất thì số tài sản của ông nội bạn được chia đều cho bà nội, bố và 2 bác của bạn. Tuy nhiên, đến năm 2000 thì bố của bạn mất, không để lại di chúc, vì thế theo pháp luật thì số tài sản của bố bạn hiện có (bao gồm cả phần di sản thừa kế từ ông nội bạn) sẽ được chia cho mẹ của bạn và các con. Năm 2015 bà nội của bạn mất, không để lại di chúc, vì thế số di sản của bà nội bạn cũng sẽ được chia theo pháp luật, tức là được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là hai bác và bố của bạn. Tuy nhiên, do bác trai đã mất năm 2001 nên toàn bộ tài sản của bà nội bạn sẽ thuộc về bác gái và bố của bạn. Do bố của bạn mất vào năm 2000, mất trước thời điểm mà bà nội bạn mất, nên theo quy định tại Điều 652 Thừa kế thế vị thì:

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Như vậy, thì phần di sản của bà nội bạn sẽ được chia thành 2 phần, 1 phần chia cho bác gái của bạn, phần còn lại chia cho bố của bạn, nhưng do bố của bạn đã mất trước thời điểm mà bà của bạn mất, nên những người con của bố bạn sẽ được hưởng thừa kế thế vị, tức là được hưởng phần thừa kế mà bà nội để lại cho bố của bạn. Còn mẹ của bạn, không thuộc diện thừa kế thứ nhất theo quy định tại điều 651 nên không được hưởng phần di sản do bà nội bạn để lại.

Như vậy, theo quy định trên thì mẹ của bạn không được hưởng di sản thừa kế từ bà nội của bạn, mà số tài sản của bà bạn sẽ được chia đôi, một phần cho bác của bạn, và phần còn lại là cho các con của bố bạn.

Nếu như bác của bạn làm đơn chuyển toàn bộ di sản thừa kế cho mẹ của bạn thì cần phải làm các thủ tục sau:

– Từ chối nhận di sản thừa kế hoặc làm hợp đồng cho tặng toàn bộ di sản thừa kế cho mẹ bạn.

Trân trọng./.

2. Thừa kế tài sản đất đai của ông nội có phải nộp thuế không ?

Thưa luật sư, Luật sư cho em hỏi ông nội em có bảy người con nhưng giờ ông em và bố em mất rồi bìa đỏ đưng tên đất ông em giờ em muốn của ông em, vậy em có phải nộp thuế không ?

Người hỏi: Chau Bà

Thừa kế tài sản đất đai của ông nội có phải nộp thuế không ?

gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục của chúng tôi. Câu hỏi của bạn, Xin giấy phép xin trả lời như sau:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 quy định về thu nhập được miễn thuễ thì việc bạn nhận thừa kế từ ông bạn sẽ thuộc đối tượng được :

Điều 4. Thu nhập được miễn thuế

4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

Như vậy, theo quy định trên thì bạn sẽ không phải nộp khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất từ ông của bạn.

Trân trọng./.

3. Thủ tục nông nghiệp là tài sản thừa kế ?

Xin chào Xin giấy phép, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Mẹ mình trước khi mất có sổ quyền sử dụng đất nông nghiệp gồm 1 thửa đất ao (360m2) và 01 thửa đất ruộng lúa 206 m2. Mảnh 360m2 cho 03 chị em mình thừa kế và mảnh 206m2 của cháu mình.

Vậy Công ty Xin giấy phép có làm dịch vụ tách sổ riêng 2 mảnh không ? và giá là bao nhiêu? Tôi xin trân thành cám ơn!

Người gửi: Phạm Thị Nguyệt

Thủ tục tách quyền sử dụng đất nông nghiệp là tài sản thừa kế ?

Trả lời

Căn cứ Điều 75 quy định chi tiết thi hành một số điều của và khoản 11 Điều 8 quy định về hồ sơ địa chính.

– Hồ sơ bao gồm:

+ (Mẫu số 11/ĐK);

+ Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp;

+ Sơ đồ kỹ thuật về thửa đất (nếu có yêu cầu);

Trong trường hợp tách thửa do chuyển nhượng, cần thêm:

+ Hợp đồng ; (Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chuứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền xử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của xã, phường, thị trấn nơi có đất);

+ Chứng minh thư, hộ khẩu của hai bên chuyển nhượng, tặng cho (có công chứng).

– Nơi nộp hồ sơ: Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Đối với quy định về mức diện tích đất nông nghiệp tối thiểu để được hiện nay của UBND Tỉnh ban hành.

Trong trường hợp bạn muốn trực tiếp sử dụng dịch vụ của Công ty, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới hotline: .

Trân trọng cám ơn!

4. Hướng dẫn chia di sản thừa kế đất đai ?

Xin chào Xin giấy phép, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Mẹ tôi có 7 người con (còn sống đầy đủ) trước khi mất (cách đây 4 năm) mẹ tôi có chuyển nhượng cho tôi 2000 mét vuông đất.

Dưới sự đồng ý kí tên của 4 người con. Nay 3 người con chưa kí tên đồng ý trở về đòi chia quyền sử dụng đất 2000 mét vuông đất này. Vậy 3 người con này có được quyền yêu cầu chia đất hay không?
Xin cám ơn.

Người gửi: Tran

Chia di sản thừa kế 2000 m2 đất ?

Trả lời:

Chào bạn, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Vì trường hợp của bạn không nói rõ 2000m2 đất thuộc sở hữu của ai? Của hộ gia đình hay của riêng mẹ bạn sở hữu? nếu của hộ gia đình thì tại thời điểm được trong hộ khẩu gồm những ai? Vì vậy, chúng tôi xin chia thành hai trường hợp như sau:

TH1: 2000m2 đất này chỉ đứng tên mẹ bạn, như vậy khi còn sống mẹ bạn hoàn toàn có quyền thực hiện việc tặng quyền sử dụng đất cho bạn theo điều 167

Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, , góp vốn quyền sử dụng đất

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Vì vậy, nếu như bạn đầy đủ căn cứ chứng minh rằng mẹ bạn đã giao cho bạn 2000m2 đất để sử dụng trước khi mất thì không ai có quyền yêu cầu chia đất.

TH2: 2000m2 đất đứng tên của cả hộ gia đình, vậy mẹ bạn sẽ không được định đoạt chuyển toàn bộ quyền sử dụng đất trên nếu tại thời điểm chuyển nhượng không có sự đồng ý của các thành viên trong hộ gia đình. Những người đứng tên trong hộ gia đình chưa đồng ý việc chuyển nhượng đất hoàn toàn có căn cứ để yêu cầu chia đất. Căn cứ theo Điều 212

Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình

1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *